Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
NHỮNG ĐIỀU GIÁO HỘI SƠ KHAI TIN VÀ THỰC HÀNH - MARTIN LUTHER (BÀI 5)

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

Giáo Hội sơ khai đã tin và thực hành những gì? Sách Công Vụ Tông Đồ là chứng nhân của Giáo Hội Sơ Khai từ khi Chúa Kito chết cho đến khoảng năm 60 AD. Chương 2 ghi lại bước khởi đầu của Giáo Hội khi Thiên Chúa gửi Chúa Thánh Thần xuống trên 12 tông đồ của Chúa Giesu Kito.

Ai đọc Tin Mừng đều biết những biến cố phép lạ xẩy ra vào ngày đó, nơi họ đang tụ tập thì nghe tiếng gió thổi mạnh và thấy những lưỡi lửa sáng ngời xuất hiện trên đầu những người đang tụ họp. Một phép lạ khác cũng xẩy ra cho những người này như vậy, và bấy giờ họ được đầy ơn Chúa Thánh Thần, bắt đầu nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những dân ở những nước, những miền khác nhau có những ngôn ngữ riêng của nước mình đều hiểu được những lời họ nói.

Ngày nay, chúng ta thường không để ý nhiều đến biến cố này. Biến cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Cv 2:1), một trong những lễ lớn mà Thiên Chúa truyền cho dân Người phải cử hành và mừng từ nhiều thế kỷ trước (Lv 23). Khi cho biết những lễ này, Thiên Chúa đã phán: “Đây là những đại lễ của Ta….những lễ của Đức Chúa, là những ngày mà các ngươi phải triệu tập những cuộc họp để thờ phượng Ta (c.2, 4). Thiên Chúa đã tuyên bố phải tuân giữ những ngày lễ ấy như là “luật buộc vĩnh viễn xuyên suốt mọi thế hệ của các ngươi” (c 14,21,31,41).

Tin Mừng cũng cho thấy chính Chúa Giesu đã giữ những ngày lễ ấy (Mt 26:17-19; Ga 7:10-14, 37-38). Sách Công Vụ Tông Đồ và các Thư của Thánh Phaolo cho biết các tông đồ đã giữ những lễ đó trong nhiều thập niên sau khi Chúa Giesu chịu đóng đanh chết trên thập giá và sống lại (Cv 2:1-4; 18:21; 20:6, 16; 27:9).

Nhiều giáo hội đã dạy là những lễ đó đã “bị đóng đanh vào thánh giá”, nhưng rồi không hiểu sao lại bị hủy bỏ do cái chết của Chúa Kito. Tuy nhiên những ghi chép không thể sai lầm được trong Kinh Thánh đã cho biết Giáo Hội Sơ Khai vẫn tiếp tục giữ những lễ đó mà còn với một ý nghĩa thiêng liêng chặt chẽ hơn nhiều.

Nói về một trong những lễ Chúa ban, thánh Phaolo tông đồ đã thúc dục giáo hội Corinto -một nhóm gồm các giáo hữu dân ngoại và giáo hữu Do Thái- phải giữ đại lễ, không phải với men cũ, là lòng gian tà và độc ác, nhưng với bánh không men là lòng tinh trong và chân thật (1Cr 5:8). Phaolo đã ám chỉ rõ ràng lễ đó là Đại Lễ Bánh Không Men (Lv 23:6; Đnl 16:16).

Thánh Phaolo giãng giải ý nghĩa của Lễ Vượt Qua (1Cr 5:7; Lv 23:5) và chỉ dẫn cho  những tín hữu dân ngoại và Do Thái làm sao để tuân giử nghi thức đó cách đàng hoàng và đúng phép (1Cr 11:23-28).

Theo Phúc Âm, Công vụ tông đồ và các thư của thánh Phaolo, chúng ta có thể tự hỏi: Tại sao Chúa Giesu, các tông đồ và Giáo Hội sơ khai -Do Thái cũng như dân ngoại- hồi xưa đã giữ những ngày lễ đó mà ngày nay các giáo hội lại không dạy và tuân giữ? Cuối cùng thánh Phaolo đã qui đại lễ đó vào Chúa Giesu, chủ đích của Người và Hy tế của Người cho nhân loại (1Cr 5:7).

Cả Tin Mừng và sách Công Vụ Tông Đồ đều nói rõ ràng là chúa Kito, các môn đệ và Giáo Hội Sơ Khai đều giữ Ngày Sabbath mỗi tuần –từ ngày thứ sáu lúc mặt trời lặn đến ngày thứ bảy lúc mặt trời lặn, tức ngày thứ bảy trong tuần là ngày nghỉ ngơi và thờ phượng Thiên Chúa (Mc 6:2; Lc 4:31-32; 13:10; Cv 13:14-44; 18:4). Chính Chúa Giesu cũng gọi ngày “Sabbath là ngày của Chúa” (Mc 2:28).

Chúa Giesu cũng theo tập tục đến hội đường vào ngày Sabbath để thờ lạy Thiên Chúa (Lc 4:16). Có người cho rằng thánh Phaolo đã bỏ ngày Sabbath, nhưng không phải vậy, thánh Phaolo cũng theo thói quen đến nhà hội mỗi ngày Sabbath, dùng cơ hội này để giảng dạy cho mọi người về Chúa Giesu Kito (Cv 17:1-3).

Ngày Sabbath hàng tuần là một ngày khác trong những ngày lễ của Thiên Chúa như những ngày đã nói ở trên. Thực ra, nó là ngày lễ thứ nhất trong những ngày lễ lớn của Chúa (Lv 23:1-4). Nó nằm trong mười điều răn của Chúa (Xh 20:8-11; Dnl 5:12-15).

Như những ngày lễ khác của Thiên Chúa, ngày sabbath đã bị đa số giáo hội quên đi. Thay vì giữ lễ ngày sabbath như Chúa truyền dạy, đa số giáo hội lấy ngày thứ nhất trong tuần là ngày Chủ Nhật để thờ phượng Thiên Chúa mà trong Kinh Thánh không thấy có chỗ nào nói tới. Tại sao vậy? Nếu chúng ta phải giữ bất cứ ngày nào trong tuần để nghỉ ngơi và thờ phượng Thiên Chúa, thì tại sao lại không lấy ngày mà Chúa Giesu Kito và các tông đồ đã chọn là ngày Sabbath?

Chúng ta cũng thấy một khác biệt nữa trong cách giảng day và thực hành. Nhiều giáo hội dạy không cần thiết phải vâng theo luật Thiên Chúa vì Chúa Kito đã giữ luật đó thay cho chúng ta hoặc luật đó đã “gắn đanh vào thánh giá” cùng với chúa Kito rồi. Lý luận này đã trực tiếp ngược lại lời chúa Giesu (Mt 4:4; 5:17-19) và giảng huấn cùng thực hành của các tông đồ (Cv 24:14; 25:8; Rm 7:12, 22; 1Cr 7:19; 2Tm 3:15-17).

Theo gương Chúa Kito, các tong đồ đã mạnh bạo giảng dạy về việc chúa Giesu Kito trở lại để thiết lâp Vương Quốc Thiên Chúa (Lc 4:43; 8:1; 21:27, 31; Cv 1:3; 8:12; 14:22; 19:8; 28:23,31). Nhưng thánh Phaolo đã cảnh báo ngay cả vào ngày đó của Chúa, một số người cũng sẽ truyền giảng “một loại phúc âm khác” (2Cr 11:4; Gl 1:6).

Chúng ta đã bị hoang mang giữa các giáo hội về câu chuyện phúc âm. Đa số coi phúc âm như là một sứ điệp về câu chuyện đời sống của chúa Kito và cái chết của Người để “cứu chuộc” chúng ta mà thực sự chẳng hiểu tại sao Chúa đến, tại sao Chúa chịu chết và rồi không tuyên xưng sứ diệp về Vương Quốc Thiên Chúa mà chính Đức Kito đã dạy (Mc 1:14-15).

 

Tương tự như vậy, chúa Giesu và các tông đồ đã không dạy rằng người công chính lên thiên đàng khi chết (Ga 3:13; Cv 2:29, 34), và họ hiểu rằng con người không có linh hồn bất tử (Ed 18:4, 20; Mt 10:28) để sống đời đời trong hỏa ngục hay trên thiên đàng.

Ngoài ra, không có nơi nào chúng ta thấy những ngày lễ nghỉ tôn giáo phổ thông như lễ Giáng Sinh mà được chứng nhận trong Kinh Thánh. Chỉ có duy nhất Lễ Phục Sinh là được nói đến trong Kinh Thánh (Cv 12:4)

Đó là những khác biệt chính giữa Kito Giáo thời chúa Kito, các tông đồ và cách thực hành của chúng ta hiện nay. Thử đọc kỹ Kinh Thánh xem những điều chúng ta tin và thực hành có theo sat lời giảng dạy và cách thực hành của chúa Giêsu và các tông đồ không?

 

Fleming Island, Florida

Feb 28, 2018

NTC     

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!