Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG GIÁO HỘI SƠ KHAI (MARTIN LUTHER BÀI 6)

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh



 

Tại sao bạn làm những điều bạn làm? Tại sao bạn tin những điều bạn tin? Nguồn gốc của niềm tin tôn giáo của bạn là gì? Có bao giờ bạn tự hỏi với lòng mình những câu hỏi như vậy không?

 

Soren Kierkegaard, nhà văn kiêm triết gia tôn giáo ở thế kỷ 19 đã viết: “Kito giáo theo đúng như Tân Ước -nói một cách đơn giản- là không có.” Kito Giáo phổ thông cho đến nay quả đã đi trật ra ngoài cuộc sống như được trình bày và thực hành trong Kinh Thánh.

 

Điều này nghe có vẻ chướng tai đối với nhiều người. Nhưng thực ra ông ta có lý. Kito Giáo ngày nay -về nền tảng- phải chăng khác với những giảng huấn của các tông đồ? Một số học giả và nhiều người đọc Kinh Thánh đã nhận ra điều đó và họ hiểu là cách thực hành của Giáo Hội Sơ Khai rất khác với ngày nay.

Norbert Brox, giáo sư sử học về giáo hội sơ khai tại đại học Regensburg, Đức quốc đã trình bày về Giáo Hội sơ khai và những viễn tượng của nó như sau:

“Vậy, những cộng đoàn tín hữu (Kito Giáo) đầu tiên được thiết lập gồm chính những người của Do Thái Giáo…Những Kito hữu này tin vào Thiên Chúa của Israel như trước kia lúc họ còn là thành viên của Do Thái Giáo. Kinh Thánh của họ là Kinh Thánh Do Thái….Họ tiếp tục giữ luật, thực hành và đến cầu nguyện trong đền thờ (Cv 2:46; 10:14). Người ngoài có cảm tưởng họ thuộc Do Thái giáo (Cv 24:5, 14; 28:22), không phải Kito Giáo là tôn giáo mới của họ. Chính họ có lẽ cũng đơn thuần nghĩ họ là người của giáo phái Do Thái (A Concise History of the Early Church, 1996, p.4)

 

Đây là điều mà chúng ta thấy có ghi chép trong Kinh Thánh, sách Công Vụ Tông Đồ và những thư của các tông đồ. Nhưng sự việc đã thay đổi rất nhiều trong Giáo Hội ở thế kỷ II. Sử gia Jesse Hurlbut đã nói về thời đại thay đổi này: “Chúng ta gọi thế hệ cuối cùng của thế kỷ I từ năm 68 đến 100 AD là “Thời Đại Bóng Tối”, một phần vì giáo hội bị truy nã, đặc biệt hơn vì tất cả mọi thời kỳ lịch sử của giáo hội, đây là thời kỳ mà chúng ta biết ít nhất. Chúng ta không có ánh sáng soi đường của sách Công Vụ Tông Đồ, mà cũng không có tác giả nào ở thời kỳ đó lấp cho đầy khoảng trống lịch sử này….

“Khoảng năm mươi năm sau khi thánh Phaolo qua đời, một bức màn đã che lấp giáo hội, khiến chúng ta không thể thấy được gì hết. Sau cùng, vào khoảng năm 120 AD,  bức màn được kéo lên, và với những bản viết của các tổ phụ giáo hội, chúng ta thấy được một giao hội với nhiều dạng thức rất khác với giáo hội thời thánh Phero và Phaolo tông đồ.” (The Story of the Christian Church, 1970, p.13). Biến đổi này đã xẩy ra như thế nào?


 

NHỮNG BIẾN ĐỔI LỚN TRONG KITO GIÁO

Chỉ vài thập niên sau khi Chúa Giesu Kito chiu chết và Phục Sinh, một số người tự nhận là đệ tử phục vụ trung thành của chúa Kito, bắt đầu đưa ra những giảng huấn sai lạc. Thánh Phaolo đã gọi họ là những “tông đồ giả đội lốt tông đồ của Đức Kito. Lạ gì đâu! Vì chính Xatan cũng đội lốt thiên thần sáng láng mà! Vậy có gì là khác thường khi kẻ phục vụ đội lốt người phục vụ sự công chính….” (2Cr 11:13-15.

Những loại thầy dạy này nhận mình là đại diện Chúa Kito vào thời đại mà đa số dân chúng còn ít học. Đối với những tín hữu thiếu học đó thì giảng huấn của chúng xem ra  có lý và đúng. Tuy nhiên, những thầy dạy loại này chỉ là dụng cụ, tay chân của Satan gian dối chuyên lừa gạt với chủ đích đưa mọi người vào chỗ chết. Nhiều người lại không nhận ra được những sai lầm đó và nguyên nhân hướng dẫn lạc lối của chúng.

Với thời gian, nhiều thảm hại đã xẩy ra. Thánh Gioan là tông đồ sau cùng trong số 12 môn đệ nguyên thủy của chúa Giesu còn sống sót, đã viết về một đệ tử giả xuất hiện với quyền lực ở trong Giáo Hội. Người này đã công khai chối bỏ những mật sứ của Gioan và đòi trục xuất những tín hữu trung thành khỏi Giáo Hội (3Ga 9-10). Đây là một thí dụ đã gây “bàng hoàng” do những điều kiện xấu đã xẩy ra trong Giáo Hội ở cuối thế kỷ I.

Những bài viết, sách và thư của Gioan đã kết thúc bộ Tân Ước một cách trọn vẹn.  Tuy nhiên sau khi ngài qua đời, những câu chuyện được chứng kiến rõ ràng bằng mắt thấy tai nghe rất đáng tin cậy về những biến cố và thay đổi trong Giáo Hội đã thực sự ngừng hẳn. Nhưng những câu chuyện đầy nghi hoặc và mâu thuẫn còn lại vẫn khá ảnh hưởng  ở nhiều thế kỷ sau.
 

CUỘC BÁCH HẠI ĐẠO ĐÃ LÀM THAY ĐỔI NHIỀU CHUYỆN

Một phần do thiếu tin tức về thời gian bách hại đạo. Dưới triều đại hoàng đế Nero (AD 54-68), người Kito hữu bị tố cáo là đã đốt thị trấn La Mã nên nhiều tín hữu đã bị giết, trong đó có cả hai tông đồ Phero và Phaolo. Sau này tất cả mọi công dân của đế quốc La Mã đều bắt buộc phải thờ hoàng đế như một vị thần. Các Kito hữu và dân Do Thái, vì vâng theo những điều răn Thiên Chúa dạy, đã từ chối thi hành sắc lệnh đó nên bị truy nã và tàn sát rất ghê gớm. Làn sóng bách hại Kito giáo và Do Thái giáo đã trải dài nhiều thế kỷ.

Người Do Thái sống ở Đất Thánh đã hai lần nổi loạn chống lại La Mã vào thế kỷ I và II. Cuộc nổi loạn thứ hai đã đưa đến việc Kito Giáo và Do Thái giáo bị bách hại khá đặc biệt. Hoàng đế Hadrian (117-138), khi chiếm Jerusalem đã phá bình địa thị trấn và xây lại một thị trấn mới, đồng thời cấm dân Do Thái không được bén mảng tới đó. Ông cũng cấm dân Do Thái không được cắt bì và giữ ngày Sabbath.

Theo Giáo sư Brox thì Giáo Hội đã phải chịu một hậu quả rất khốc liệt. “Tín hữu Do Thái ở Palestine, trong chiến tranh thứ nhất (66-70) đã bị đuổi ra khỏi thị trấn Jerusalem, nhưng rồi họ cũng trở lại. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn Bar Kokhba, là cuộc chiến thứ hai của Do Thái nổi lên chống lại La Mã (132-135), họ phải rời bỏ nơi đó vì họ là Do Thái, họ đã cắt bì; nghĩa là tất cả mọi người Do Thái lúc đó phải chịu hình phạt chết rất đau đớn. Đó là thời gian cuối cùng của giáo hội Jerusalem” (Brox, p.19).

Do một số ít dữ kiện lịch sử còn lại cho thấy, để khỏi bị xử phạt, rất nhiều Kito hữu bắt đầu không nhận căn tính của mình là Do Thái giáo trong thời gian dân Do Thái bị bách hại dữ dội. Rõ nét hơn là Kito Giáo đã bắt đầu chuyển đổi một pần từ giảng thuyết của các tông đồ qua triết lý tôn giáo chống Do Thái.

Cách thực hành trước kia chung với Do Thái Giáo, như giữ ngày Sabbath hàng tuần là ngày nghì việc và thờ phượng Chúa và giữ những ngày lễ Thiên Chúa truyền dạy trong Kinh Thánh, đã bắt đầu phai mờ rất nhanh để dần dần trở thành những tập tục trong Giáo Hội. Phần lớn những tín hữu Kito Giáo đã không có đủ can đảm để đối diện với cuộc bách hại liên tục hầu giữ vững niềm tin vào những tập tục đã được các tông đồ của Chúa Kito lưu truyền lại.


 

CUỘC TRANH CÃI VỀ LỄ VƯỢT QUA VÀ LỄ PHỤC SINH

Eusebius, sử gia về giáo hội khi tường trình về Công Đồng Nicaea (325) ở thế kỷ II, đã mô tả cuộc tranh luận về Lễ Vượt Qua và lễ Phục Sinh giữa Polycarp là môn đệ của thánh Gioan tông đồ và Anicetus là giám mục Roma (155-166). Polycarpe chủ trương phải giữ lễ Vượt Qua như là kỷ niệm Chúa Kito chịu chết. Còn Anicetus thì bênh vực việc mừng Chúa Kito sống lại Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật... Sau này giám mục Roma Victor I (189-199) đã ra một tối hậu thư buộc tất cả mọi người phải mừng Lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật theo như giáo đoàn Roma và các giáo đoàn khác” (Brox, p.124).

Như vậy theo Công Đồng Nicaea, tập tục mới mừng lễ Phục Sinh vào ngáy Chúa Nhật đã thắng Lễ Vượt Qua như ghi trong Kinh Thánh. Hoàng đế La Mã Constantine ra chiếu chỉ, những ai từ chối không theo chỉ dẫn của giáo đoàn Roma là lạc đạo, sẽ bị rút phép thông công, đuổi ra khỏi giáo hội. Chiếu chỉ này cho thấy thâm ý của hoàng đế là nhắm vào cách thực hành tập tục của “Do Thái”. Hoàng đế viết:

Chẳng có gì đáng trong việc mừng lễ cực thánh này (Lễ Phục Sinh) mà chúng ta phải theo cách thực hành của dân Do Thái, là những kẻ mà hai bàn tay đã bị nhơ nhớp bởi muôn vàn tội lỗi, và vì vậy chúng đáng phải chịu đau khổ vì tâm hồn mù quáng….Chúng ta chẳng có gì phải chung chạ với cái đám Do Thái đáng ghét tởm đó, vì chúng ta đã nhận được một cách thực hành khác từ đấng cứu chuộc chúng ta….

“Hãy cố gắng và cầu nguyện liên lỉ xin cho tâm hồn được trong sạch để khỏi phải nhìn bất cứ cái gì bị nhơ nhớp bởi bạn bè có những tập tục của những con người hung hiểm đó… Tất cả hãy đoàn kết lại, thấy cái gì có lý thì làm, tránh mọi tham dự và theo chỉ dẫn gian dối của dân Do Thái” (Eusebius, Life of Constantine 3, 18-19, Nicene and Post-Nicene Fathers, 1979, second series, Vol.1, pp.524-525).

 

CONSTANTINE YỂM TRỢ KITO GIÁO

Dưới triều đại Hoàng Đế Constantine (306-337) Chiều hướng của Kito giáo đã thay đổi rất nhiều. Theo luật của hoàng đế, Kito giáo đã trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã. Hoàng đế đã chịu phép rửa tội tại giường bệnh lúc sắp chết.

Nhưng bản tính của Kito Giáo mà ông yểm trợ là gì?

Lúc đó, mọi sự đã thay đổi nhiều rồi. Charles Guignebert, giáo sư sử học Kito Giáo đại học Paris đã nhận xét: “Nhìn kỹ Giáo Hội Kito Giáo ở đầu thế kỷ IV, sẽ thấy khó có thể nhận ra được cộng đồng Giáo Hội của các tông đồ vào thời gian đó, đúng hơn là chúng ta sẽ chẳng nhận ra được gì cả…(The Early History of Christianity, 1972, p.122).

Cũng nên để ý lời kết luận của sử gia người Anh Paul Johnson, liên quan đến Constantine: “Chính hoàng đế cũng là tín đồ thờ mặt trời, là một tín ngưỡng của dân ngoại mà sau này đã được giữ chung cùng với người Kito hữu. Vậy những tín đồ của Isis đã tôn thờ tượng và tranh Thánh Mẫu nuôi con trai thánh của mình. Tín ngưỡng thờ Attis và nữ thần Cybele mừng ngày máu và chay tịnh, tiếp theo là lễ Hilaria phục sinh, một ngày vui mừng vào ngày 25 tháng 3. Đa số những cựu sĩ quan cao cấp trong quân đội là những thần ánh sáng (Mithraics) siêu đẳng đã dùng những bữa tiệc thánh. Constantine chắc chắn cũng là một vị thần ánh sáng. Để chứng minh cho thần mặt trời, ông đã cho xây một cổng khải hoàn sau khi ‘ông rửa tội cải đạo’.

“Nhiều tín hữu Kito giáo đã không phân biệt rõ ràng giữa tín ngưỡng thờ mặt trời và tín ngưỡng của mình. Họ cho là Chúa Kito ‘lái một chiếc xe 2 bánh xuyên qua bầu trời’. Họ thực hành nghi thức đó vào Ngày Chúa Nhật, quì gối quay về hướng đông và lấy ngày 25 tháng 12 là ngày sinh nhật mặt trời vào mùa đông chí. Trong thời gian phục hồi của dân ngoại sau này dưới thời hoàng đế Julian, nhiều Kito hữu thấy việc bỏ đạo dễ dàng cũng vì có sự lấn cấn ở chỗ này.…Constantine thì không bao giờ bỏ đạo thờ mặt trời.  Ông để hình mặt trời trên đồng tiền của ông…

“ Constantine rõ ràng đã chia sẻ quan điểm khá phổ thông của ông với những quân nhân chuyên nghiệp, là mọi tín ngưỡng phải được tôn trọng để trấn tĩnh những vị thần của họ….Ông dàn xếp trong giáo hội để hàng giáo sĩ trong Giáo Hội nhà nước phải là những công chức. Còn nhiệm vụ của chính ông thì hoàn toàn vẫn là nhiệm vụ của một thần-hoàng-đế dân ngoại, bằng cớ là những cái đầu và những bức tượng vĩ đại của chính ông thì vẫn để rải rác khắp đế quốc, cho dù ông vẫn thích là một ông vua tư tế.

“Vậy Giáo Hội Kito Giáo (dù bề ngoài rất muốn) phải dàn xếp làm sao con người hiếu đại kỳ dị này hiện đang ở trong hệ thống thần quyền của mình? Hay -một cách nào khác- hoặc đế quốc đầu hàng chịu thua Kito Giáo, hoặc Kito Giáo bán thân mình cho đế quốc?” (A History of Christianity, 1976, pp.67-69).

Đây là một thú nhận rõ ràng đã được thánh Gioan tông đố ghi trong sách Khải Huyền chương 17. Trong một viễn kiến tiên tri, ông đã trông thấy một người đàn bà đại diện một giáo hội giả vĩ đại hành động như một con điếm cùng với những ông vua trên thế giới (Coi thêm bài Cuộc Cải Cách của Martin Luther đang được thực hiện?)


 

TỪ NGÀY SABBATH ĐẾN NGÀY CHÚ NHẬT

Cảm tình của Constantine đối với đạo thờ mặt trời đã đưa ông ta đến chỗ chính thức thay đổi ngày nghỉ trong tuần của Kito Giáo. “Năm 321, Constantine đã trình bày ngày Chủ Nhật là một ngày nghỉ trong tuần cho toàn xã hội mà ông đã Kito Giáo hóa như là một phần chính sách tôn giáo của ông, và ngày đó không ai được làm gì cả…Không làm việc vào ngày Chủ Nhật Kito Giáo là từ giới luật về ngày Sabbath của Do Thái. Ngày chủ nhật này không có liên quan gì đến ngày Sabbath…Vậy ngày chủ nhật hiện nay cuối cùng đã xuất hiện…trong hiến pháp quốc gia của thời thượng cổ gần đây” (Brox, p.105).

Vào một thời nào đó, Kito Giáo, dù đã thay đổi rất nhiều, nhưng vẫn tiếp tục giữ ngày Sabbath và những lễ khác như Chúa Giesu và các tông đồ vẫn giữ. Nhưng việc này không kéo dài được lâu.

Robin Fox, giảng sư cổ sử, đại học Oxford đã nói: “ Vào thập niên 430, công đồng Kito Giáo Laodicea ra luật cấm Kito hữu giữ ngày Sabbath của Do Thái, ăn bánh không men của người Do Thái và những ngày lễ khác của Do Thái” (Pagans and Christians, 1987, p.482).

 

THAY ĐỔI THEO DÂN NGOẠI

Trong khi cấm những việc các tông đồ đã làm thì những truyền thống của các tôn giáo khác lại được chấp nhận, cho xát nhập vào Kito Giáo và được dán nhãn hiệu Kito Giáo. Sử gia John Romer đã viết:

 “Khôn khéo thay, rất khôn khéo! Chính các giám mục đã không nhìn thấy những điều đó. Các thần của những tín ngưỡng cũ đã đi vào những giáo đường của các ngài như gió trời thổi trên Địa Trung Hải. Và nó vẫn còn hiện diện, sống động trong các nghi thức, nơi tượng ảnh, hình vẽ và những lễ hội của Kito Giáo….Dấu hiệu sự sống (ankh) của Ai Cập cổ xưa mà các thần mang trên những tượng của họ từ cả ngàn năm đã được biến thành cây thánh giá của người Kito Giáo. Hình thần Isis cho con là Horus bú (Isis Lactans) trở thành hình Đức Trinh Nữ bế Chúa Giesu trên ngực….

“Tại Roma, Romulus và Remus đã được đổi thành hai thánh Phero và Phaolo của Kinh Thánh. Và ở thế kỷ V, Đức Giáo Hoàng còn truyền cho cộng đoàn thánh Phero vào mỗi sáng sớm không được đi ngược bậc thềm để vào nhà thờ hầu tránh phạm thượng đến mặt trời, vì thần mặt trời đang mọc.

“Tương tự như vậy, ngày 25 tháng 12 -bây giờ gọi là ngày sinh nhật Chúa Giesu- trước kia là ngày Lễ Mặt Trời (không thể khuất phục được – Sol Invintus)…được mừng bằng cách cắt những cành lá xanh rồi treo trên đó những ngọn đèn sáng nhỏ, và quà tặng nhau thì nhân danh thần. Ngày lễ Mặt Trời hàng tuần –là ngày Chủ Nhật- trở thành ngày Sabbath của Kito Giáo…” (Testament: The Bible and History, 1988, pp.23-2310).

Để mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của giáo hội phổ quát, những vị lãnh đạo hoan nghênh nhiều tân tòng và những nghi thức cùng tập tục của họ vào tronng giáo hội. Giáo sư Guignebert mô tả tiến trình đó như sau: “Bấy giờ vào đầu thế kỷ V, những Kito hữu nửa vời và ngu dốt đã từng đoàn đổ xô về với Giáo Hội…Họ đã không quên những tập tục dân ngoại của họ… Các giám mục lúc đó thì thỏa mãn với việc làm giả tạo đó, thật hay nhất có thể, và trong kiểu thực nghiệm đó, những tật nguyền xấu xa về niềm tin Kito Giáo mà họ nhận được xung quanh họ đã làm người ta kinh ngạc…

“Những tân tòng được huấn luyện đàng hoàng thì không có gì phải nói. Các ngài (giám mục) thì thỏa mãn với việc dạy dỗ họ không ngoài cái biểu hiệu của Phép Rửa rồi rửa tội tập thể từng đám, và hoãn cho tới ngày nào thuận tiện sau sẽ tẩy rửa những dị đoan ấy đi, còn bây giờ thì cứ để chúng giữ nguyên như vậy….Cái ngày ‘thuận tiện đó’ thì không bao giờ xẩy ra, và Giáo Hội tự thích nghi với mình, với các tân tòng cùng với niềm tin và những tập tục của họ.  Về phía họ, thì họ vui vẻ mặc bộ áo dân ngoại nấp dưới lớp áo choàng Kito Giáo” (p.208-210).

Guignebert mô tả sự tổng hợp kỳ quái đã tạo thành Kito Giáo đó như sau: “Những ngày lể cổ xưa (bây giờ) đã được giữ làm ngày nghỉ  và mừng ở một phần của quốc gia,  Giáo Hội chỉ có thể trung hòa hiệu quả đó bằng cách biến nó thành lợi ích cho Giáo Hội. Về quan điểm này cũng chẳng có gì lạ hơn những lời khuyên của giáo hoàng Gregory Cả với thầy dòng Augustine, khi đi truyền giáo ở Anh Quốc:

Phải biến những đền thờ thành giáo đường, sau khi làm các nghi lễ thanh tẩy; và thay thế những hy lễ ma quỉ bằng một cuộc rước kiệu các thánh, với hiến tế một con bò đực vinh danh Thiên Chúa, đoạn phân phát thịt cho cộng đoàn. Hơn thế nữa, vua Đông Anglia là Redwald, sau khi chịu phép rửa tội và hòa giải theo Kito Giáo, vẫn cẩn thận giữ, ngoài một bàn thờ trong nhà thờ của ông để dâng lễ hàng ngày còn một bàn thờ khác dùng để tế lễ hy sinh mà các thần cũ của ông đòi hỏi phải làm” (p214).

Guignebert còn quan sát, “Đôi khi rất khó nói chắc chắn là nghi thức nào của dân ngoại ảnh hưởng trên nghi thức nào của Kito Giáo, nhưng có điều chắc chắn là tinh thần của nghi thức lễ dân ngoại, ở nhiều góc độ, đã trở thành dấu ấn nơi Kito Giáo, xâu xa đến độ cuối cùng toàn thể ảnh hưởng đó đã thấy rải rác qua mọi nghi lễ” (p.121). 
 

THIÊN CHÚA ĐÃ NÓI NHỮNG GÌ

Trong những thế kỷ đầu, Kito Giáo đã bị biến đổi tận gốc rễ. Những vị lãnh đạo tối cao của Kito Giáo hữu hình -Giáo Hội Công Giáo La Mã- lúc bấy giờ được thế quyền yểm trợ, đã bỏ qua nhửng huấn lệnh của Thiên Chúa, lấy cách thực hành của dân ngoại, cứ đám này sau đám khác để thay thế, cả những lúc chúng truy nã, bách hại những người còn nghe giữ và tuân theo những giảng huấn của Chúa Giesu và các tông đồ.

Họ bất cần Thiên Chúa ngay cả khi Người báo động: “Anh em hãy để ý đừng bị lừa mà theo chúng (dân ngoại), sau khi chúng bị tiêu diệt cho khuất mắt anh em; hãy để ý, đừng tìm kiếm thần của chúng và nói, ‘Các dân tộc ấy thờ các thần của họ thế nào? Cả tôi nữa, tôi đã làm như thế.’ Anh em đừng thờ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em theo cách đó…Điều người truyền dạy thì hãy giữ và thực hành. Đừng thêm bớt.(Dnl 12:30-32)

Các tông đồ đã hiểu lời Thiên Chúa khuyên dạy và khẳng định chống lại mọi thay đổi mà sau này có thể sẽ xâm nhập vào Giáo Hội. Lời khuyên này đã một phần nằm trong Kinh Thánh (2Tm 3:14-17)

Mặc dù nhiều thực hành rõ ràng không phải là Kito Giáo đã không còn rõ nét nữa ở những thế kỷ gần đây, nhưng tìm hiểu vội vàng những thực hành thông thường cũng dễ dàng khám phá ra được nguồn gốc của nó.

Điều đáng buồn là vì bỏ đi những thực hành của chúa Giesu và các tông đồ, nhiều người đã không hiểu được trọn vẹn một Kito Giáo thực sự.

Sau cùng, còn yên tâm được là vẫn còn những Kito Hữu trung thành theo những thực hành và giảng huấn của Chúa Giesu và các tông đồ, những người vui hưởng ân phúc do kế hoạch vĩ đại của Thiên Chúa sáng ngời cho mọi người nam cũng như nữ tren toàn thế giới.  Hãy qua của hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại thích đi qua đó. Còn của hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, lại ít người tìm được lối đi ấy (Mt 7:13-14).

Với sự giúp đỡ và hướng dẫn của Thiên Chúa chúng ta có thể tìm ra lối đi ấy.


 

Fleming Island, Florida

March 2018

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!