Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THA THỨ VÀ CỨU ĐỘ

 

CHÚA NHẬT II-A MÙA VỌNG

Is 11:1-10; Tv 72; Rm 15:4-9; Mt 3:1-12

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


Trong ba bài đọc Kinh Thánh hôm nay thì hai bài (Isaiah, Gioan Baotixita và Maria) là những hướng dẫn tuyệt hảo trong Mùa Vọng, cho biết thái độ cần có để đón chào Chúa Cứu Thế. Trước tiên, Isaiah là tiên tri của an ủi và hy vọng. Bài đọc sách Isaiah (Is 11:1-10) nói về gốc Jesse sẽ nảy chồi ra nụ nở hoa (1) ám chỉ giòng họ David thuộc dân Do Thái sẽ nảy mầm mới là Thiên Sứ và là Vua. Hai câu 2-3 cho biết danh xưng Người là những tặng vật do Thần Linh Thiên Chúa ban. Những câu 6-9 là hình ảnh hòa điệu thanh thoát về thiên đàng bằng một biểu tượng ghê gớm về một nền hòa bình và công lý ở thời đại thiên sứ. Trong Mùa Vọng, Isaiah đã tuyên bố một Tin Mừng thực sự cho toàn dân Israel đang bị lưu đầy ở Babylon, thúc dục họ phải cầu nguyện, nhận biết những dấu chỉ đấng Thiên Sai sắp  đến. 

 

VƯƠNG QUỐC “THIÊN ĐÀNG” ĐANG Ở TẦM TAY 

Rồi Gioan Baotixita xuất hiện (Mt. 3:1-12). Ông là tiền hô của đầng Thiên Sai, là “Tiếng kêu trong hoang địa”. Ngài bắt đầu giảng thuyết và làm “phép rửa, một cử chỉ thống hối để tha thứ tội lỗi”. Không giống Luca, Mathieu không nói về nguồn gốc của Gioan Baotixita, cũng không cho biết mối liên hệ giữa ông ta và đức Giesu. 

Mathieu nhận lệnh thi hành mục vụ Chúa Giesu được nói trong Marco, lúc Gioan Tiền Hô khởi đầu cuộc giảng thuyết. Gioan kêu gọi mọi người thay đổi thái độ, cải đổi tâm tư, cuộc sống và lắng nghe Lời Thiên Chúa. Đó là điều kiện duy nhất để nhận biết đấng Thiên Sai hiện diện ở trần gian và vương quốc thiên đàng đang ở tấm tay. “Thiên Đàng” là từ thay thế cho từ “Thiên Chúa” mà những người Do Thái mộ đạo kỵ,  tránh không dùng để tỏ lòng tôn kính. Thành ngữ “Vương quốc Thiên đàng” chỉ thấy nói trong Tin Mừng Mathieu, có nghĩa là luật Thiên Chúa đã có hiệu lực trên thần dân của Người. Trong sự hoàn hảo sung mãn của nó còn bao gồm, không chỉ việc loài người vâng lời Thiên Chúa, mà cả việc Thiên Chúa khải hoàn trên tội lỗi, và sau cùng vượt thắng cả tử thần. Trong niềm mong đợi khải huyền của người Do Thái, vương quốc có những lề luật để phán xét những kẻ tội lỗi mà hậu quả đã được Gioan Tiền Hô nói tới. Sau này luật lệ đã thay đổi theo sự hiểu biết của người Kito hữu, theo đó vương quốc được thiết lập theo từng thang nấc, và cuối cùng tột bực là lúc Chúa Giesu giáng trần lần thứ hai và cũng là lần chót.

 

ÁO DA THÚ CỦA GIOAN TIỀN HÔ 

Mathieu giới thiệu Gioan Tiền Hô như là nhà giảng thuyết Kito giáo đầu tiên. Mặc áo da có lông như Elijah (2V 1:8), Gioan tuyên bố là Thiên Chúa đã bắt đầu hòa đồng với nhân loại. Niềm ước mong Elijah từ thiên đàng trở về để chuẩn bị cho dân Israel đón nhận vương quốc Thiên Chúa đã lan rộng khắp nơi, và theo Mathieu thì sự chờ mong này đã được hoàn chỉnh bởi mục vụ Gioan Tiền Hô (Mt 11:14; 17:11-13). 

Phép rửa (c.6) đã được nhiều nhóm ở Palestine thực hành khoảng năm 150 BC và 250 AD. Phép rửa của Gioan cũng ít nhiều liên hệ đến phép thanh tẩy của nhóm Essenes ở Qumran dọc theo  Biển Chết. Phép rửa của Gioan Tiền Hô là bí tích thống hối đòi hỏi cải đổi và chấp nhận tư tưởng và hành động mới. 

 

NGƯỜI BIỆT PHÁI, NGƯỜI SA ĐỐC[1] VÀ CHÚNG TA 

Theo đoan Phúc Âm Mathieu này thì sự phối hợp gượng gạo giữa người biệt phái và Sa Đốc là muốn canh tân (Mt.3:7). Người biệt phái thì theo sát mọi luật lệ; các kinh sư và chuyên viên luật cũng thuộc nhóm này. Còn người Sa Đốc thuộc phái tư tế, theo chủ thuyết Aristotle và thường bám vào trung tâm Jerusalem. Họ chỉ chấp nhận 5 cuốn sách đầu tiên của Cựu Ước là Kinh Thánh, tuân theo thư luật, chối bỏ mọi luật lệ truyên thống truyền khẩu và chống đối các giáo huấn không có trong Ngũ Thư của Maisen như người chết sống lại. Mathieu coi hai phái này là kẻ thù của chúa Giesu. Những lời đe dọa mà Mathieu đưa ra là nhắm vào hai nhóm này không phải “đám đông” như trong Luca 3:7. Cơn “thịnh nổ sắp đến” là sự phán xét ghê gớm sẽ đổ lên đầu những kẻ tội lỗi không chịu ăn năn thống hối. 

Vào giờ chết, chúng ta sẽ được đánh giá do có chấp nhận Lời Chúa, có noi gương Chúa không. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta phải bước theo chúa Giesu từng bước, biến cuộc sống thành tặng phẩm tình yêu như đức Giesu đã làm. Hoa trái của tình yêu là hoa trái “phù hợp với sự thống hối” mà Gioan Tẩy Giả nói khi ông cắt lời những tên Biệt Phái và Sa Đốc lẫn lộn trong đám đông đến xin chịu phép Thanh Tẩy.  

Có phép thanh tẩy bằng chúa Thánh Thần (c.11). Ông Gioan làm phép rửa bằng nước sẽ được “tràn đầy” ơn thống hối do quyền năng rửa sạch của chúa Thánh Linh, cũng như hình phạt do phán quyết tiêu giệt của Thần Linh Thiên Chúa đối với những ai không thực lòng ăn năn. Có người gọi Chúa Thánh Thần là Lửa, vì Lửa vừa nung nóng lòng hăng say thống hối, vừa đốt cháy tiêu tan đối tượng. Do đó, hậu quả của lửa là thanh tẩy hoặc hủy giệt. Trái ngược giữa xấu và tốt (c.12) được so sánh như người nông dân phân chia lúa tốt với lúa xấu. Quạt lúa ví như cái chĩa xúc tung lúa lên, hột lúa chắc tốt sẽ rơi xuống sàn, còn hạt lép trấu sẽ bị gió thổi bay ra xa và người nông dân thu nhặt lại rồi đốt đi. 

 

SỨ MỆNH CỦA GIOAN TIỀN HÔ 

Sứ mệnh của Gioan Tiền Hô là chuẩn bị đường cho đấng thiên sai đến. Khi các đệ tử của Gioan thấy chúa Giesu chịu phép rửa ở sông Jordan thì đến hỏi ông và ông trả lời chắc nịch: “Chẳng ai có thể nhận được bất cứ cái gì mà không phải do trời ban”, rồi ông tiếp “ông chỉ như bạn của chú rể; người nào cưới vợ thì là chú rể, phụ rể chỉ là người đứng đó chung vui với chàng rể mà thôi. Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy giờ đây đã trọn vẹn. Người phải nổi bật lên còn thầy thì phả lu mờ đi” (Ga 3:25-30).

Chịu phép thanh tẩy cho thấy bản tính con người là bất toàn. Khi thời điểm đã tới thì Gioan dẫn các đệ tử của ông đến gặp đức Giesu và chỉ cho họ biết đấng thiên sai, là ánh sáng thật, là Con Chiên Thiên Chúa gánh tội trần gian. Chúa Giesu chứng nhận cho Gioan qua việc Người chịu phép Thanh Tầy và Gioan là anh hùng vĩ đại nhất trong những anh hùng của Israel (Mt 11:7-19; Lc 7: 24-35). 

Gioan Tiền Hô tự coi mình không bằng đầy tớ của Đức Giesu: “Tôi thanh tẩy các ngươi bằng nước, nhưng có một vị quyền lực hơn tôi nhiều đến sau tôi, tôi không đáng cởi dây giày cho Người. Người sẽ làm phép thanh tẩy các ngươi bằng Lửa Chúa Thánh Thần (Mt 3:11). Gioan cho mọi người một cảm nghiệm tha thứ và cứu độ nhưng ông không phải là đấng thiên sai ban ơn cứu độ. Chúng ta có thể cho mọi người cảm nghiệm về Thiên Chúa, về tha thứ và ơn cứu độ không? 

Đám đông đến với Gioan và hỏi: “Chúng tôi phải làm gì bây giờ?” Gioan nói thẳng vào vấn đề, khuyên mọi người đừng bỏ thế giới họ đang sống, cho dù nó rất mờ ảo. Đúng ra ngài khuyên những ai có hai áo thì đem cho kẻ không có một cái. Ai dư giả của ăn thì đem chia bớt cho người nghèo đói. Người thu thuế thì đừng thu nhiều hơn. Lính thì đừng cướp bóc, tàn phá của cải của dân và đừng cáo gian. Hãy chấp nhận đồng lương của mình. Còn dân chúng thì phải làm gì để chuẩn bị đón chào đấng Thiên Sai? Hãy quảng đại, lương thiện, công chính, biết ơn và giảu lòng trắc ẩn thương sót (Lc 3:10-14). 

 

SỨ ĐIỆP MUÔN ĐỜI CỦA GIOAN TIỀN HÔ 

Gioan Tiền Hô là tiên tri của Israel, là sứ giả của Chúa và diễn nghĩa Lời Chúa.

Lời Chúa đến với tiên tri thì buộc phải nói ra. Tiên tri là lương tâm của cộng đồng và quốc gia. Ezekiel coi tiên tri như người canh gác có nhiệm vụ quan sát xem điều gì xẩy ra rồi cảnh báo cho mọi người biết “điều xẩy ra là sai trái” hoặc “ đang gặp nguy hiểm, chúng ta phải thay đổi, phải sẵn sàng tự bảo vệ.” Tiên tri là người nhìn thấy vấn đề trước chúng ta với những dấu chỉ đặc biệt của nó. 

Đôi khi các tiên tri cũng chia sẽ với loài người cơn thịnh nộ, lòng trắc ẩn thương sót, nỗi buồn sầu thất vọng, thay đổi bất ngờ và tầm quan trọng của Lời và Việc Thiên Chúa. Các ngài không chia sẻ những gì trừu tượng; đúng ra là cảm nghĩ của Thiên Chúa về những biến cố sẽ xẩy ra vào thời đại của các ngài. Đó là loại tiên tri như Gioan Tẩy Giả. Ngài không nói quanh co, mà đi thẳng vào vấn đề. Đã bao nhiêu lần lời nói và việc làm của chúng ta mập mờ, không đi đôi với nhau! Đã bao nhiêu lần hành động của chúng ta đã gây hoang mang thắc mắc và làm hại Giáo Hội! Những tiên tri thực của Israel là mẫu mực cho chúng ta khi phải đương đầu với những hoàn cảnh dối trá lừa lọc trong cuộc đời. Lời Gioan Tẩy Giả vẫn còn vang vọng nhiều thế kỷ và cho mọi thế hệ. Ngài kêu gọi chúng ta sửa soạn đường cho Chúa đến trong cảnh hoang dại cả nội tâm lẫn ngoại cảnh của ngày nay, thời đại đang khao khát nước hằng sống là đức Kito. Chớ gì thánh Gioan sẽ hướng dẫn cuộc đàm thoại của chúng ta với ngài để chúng ta có thể chọn lựa đúng những điều cần thiết phù hợp giữa lý thuyết và thực hành trong cuộc sống đúng tinh thần Tin Mừng của đức Kito. 

 

ĐÔI LỜI KẾT:

“LỜI CHÚA” TRONG CUỘC HÀNH TRINH MÙA VỌNG 

Hãy đọc Tông Huấn Verbum Domini của Biển Đức XVI vì là tài liệu khá quan trọng về Lời Chúa trong Cuộc Sống của Giáo Hội, đặc biệt đoạn 11 nói về “Kito Học về Lời”. 

Liếc nhìn qua tất cả thực tế những việc làm của Thiên Chúa Ba Ngôi qua Lời Chúa, chúng ta có thể hiểu được ý muốn của tác giả thư gửi tín hữu Do Thái: “Thiên Chúa đã nói nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau cho cha ông chúng ta qua các tiên tri. Nhưng trong những ngày cuối cùng này, Người đã nói với chúng ta qua Con Một Người là đấng mà Thiên Chúa  đã chỉ định làm thừa tự tất cả mọi sự mọi loài mà qua Người, Thiên Chúa cũng tạo dựng nên vũ trụ” (Dt 1:1-2). Quả là quá tuyệt vời khi thấy toàn thể Cựu Ước đã biểu hiện cho chúng ta thấy đó là một lịch sử, trong đó Thiên Chúa hiệp thông với chúng ta qua lời của Người. Thực vậy, “bởi giao ước của Thiên Chúa với Abraham (St 15:18), và qua Maisen với dân Israel (Xh 24:8), Thiên Chúa đã thu gọn mọi dân tộc lại với Người, và Người sẽ tỏ lộ cho họ bằng lời nói và hành động là một, là Thiên Chúa thực sự và hằng sống. Đó là kế hoạch của Người để dân Israel có thể học hỏi nhờ cảm nghiệm cách thức của Thiên Chúa đối với loài người, nhờ cách lắng nghe tiếng Chúa nói với họ qua các tiên tri để từ từ họ có thể hiểu được đường lối của Thiên Chúa cách trọn vẹn và rõ ràng hơn, đồng thời giúp họ được mọi quốc gia trên thế giới nhận biết rộng rãi hơn (Tv 21:28-29; 95:1-3; Is 2:1-4; Gr 3:17).

Fleming Island, Florida

Dec 4, 2016

NTC


 

[1] Người Sa Đốc/Sadducees là những người thuộc một giáo phái thời chúa Giesu, gồm thành viên của các đại gia đình tư tế, cộng tác với chính quyền xâm lăng Roma, nắm độc quyền nhiều nguồn lợi kinh tế và chính trị lại bảo thủ vì chế độ càng được duy trì thì họ càng có lợi. Về giáo lý họ không tin có thiên thần, phủ nhân việc kẻ chết ngày sau sống lại và khước từ mọi luật lệ truyền khẩu. Phái này đối lâp với nhóm biệt phái Pharisieu (Mt 3:7; Mc 12:18-27; Lc 20:27-40; Cv 23:6-8). 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!