Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHÂN DUNG ĐỨC GIÁO HOÀNG LEO XIV
NHỮNG ĐẶC TÍNH ĐỂ CHỌN GIÁO HOÀNG
CHÚA NHẬT LỄ LÁ & CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU
ĐI ĐI! VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
LÒNG KHOAN DUNG
HÃY CẢI ĐỔI VÌ THỜI ĐIỂM ĐANG ĐẾN
HÃY CÙNG NHAU LÀM CUỘC HÀNH TRÌNH HY VỌNG
LÒNG QUẢNG ĐẠI
SUY NIỆM MÙA CHAY: NĂM C 2025 – TUẦN LỄ II
Mừng đời sống mới, nhớ lại cuộc sống cũ (Tuần I Mùa Chay)
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ YÊU NGƯỜI?
CÔNG BẰNG VÀ PHÚC LỢI
TỘI NÀO THIÊN CHÚA KHÔNG THA?
THIÊN CHÚA ĐÃ XUỐNG TRẦN
CHUẨN BỊ CHÚA ĐANG ĐẾN GẦN KỀ (CHÚA NHẬT IV MV)
LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC LÀ THIÊN CHÚA ĐANG NÓI VỚI TÔI
ĐI ĐÚNG ĐƯỜNG VÀ ĐÚNG HƯỚNG
CHÚA GIÊSU LÀ VUA VŨ TRỤ
NGÀY CHÚA ĐANG ĐẾN
GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐÓNG GÓP
LỄ HALLOWEEN VÀ LỄ CÁC THÁNH
CÁI KHÔN NÀO GIÚP TA VÀO ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
LÒNG CHUNG THỦY VỢ CHỒNG
ÍCH KỶ HAY GHEN TỴ
CHÚA THÁNH THẦN VÀ PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIÊSU KITO
NIỀM TIN THỰC SỰ SẼ MỞ LÒNG MỞ TRÍ CHÚNG TA.
MÀN MỞ ĐẦU THẾ VẬN HỘI THẾ GIỚI NĂM NAY TẠI PARIS LÀ MỘT Ô NHỤC
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VĨ ĐẠI NHẤT
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CHÚA GIESU KITO LÀ VUA

 

CHÚA NHẬT XXXIV-C THƯỜNG NIÊN

2Sm 5:1-3; Cl 1:12-20; Lc 23:35-43

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 

   Image: The Good Thief by Titian

Suốt cả năm nay, dựa vào Luca chúng ta đã suy niệm về những hình ảnh gương mẫu nơi Chúa Giesu, đặc biệt sứ vụ Thương xót, Tha Thứ và Hòa Giải. Tin Mừng Luca đã chuyển động từ từ đi dần tới Thập Giá. Và hôm nay chủ đề đó đã đạt tới. Chúa Kito chịu chết trên thập giá.

Lễ kính Chúa Kito Vua nhằm Chúa Nhật kết thúc năm phụng vụ, là dịp chúng ta tìm hiểu về Chúa Giesu Kito Vua, về Vương Quyền của Người. Người là vua thế nào, có giống những ông vua trần thế không?. 

CÁI CHẾT CỦA CON THIÊN CHÚA, VUA DO THÁI

Câu chuyện Tin Mừng hôm nay (Lc 23:35-43) cho thấy kẻ tội lỗi biết ăn năn thống hối đã được chúa Giesu tha thứ và ban ơn cứu độ. Chúa đã luôn luôn nhắc các môn đệ là nên tha thứ, không dùng bạo lực đáp trả bạo lực. Do đó Người đã tha thứ cho những kẻ đã kết án, đánh đập và lấy dao đâm vào thân xác Người (Lc 23:34). 

Việc Chúa Giesu bị đóng đanh cùng với hai tên tội phạm đã ứng nghiệm lời Chúa nói trong bữa Tiệc Ly (Lc 23:33). Cuộc đối thoại giữa Chúa và 2 tên trộm quả là nhức nhối và thê lương. Một tên đã a tòng với đám lính chế nhạo và thách thức Chúa: “Ông không phải là đấng thiên sai sao? Hãy tự cứu mình và cứu chúng tôi đi!” Nhưng tên kia biết mình có tội mắng lại hắn và xin Chúa thương tha thứ (Lc 23:39-43): “Mi cũng đang chịu cùng một hình phạt, mà không sợ Thiên Chúa sao? Chúng ta bị phạt như thế này là đáng rồi, còn ông này có làm gì nên tội đâu.” Rồi hắn thưa cùng Chúa “Thưa ngài Giesu, xin nhớ đến tôi khi ngài về vương quốc của ngài.”  Chúa đã trả lời hắn: “Thật vậy, ta cho ngươi hay, hôm nay ngươi sẽ về ở cùng ta trên thiên quốc. Cuộc đàm thoại này giống như câu chuyên người thu thuế và người biệt phái cầu nguyện trong đền thánh (Lc 18: 9-14). Kết cục chúa Giesu hứa với tên tội phạm biết ăn năn hối cải, không chỉ được tha thứ mà còn có chỗ vinh dự trên thiên đàng. 

Có ai tưởng tượng được Con Thiên Chúa, Vua dân Do Thái lại bị chết ô nhục như thế? Những tiếng tội phạm, bị kết án, bị đóng đanh, bị trần truồng, nhạo báng, xỉ nhục, cười nhạo, chửi rủa, bị tát vào mặt, bị nhổ nước miếng…quả khó có thể là đùa dỡn về một ông vua. Triều thiênmạo gai. Sỉ nhục, ê chề thay cho vui mừng, tung hô ca tụng.

KHÁC BIỆT GIỮA VƯƠNG QUYỀN THIÊN CHÚA VÀ VƯƠNG QUYỀN TRẦN THẾ

     Danh hiệu VUA của Chúa Giesu không phải là danh hiệu của vua trần thế. Xuyên suốt lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã hứa ban cho loài người một ông vua công chính, khôn ngoan, công bằng và ngay thẳng ở trần gian để muôn dân an tâm vui sống hạnh phúc. Và Thiên Chúa đã hoàn thành lời hứa đó qua đức Giesu. 

Vương quyền của chúa Giesu đã chia sẻ với loài người nỗi vô vọng, nhưng Người vẫn là nguồn mạch hy vọng và sự sống, điều mà tên tội phạm bị treo trên thập tự cùng với chúa đã hiểu được phần nào (Lc 23:35-43). Hắn đã nghĩ đến triều đại mai sau, xin Chúa  nhớ đến hắn khi về vương quốc và đã được Chúa tha thứ. Cách sống của chúa Giesu không như các vua trần thế. Vương quốc của Chúa không phải vương quốc mà Philato nghĩ. Roma là vương quốc thống trị, đặc quyền đặc lợi, oán thù, xâm lăng và chiếm đoạt. Vương quốc Giesu, trái lại được xây dựng trên tình yêu, công lý, hòa giải, phục vụ và hòa bình. Ai là người có thể đạt tới tầm vóc vua như đức Kito mà vẫn giữ được tính ‘vô quyền’ ? Chiêm ngưỡng Chúa Giesu trên thập giá, chúng ta có thể hiểu phần nào tước vị Vua của Chúa. Người không cúi đầu quị lụy, không dùng bạo lực đáp trả bạo lực

ĐỨC KITO LÀ ĐẠI DIỆN CỦA THIÊN CHÚA Ở TRẦN GIAN 

Bài đọc 2 thư thánh Phaolo gửi tín hữu Colossians (Cl 1:12-20) đã tóm gọn ơn cứu chuộc của Thiên Chúa Cha. Hình ảnh đó biểu hiện cuộc xuất hành khỏi Ai Cập của dân Do Thái và tính vương quốc của chúa Giesu Kito. Cứu chuộc là tha thứ mọi tội lỗi (cf Cv 2:38; Rm 3:24-25; Ep 1:7). 

Chúa Kito cũng là đấng sáng tạo trung gian (Cl 1:15-18a), là đại diện Thiên Chúa trong việc tạo dựng muôn loài muôn vật và có trước mọi sự, đồng thời là  ơn cứu độ trần gian (Cl 1:18b-20).

Một điểm quan trọng nữa là thánh Phaolo gọi Giáo Hội là “thân thể chúa Kito” (1Cr 12:12-27; Rm12:4-5) hoặc là“đầu của cơ thể”. Là trưởng tử được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết (Cv 26:23;Kh 1:5) thì Người cũng được Thiên Chúa đặt đứng đầu cả cộng đồng Giáo Hội do chính Người đã dựng nên, đồng thời cũng là vua muôn loài muôn vật. Nhiệm vụ của Người là giúp mọi người hòa giải với nhau và với Thiên Chúa (Cl 1:20). Máu chúa đã đổ trên thập giá (20) là dấu chỉ đặc biệt nhất về ơn cứu độ do cái chết của đức Kito (cf. Cl2:14-15; 1Cr 1:1718,23).

ĐÔI LỜI KẾT: VƯƠNG QUỐC THIÊN CHÚA VÀ GIÁO HỘI 

Mừng lễ Chúa Kito Vua, chúng ta nên hiểu rõ danh từ Vương Quốc và Triều Đại Thiên Chúa. Nếu dùng kỹ thuật điện tử tân kỳ thời nay để cắt nghĩa những mạc khải Kito giáo và cách Giáo Hội truyền đạt những mạc khải đó thì quả là khó khăn vô cùng vì người ta sẽ hiểu sai danh từ “Vương Quốc” hay “Triều Đại Thiên Chúa” là danh từ chỉ Đức Giesu Kito và Giáo Hội của Người.  

Giáo Hội là cái xe chuyên chở cần thiết, là dụng cụ đặc quyền giúp  chúng ta tiếp cận với chúa Kito, nhận cuộc sống của Người qua các phép bí tích, nghe Lời Người truyền dạy qua những giảng huấn của Giáo Hội, và làm cuộc  hành trình đi đến một vương quốc thiên đàng đang ở trước mặt. 

Chúa Giesu là tiên tri vĩ đại, là Thiên Chúa mạc khải trọn vẹn và duy nhất, là đấng Cứu Chuộc tất cả mọi người. Nên nhớ từ Kito hữu thì không bao giờ vô nghĩa mà luôn luôn bao hàm ý nghĩa thần học, phối hợp, đi sâu vào một “viễn tượng” là “sự khôn ngoan” của thời đại ngày nay. 

Chúa Giesu đã mang những vết thương của Người về thiên đàng, ở đó cũng có một chỗ dành cho chúng ta. Có bao giờ chúng ta kêu lên rằng: “Chúa ơi, Chúa đang ở đâu?” Chúa đang treo mình trên thập giá, thân xác tan nát, hai tay giang ra như ôm lấy chúng ta, và âu yếm kêu gọi chúng ta cùng lên đó với Người và ngắm nhìn thế giới từ một viễn tượng hoàn toàn mới. Chúng ta cần phải kêu cầu lòng thương xót chúa, xin Chúa đừng quên chúng ta nơi Tân Jerusalem: “Lạy chúa Giesu, xin hãy nhớ đến tôi khi Chúa về vương quốc của Chúa”. 

Từ vực sâu chúng ta có thể cầu nguyện cùng với Cleopas và người bạn đồng hành với ông trên đường Emmaus: “Lạy Chúa, xin ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều và ngày đã tàn.” Khi thất vọng ê chề tưởng như không lối thoát, chúng tôi vẫn còn hy vọng và nhớ lại tiếng Chúa vang vọng “Lạy Cha, con phó thác linh hồn con trong tay Cha.” 

Vương quyền của Chúa ban cho chúng ta cái gì đây? Lễ kính Kito Vua giúp chúng tôi nhớ lại ơn cứu độ Chúa ban cho chúng tôi qua những biến cố kinh hoàng đau thương. Khi chung quanh chúng tôi mọi sự đều chìm đắm trong đêm tối dày đặc, hủy hoại và chết chóc, chúng tôi vẫn ‘không cô đơn’ tràn đầy Hy Vọng vì chúng tôi có Chúa bị treo trên thập giá, hai tay giang ra như đón chào và thương xót. Chớ gì chúng tôi có đủ can đảm để kêu xin Chúa Kito Vua đầy lòng thuong xót nhớ đến chúng tôi nơi vương quốc của Người.

Fleming Island, Florida

Nov 17, 2016

NTC


 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!