Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
MARTIN LUTHER VÀ CUỘC CẢI CÁCH GIANG DỞ (BÀI 2)

 

Nguyễn Tiến Cảnh



 

Năm thế kỷ đã qua từ ngày Martin Luther khởi sự phong trào Thệ Phản Cải Cách làm thay đổi thế giới, chúng ta thấy có gì lạ? Tại sao Luther nhất quyết đòi cải cách và ông đã khởi sự phong trào cải cách của ông thế nào?

 

Ngày 31-10-1517, một ông thấy dòng vô danh tiểu tốt tên Martin Luther đã niêm yết 95 đề án cải cách trước cửa nhà thờ của ông tại lâu đài ở Wittenburg, Đức quốc.

Luther đã viết một luận án với 95 luận đề  liên quan đến Giáo Hội Công Giáo mà ông cho rằng cần phải thay đổi, bằng tiếng Latinh để cho các linh mục và thày dòng đọc. Chỉ trong một thời gian ngắn, những luận đề này đã được dịch qua tiếng Đức và được một số giáo sĩ và giáo dân hưởng ứng.

Một hành động nhỏ đã tạo thành một cuộc cách mạng lớn. Giáo Hội Công Giáo tan vỡ. Đời sống tâm linh của cả Âu Châu rung chuyển. Và rồi, chỉ ít năm sau, Kito Giáo Tây Phương đã vỡ ra thành nhiều mảnh đối nghịch nhau.


 

HỎA NGỤC VÀ LUYỆN TỘI LÀ NỖI KINH HOÀNG CỦA GIÁO DÂN

Vào thời Trung Cổ, hỏa ngục và luyện ngục là nỗi kinh hoàng trong dân gian. Dù Chúa Giesu đã chịu chết đem lại ơn Cứu Chuộc cho loài người, nhưng những người đạo đức vẫn còn áy náy lo sợ là điều gì sẽ xẩy ra cho họ nếu lúc chết họ vẫn chưa được thực sự trong sạch?

Chết khi còn mắc “tội trọng” thì quả là kinh hoàng. Nếu linh mục không có mặt để ban các bí tích cần thiết thì người đó sẽ bị ma quỉ hành hạ đời đời trong hỏa ngục vô phương cứu chữa. Còn nếu phạm “tội nhẹ” thì không bị luận phạt đời đời nhưng đòi hỏi phải chịu một hình phạt nào đó. Đây cũng là vấn đề ám ảnh người Kito hữu ghê gớm.

Luyện ngục -theo Giáo Hội chỉ dạy lúc bấy giờ- là nơi mà một Kito hửu phải đi vào sau khi chết. Nó không phải là hỏa ngục, nơi người ta bị luận phạt đời đời, nhưng là nơi mà linh hồn người chết phải qua để chịu một số hình phạt nào đó hầu thanh luyện, rửa sạch mọi tội lỗi trước khi được giải thoát vào Thiên Đàng cùng với các thánh hưởng mặt Thiên Chúa. Vì vậy, những người còn sống cũng áy náy không kém khi nghĩ đến những người thân yêu của mình bị giam trong đó. Giáo Hôi Công Giáo dạy là người sống có thể làm một cái gì để giúp cho người chết. Vào thời Luther, lúc đó nhà thờ Wittenburg có rất nhiều bàn thờ phụ để cho các linh mục có thể làm nhiều lễ riêng. Giáo dân có thể trả tiền cho linh mục làm lễ để giảm bớt hình phạt cho những người thân yêu nơi luyện ngục .

Ngoài ra còn nhiều hình thức thực hành khác về lòng “khoan dung” của Thiên Chúa. Giáo Hội hứa nếu trả một số tiền nào đó cho Giáo Hội thì người thân của mình sẽ được giảm thời gian trong luyện ngục. Người ta cũng có thể mua lòng khoan dung của Chúa cho chính mình dưới hình thức một loại như là debit card.

Trả tiền lễ và tiền mua chuộc lòng khoan dung của Thiên Chúa đã giúp cho Giáo Hội lúc đó trở nên rất giàu có. Một trong những vấn đề mà Luther tấn công hăng nhất là bán lòng khoan dung của Chúa. Kết quả tài chánh của Giáo Hội có lúc đó dùng để xây dựng những đề án và bảo toàn quân lực, một vấn đề cũng bị Luther phản đối khá mạnh mẽ.


 

CUỘC ĐỤNG ĐỘ GIỮA LUTHER VÀ GIÁO HOÀNG

Thuở thiếu thời, Luther không có ý định đi tu, nhưng một biến cố ghê sợ đã làm ông  đổi ý. Ông bị sét đánh. Thời đó người ta tin rằng sét đánh là do ma quỉ. Ý tưởng chết bất đắc kỳ tử mà không được chịu các phép bí tich cần thiết đã khiến ông quá sợ hãi. Ông sẽ mất linh hồn đời đời chẳng bao giờ cứu lại được.

Thế là ông xin đi tu dòng. Ông thề hứa giữ đức khiết tịnh và khó nghèo. Ông đậu tiến sĩ thần học và chịu chức linh mục. Cuộc sống hàng ngày của ông là kinh nguyện và thi hành nghi lễ, hãm xác từ bỏ mình và nghiên cứu đạo. Nhưng tâm trí ông luôn luôn bị dày vò, phấn đấu và vật lộn vì vấn đề tội lỗi. Làm sao một người có thể được Thiên Chúa chấp nhận khi phạm tội. Ông bị mặc cảm tội lỗi, rồi bị trầm cảm, tự ghét mình. Ông kết luận là Thiên Chúa chỉ tha thứ cho kẻ tội lỗi nào biết tự hành xác và ghét bỏ mình.

Năm 1511 Luther đi Rome. Đây không phải là cuộc hành trình dài trước khi con người lý tưởng đó bắt đầu cảm thấy thất vọng. Ông bị kích động, bực bội vô cùng khi thấy cảnh các linh mục hớt ha hớt hải chạy từ bàn thờ này sang bàn thờ khác để làm lễ lấy tiền. Bấy giờ ông mới ngộ ra cảnh giàu sang và vô luân của hàng ngũ linh mục.

Tại Rome có một bậc cấp mà người ta nói rằng chính Chúa Giesu đã phải kéo lê  từng bước trên đó để đến trình diện trước mặt quan tổng trấn Philato. Luther lúc đó vì muốn giúp cho ông nội bớt thời gian khổ cực trong lửa luyện tội, ông đã trả giá cho lòng khoan dung của Chúa bằng cách đi bằng đầu gối leo lên từng bậc một, và ở mỗi bực ông dừng lại cúi đầu hôn lên đó rồi đọc kinh cầu xin Chúa thương xót. Vế sau, ông kể rằng khi lên tới bậc thềm chót, ông phân vân -trong cái nghi thức này- không biết có cái gì thực không?

Trước kia Luther nghĩ rằng, đường đến với Thiên Chúa là phải ghét bỏ mình, hành xác và cử hành nghi lễ thì bây giờ ông đau khổ vì những thắc mắc hồ nghi chồng chất về những giảng huấn của Giáo Hội. Từ đó niềm tin của ông thay đổi.

Sau luận đề này, Luther, đã cho ra nhiều sách rất nổi tiếng khiến Roma để ý, đặc biệt là cuốn The Babylonian Captivity of The Church, xuất bản năm 1520. Trong tác phẩm này, Luther tuyên bố Giáo Hoàng phản nghịch lại chúa Kito.

Đức Giáo Hoàng liền lên án cuốn sách này và truyền đem đốt. Luther đáp trả bằng cách công khai đốt sắc lệnh của GH. Năm sau Luther bị kêu ra trước hoàng đế Đức và bị phạt phải ăn sâu bọ như là kẻ rối đạo. Thế là một ông thầy dòng vô danh tiểu tốt nay trở thành nổi tiếng.


 

CÒN NHIỀU HÀNH ĐỘNG CÁCH MẠNG NỮA

Ông thấy dòng ngoài vòng pháp luật này liền chạy về lầu đài Wartburg. Ở đây trong khoảng năm 1521 và 1522, Luther đã chuyển dịch toàn bộ Tân Phúc Âm từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Đức.

Trong thế giới văn minh và thời đại mạng lưới điện tử hiện nay thì quá dễ để tìm kiếm tài liệu, nhưng ở thời Luther thì thật khó hiểu, chỉ trong vòng một năm Luther đã chuyển dịch hoàn thành một tác phẩm vĩ đại như vậy. Hơn cả ngàn năm Giáo Hội Công Giáo đã dùng quyền hạn của mình cấm không được dịch Kinh Thánh ra những ngôn ngữ bình dân. Nghiên cứu Kinh Thánh thì chỉ dành riêng cho các thầy dòng và linh mục bằng tiếng La Tinh hay nguyên ngữ tiếng Do Thái và Hy Lạp. Làm lễ hay những nghi thức thờ phượng như chầu Mình Thánh Chúa hoặc chịu lễ cũng đều làm bằng tiếng La Tinh, chẳng ai hiểu gì cả.

Với kỹ thuật in ấn tương đối mới vào thời đó, nhiều người đã yểm trợ Luther giúp in ra được nhiều bản Kinh Thánh Tân Ước bằng tiếng Đức. Thế là lúc đó  những người biết đọc biết viết đều có trong tay một bản Tân Ước bằng tiếng Đức..

Năm sau, Luther lại làm một chuyện kinh khủng nữa đối với Giáo Hội Công Giáo. Thay vì phải giữ lời thề sống độc thân, ông lấy vợ. Nhưng không phải lấy một cô gái bình thường mà là một bà phước xuất tu.


 

LUTHER KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI GIACOBE

 

Điều gây ảnh hưởng lâu dài nhất của Luther là giảng huấn của ông về sự công chính trước mặt Thiên Chúa là đấng Công Chính chỉ có được do niềm tin mà thôi. Luther đã dùng một đoạn thư thánh Phaolo gửi tin hữu Roma làm nền tảng cho lập luận của ông:

  

Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban nhưng không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Giesu Kito. Thiên Chúa đã định cho Đức Giesu Kito phải đổ máu mình ra, làm hy lễ đem lại ơn tha tội cho những ai tin. Như vậy Thiên Chúa cho thấy Người là Đấng Công Chính. Trước kia trong thời Thiên Chúa nhẫn nại, Người đã bỏ qua các tội lỗi người ta phạm. Nhưng bây giờ, Người muốn cho thấy rằng Người vừa là Đấng Công Chính, vùa làm cho kẻ tin vào Đức Giesu được nên công chính.” (Rm 3:23-26)

Ở đây Phaolo đưa ra một tin mừng là tội lỗi của chúng ta đã được tha thứ vì cuộc hy sinh khổ nạn của Đức Giesu Kito, là đấng đã chết cho tội lỗi của chúng ta thay thế cho chúng ta. Do đó việc làm của loài người không thể nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa. Vậy thì chúng ta được trở nên công chính khi chúng ta tin vào lời Thiên Chúa hứa và chấp nhận sự hy sinh của Chúa Kito.

Luther kết luận: Để được là công chính, viêc chúng ta phải làm là TIN vào Chúa KITO không cần một việc làm nào tương ứng cả. Ông nêu ra thư Phaolo gửi tín hữu Roma, và trong đó có câu chuyện Thiên Chúa hứa với tổ phụ Abraham là ông sẽ có con cháu đầy đàn đông như sao trên trời như cát dưới biển mặc dù ông đã già, vợ ông là Sarah cũng đã già, không thể mang thai và có con từ nhiều năm rồi. Luther nêu ra lời Phaolo trích một đoạn trong sách Sáng Thế như sau: “Ông (Abraham) tin vào Thiên Chúa và vì thế Thiên Chúa kể ông là người công chính”(St 15:6; Rm 4:3).

Đối với Luther, đây là lý cớ quá hiển nhiên không cần bàn cãi. Tin là bạn trở thành công chính. Là công chính thì bạn được cứu rỗi. Một khi được cứu rỗi thì bạn luôn luôn được cứu rỗi, không một hành động nào dù xấu hay tốt có thể ảnh hưởng được.

Nhưng Luther có một trở ngại. Ông đúng nhưng không hoàn toàn đúng. Trong Tân Ước sách Giacobe lại đi xa hơn. Tin không chưa đủ, phải có hành động. Giacobe là anh em bà con với Đức Giesu và là một trong 12 môn đệ của chúa Giesu. Giacobe viết: “Cũng vậy, đức tin không có hành động quả là đức tin chết. Đàng khác có người sẽ bảo: Bạn ơi, bạn có đức tin. Còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin. Bạn tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Bạn nói rất đúng. Cả ma quỉ cũng tin như thế, và chúng run sợ. Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không?”(Gc 2:17-20)

Trong lời mở đầu sách nói về thư Giacobe và Giuda, Luther quả quyết tác giả thư Giacobe đã trực diện đối nghịch với thánh Phaolo và tất cả Kinh Thánh, đã đồng hóa sự công chính với việc làm…”(Martin Luther: Selections from His writings, John Dillengerger, Ed. 1962, p.35).

Đó không phải là tất cả những điều mà Giacobe viết để làm phiền Luther, ông còn giảng nghĩa thêm: “ Ông Abraham tổ phụ của chúng ta, đã chẳng được nên công chính nhờ hành động khi ông hiến dâng con mình là Isaac trên bàn thờ đó sao? Bạn thấy đó: đức tin hợp tác với hành động của ông, và nhờ hành động mà đức tin nên hoàn hảo. Như thế ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép: Ông Abraham tin Thiên Chúa, và vì thế Thiên Chúa kể ông là người công chính và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa. Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi đâu.” (Gc 2:21-24).


 

Luther đã coi Phaolo và Giacobe đối nghịch nhau. Đối với Luther, chỉ có Kinh Thánh là một trong những nguyên tắc hướng dẫn duy nhất cho ông; nhưng chưa đủ, ông lại vật lộn với Kinh Thánh khi ông không thể hiểu nổi Kinh Thánh. Cuối cùng ông cho thư của Giacobe thuộc loại “rác rưởi” chỉ đáng “vất vào thùng rác….vào lò lửa”. Ông nói: “Thực sự nó chẳng đáng nằm trong bộ Kinh Thánh chút nào cả. (Luther’s Works, E.T. Bachman,ed.1960, vol.35, p.362 and vol 34, p.317).


 

PHAOLO VÀ GIACOBE CÓ ĐỐI NGHỊCH NHAU KHÔNG?

Luther cho rằng Phaolo và Giacobe đưa ra hai đường lối khác nhau và đối nghịch nhau. Nhưng thực sự có phải vậy không?

Câu trả lời nằm ở chỗ cả hai tác giả cùng lấy thí dụ về ông Abraham. Phaolo viết cho tín hữu Roma để cắt nghĩa làm sao dân Do Thái và dân ngoại có thể liên hệ với nhau để đến với Thiên Chúa. Cả hai đều có thể trở nên công chính nhờ ân sủng của Thiên Chúa và niềm tin vào cuộc tử nạn của Chúa Giesu. Phaolo đã nói rõ ràng là không ai có thể nhận được ân sủng của Thiên Chúa do hành động riêng của mình. Abraham đã trở nên công chính vì ông tin vào lời hứa của Thiên Chúa.

Giacobe thì khác. Ông nói: Ý nghĩ “chỉ tin là đủ” quả là một tư tưởng sai lầm. Ông viết  “Satan và ma quỉ cũng tin vào Thiên Chúa và sợ hãi quyền lực và vinh quang tuyệt vời của Người” Giacobe nói rõ ràng là niềm tin của chúng ta phải hơn niềm tin của ma quỉ nhiều. Tin là phải tuyệt đối và hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa. Tin tưởng vào Thiên Chúa sẽ như một đòn bẩy, thúc đẩy chúng ta vâng lời.

Theo Giacobe lý luận, Abraham tin vào lời hứa của Thiên Chúa là Isaac, con trai ông sẽ cho ông con cháu đầy đàn. Rồi Chúa ra lệnh cho Abraham hy sinh con trai mình. Lời hứa của Thiên Chúa và mệnh lệnh phải vâng lời –nói nhẹ đi- xem ra có vẻ hơi chõi.

Nếu Abraham thưa với Chúa: “Tôi tin lời Chúa hứa sẽ cho tôi con cái đầy đàn nhờ con trai tôi là Isaac thì điều đó không thể xẩy ra được nếu tôi hy sinh Isaac. Tôi quyết định không nghe lời Chúa. Nhưng tôi vẫn tin vào lời Chúa đã hứa!”

Giacobe lý luận: Nếu Abraham từ chối không nghe lời Thiên Chúa thì niềm tin của ông không phải là niềm tin thực. Nếu một người thực sự tin tưởng vào Thiên Chúa thì hành động của ông ta có căn gốc và bắt rễ  trong chính sự tin tưởng đó, sẵn sàng hy sinh vì niềm tin đó.

Chúng ta không thể xóa bỏ mọi tội lỗi của chúng ta hoặc đánh động lòng thương của Thiên Chúa đủ để có được ơn cứu chuộc. Chúng ta không nên rơi vào cái bẫy mê hoặc cho là Chúa chỉ đòi hỏi tin là đủ. Tin là phải tuân theo Chúa, để cho Chúa hoạt động trong ta. Trong sự chấp nhận tuân theo đó, niềm tin thực và sống động thúc đẩy ta thực hành. Phaolo đúng khi nói con người không thể có được sự công chính nếu không có niềm tin vào Chúa Kito. Giacobe cũng đúng khi nói niềm tin mà không có việc làm là niềm tin chết, vô dụng và trống rỗng, bởi vì nó không thực sự thay đổi con người.

Ngoài ra, chính Phaolo đã nói “Những kẻ nghe và biết luật, làm ra luật không phải là người công chính mà là người tuân giữ luật” (Rm 2:13), nghĩa là phải chứng tỏ mình công chính trước mặt Thiên Chúa. Nên hiểu rằng, chúng ta có được sự công chính tiên khởi do Thiên Chúa bất cứ khi nào chúng ta ăn năn thống hối không cần một hành động vâng lời nào (Rm 3:28). Nhưng để được công chính trước mặt Thiên Chúa thì điều kiện phải là tiếp tục tích cực vâng lời Người. Không có gì là nghịch lý cả.


 

CUỘC CÁCH MẠNG KHÔNG THẤY KẾT QUẢ

Sau khi lấy vợ, Luther nghĩ rằng ông sẽ an phận giảng đạo và vui hưởng đời sống gia đình. Nhưng hành động ông chống đối Roma đã mang lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Nhiều nhà thệ phản bắt đầu đứng lên chống Giáo Hội Công Giáo. Ngay trong hệ thống thệ phản của ông, nhiều người chia sẻ đồng ý với những suy tư của ông, nhiều người không đồng ý, chẳng hạn vấn đề trẻ con chịu phép rửa, tiền định, tình trạng người chết và tự do đã và sẽ gây ra những tranh cãi nóng bỏng giữa những người cải cách với nhau khi phong trào lan rộng khắp Âu Châu làm tan vỡ thành nhiều hệ phái khác nhau.

Luther, thủ lãnh phong trào cải cách đã dùng những năm tháng còn lại của đời mình để phấn đấu, không những để bảo vệ chính mình chống lại Roma mà còn tấn công những hệ phái cải cách khác cũng hăng say quyết liệt như ông đã chiến đấu chống lại Roma.

Từ khi ông phát động phong trào đã hơn một thế kỷ không ngừng nghỉ và xung đột giữa Công Giáo và Thệ Phản, cả hàng triệu người chết do chiến tranh, tàn sát tập thể, nạn đói kém, bệnh tật, tất cả những sai lầm đều nhân danh Thiên Chúa.


 

MỘT CUỘC CÁCH MẠNG GIANG DỞ

Martin Luther đã biểu lộ lòng tham lam, tính nô lệ nghi thức của một người bình thường và một số tín điều của Công Giáo không liên hệ đến Kinh Thánh. Ông đứng lên chống đối cả một hệ thống tôn giáo cho là đã cắt nghĩa và dùng sai Kinh Thánh. Đó là tiếng chuông báo động để tháo gỡ xiềng xích cho phái thệ phản cải cách.

Nhưng phong trào mà ông đã vô tình khởi phát có sinh ra được cái gì tốt đẹp hơn không? Năm thế kỷ đã qua đi từ ngày Luther trình bày 95 đề án cải cách, nay là lúc những người thệ phản phải coi lại xem những giảng huấn và bản dịch Kinh Thánh của mình có hư hại và sai lệch không. Ý tưởng chỉ cần tin là đủ để được cứu rỗi phải chăng đã dẫn nhiều người dùng ân sủng của Thiên Chúa như một giấy phép để phạm tội?

Bao nhiêu Kito hữu đã lấy cớ đó để trai gái sống với nhau không cần hôn phối, bất kể điều răn thứ 6 trong 10 điều răn của Chúa hoặc sống buông thả như một người không có niềm tin, chỉ với một ý định: “Tôi công chính không cần hành động. Tôi được cứu rỗi nhờ ân sủng Chúa. Có phải Thiên Chúa yêu tôi đúng như cách tôi sống không?”

Suy nghĩ như vậy có khác chi dùng ân sũng của Thiên Chúa như là giấy phép để phạm tội. Chúa Giesu đã cảnh cáo những người hành động như vậy qua bài giảng trên núi:

Không phải bất cứ ai thưa với Thấy: ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng:’Lạy Chúa! Lạy Chúa! nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi. Hãy xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!” (Mt 7:21-23).

Phaolo và Giacobe không đối nghịch nhau trong tuyên cáo về tin và hành động. Khi phối hợp giảng huấn của hai thánh sử, chúng ta thấy sống đức tin thì hơn và khác hẳn với chỉ tin mà thôi. Đó là khắc phục hoàn toàn và tất cả ý chí lẫn thân xác, cả tâm trí lẫn tư tưởng và hành động cho quyền chủ tể của Thiên Chúa và quyền uy của Người trong chúng ta.

Khi một người dám khắc phục, dẹp bỏ ước muốn của mình vì Thiên Chúa, và trong niềm tin chấp nhận Chúa Giesu Kito là đấng Cứu Chuộc mình và là Thầy mình thì, lúc đó Thiên Chúa sẽ ủy quyền cho Người làm tốt cho người đó. Và người đó cũng phải làm như vậy “ráng sức chống lại tội lỗi” (Dt 12:4) hầu tiếp tục ở trong tình trạng công chính với Thiên Chúa. Nếu người đó phạm tội thì phải ăn năn thống hối lần nữa trong niềm tin và thực sự thề hứa không phạm tội nữa.

Ơn Cứu chuộc thì hơn tha thứ của Thiên Chúa. Cứu chuộc là công cuộc của Thiên Chúa nơi loài người để tạo nên những đứa con vĩnh viễn. Thánh Phalo viết trong 2Corinto 6:7: “Ta sẽ là cha các ngươi, và các ngươi sẽ là con trai, con gái của ta. Chúa toàn năng phán như vậy.” Chúng ta cộng tác với công việc của Người như chúng ta hoàn toàn tin phục vào việc làm của Chúa trong chúng ta.

Đời sống thiêng liêng của nhân loại quả là rất cần thiết phải được thức tỉnh và nâng cao. Chúng ta cần Lời Chúa là Kinh Thánh, là Tin Mừng chỉ đường dẫn lối cho chúng ta, cả ý nghĩ lẫn hành động. Hãy đọc Kinh Thánh. Hãy để cuộc cách mạng thiêng liêng, Lời Chúa hoạt động trong ta.

 

Flemming Island, Florida

Jan 30,  2018

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!