Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CÂU CHUYỆN NƠI BÀN TIỆC

 

CHÚA NHẬT XXII-C THƯỜNG NIÊN

Sirach 3:17-18,20,28-29; Tv 68; Dt 12:18-19, 22-24a; Lc 14:1, 7-14

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 

Image: Supper at Emmaus by Caravaggio


 

Trong Tin Mừng Luca, bữa ăn và các dạ tiệc liên hoan chúc mừng nhau là những lúc quan trọng nhất để chúa Giesu giảng huấn; ở đó chúng ta học được nhiều điều hay và ý nghĩa hơn là chính chuyện ăn uống. 

Câu chuyện nơi bàn tiệc hôm nay xẩy ra trong lúc Chúa Giesu và các môn đệ bắt đầu cuộc di hành lên Jerusalem. Đối với Luca, bàn tiệc rất quan trọng. Cả phép thánh thể lẫn hiện tượng chúa Kito phục sinh đều được nói lên nơi bàn tiệc (Lc 24:28-32). Khi các môn đệ đang cùng nhau ngồi trên bàn ăn thì Chúa Giesu hứa ban chúa Thánh Thần và ủy thác nhiệm vụ cho họ (Cv 1:8). Cũng chính vì tình bạn nơi bàn tiệc mà  dân Do Thái và dân ngoại đã thiết lập được Giáo Hội (Cv 10:9-16; 11:1-18).
 

Ý NGHĨA TÌNH BẠN NƠI BÀN TIỆC

 

Bài Tin Mừng hôm nay chỉ thấy trong Luca (Lc 14:1, 7-14). Chúa Giesu giảng dạy về đức khiêm nhường và Luca trình bày ý tưởng của mình về người giầu và kẻ nghèo theo lời dạy của chúa Giesu. Đối với Do Thái Giáo, chúa Giesu và Giáo Hội sơ khai thì tình bạn nơi bàn tiệc quả có nhiều ý nghĩa quan trọng về kinh tê, xã hội và tôn giáo. 

Câu 1 chương 14 là câu mở đầu dẫn đến những câu 7-11. Chúa Giesu khi dùng cơm tối tại nhà một người biệt phái đã quan sát cung cách và thái độ của cả khách lẫn chủ. Nhìn nếp sinh hoạt của họ, Chúa đã hiểu được tính tình con người, cả những thâm ý thầm kín bên trong. Nhân đó Chúa đã nói cho mọi người biết cách sống nơi vương quốc Thiên Chúa. Nếp sống bình thường và quen thuộc hàng ngày phải là nếp sống có Chúa hiện diện. 

 

NÂNG LÊN CAO LÀ DO CHÚA, KHÔNG PHẢI LOÀI NGƯỜI

 

Vậy trọng điểm của bài Phúc Âm hôm nay là gì? Ai cũng coi cái TÔI của mình là nhất, chẳng ai muốn ngồi ở dưới vì tự ái bị tổn thương, nên phải cố lên chỗ cao để ngồi. Dằng co giữa tự ái và khiêm tốn sẽ làm đảo lộn ý nghĩa của đức khiêm nhường, biến cái tôi thành vĩ đại hơn. Chọn chỗ ngồi ở dưới vì khiêm tốn là một chuyên, nhưng chọn chỗ dưới để được mời lên trên lại là một chuyên khác. Toàn thể sứ điệp này xem ra có vẻ kỳ cục, giả hình nhân đức, vì chọn chỗ ngồi ở dưới nhưng lại mong chủ nhà mời lên trên!

Những người ngồi đúng vị trí của mình ở trên lại bị mời xuống, những người ngồi dưới vì tự cảm thấy mình thấp kém lại được đưa lên. Nâng lên cao là do Chúa; nhận mình thấp hèn là biết đúng thân phận loài người. Hành động hạ mình tự nó không là gì cả, nhưng có ý nghĩa đối với cả Thiên Chúa và đức Kito. 

Bài đọc 1 trong sách Sirach/Huấn ca (3:17-18, 20, 28-29) nói về đức khiêm nhường, nghĩa là tự mình chọn đúng giá trị của mình (7-19) để thi hành bổn phận, tránh những gì vượt quá giới hạn hiểu biết và quyền hạn của mình (20-22). Nhưng kiêu hãnh thường trở thành kiêu căng, tự cao tự đại, phán đoán sai lạc, ngoan cố và gây bất bình nguy hiểm (3:23-27). 
 

THIÊN CHÚA LÀ BÀO ĐẢM DUY NHẤT

 

Người giàu có, quyền thế và ‘ngay thẳng’ thường cảm thấy khó khăn cởi mở với Thiên Chúa một cách khiêm cung. Họ tự tin vào tài sản và sự an toàn của họ. Họ đâu có biết rằng bảo đảm duy nhất là làm bạn với Thiên Chúa và phụng sự Thiên Chúa, nghĩa là làm đầy tớ loài người và Thiên Chúa theo gương đức Giesu thành Nazareth. Tự khen mình là một hình thức tự mãn, không tin tưởng vào Thiên Chúa. Điều đó cho thấy rõ ràng là tại sao những người giàu sang phú quí hay tự phụ đến độ ngạo mạn kiêu căng, hãnh tiến một cách tự nhiên, coi mình như Chúa vậy. 

Bài học thứ hai chúng ta học được ở bài Tin Mừng hôm nay là đừng hành động như thói thường người đời hay làm. Chúa Giesu khuyên chúng ta đừng mời những người mà một ngày nào đó họ sẽ mời lại để trả ơn chúng ta, trái lại hãy mời và chia sẻ với những người chưa bao giờ được mời, những người nghèo khó sống bên lề xã hội, những người mà không bao giờ họ có thể mời lại chúng ta. Việc làm của ta lúc đó mới giá trị và có công đức thực sự. 
 

ĐIỀU LỆ VỀ KHÁCH CỦA LUCA

Làm chủ mời cũng phải có những đức tính cần thiết như hiếu khách, thân tình, lịch thiệp, vui vẻ, biết lo lắng để ý xem khách cần gì và muốn gì để tiếp. Tuy nhiên khi quan sát (Lc 14:12-14) chúa Giesu thấy đãi khách cũng bị hiểu sai và lợi dụng, có hậu ý xấu là mong khách sẽ mời trả lại hoặc không mời những người nghĩ rằng họ chẳng bao giờ có thể đáp trả lại, do đó khách mời toàn là những người giàu có vị vọng rât có khả năng mời đáp lại một cách nào đó như họ mong muốn. 

Chúa Giesu kêu gọi “cung cách mời của nước trời” là mời những người không có tiền của địa vị trong xã hội. Thiên Chúa là chủ mời cuối cùng của chúng ta, và chúng ta, vừa là chủ vừa là khách, không yêu cầu, không đặt điều kiện, không đòi hỏi trả ơn… Khách của Luca có 4 loại người: nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù (c.13). Chúng ta biết loại người này vì Mary hát mừng họ trong bài Ngợi Khen Magnificat ghi ở chương đầu của Tin Mừng Luca (Lc 1: 46-55) và chúa Giesu nói đến họ trong bài giảng lễ khánh thành hội đường ở Nazareth (Lc 4: 16-30). 

 

CHÚA ĐẾN ĐỂ TÌM KIẾM VÀ CỨU VỚT KẺ ĐÃ MẤT

 

Những điều chúa Giesu làm và ngồi ăn với những người khác thường đã làm cho kẻ thủ của Chúa nổi giận. Họ xì xào: “Ông ấy vào ăn uống ở nhà kẻ tội lỗi” hoặc “Coi kìa, ông ta ngồi ăn với những người thu thuế và đĩ điếm!” (Mt 9:10-11) Ở những chỗ khác, người ta lại chỉ thấy toàn kẻ tội lỗi, những người sống bên lề xã hội, những kẻ cùng đinh khố rách bị xã hội ghét bỏ và xa lánh. Nhưng chúa Giesu lại nhìn họ với ánh mắt hoàn toàn khác. Người coi mọi người dù nghèo hèn đói rách đến đâu cũng là con người, những người suốt đời bị thất bại ê chề; họ cố gắng bước khỏi cảnh cùng khổ, bất công đó để vươn lên mà hầu như vô vọng. Chúa Giesu đã phải kêu lên: “Hôm nay, sự cứu rỗi đã đến nhà này, bởi vì người này là con cháu tổ phụ Abraham. Con người đến là để tìm kiếm và cứu vớt kẻ đã mất.”(Lc 19:9-10) 

Mục vụ của chúa Giesu là tìm kiếm và cứu vớt kẻ đã mất, nâng kẻ nghèo khổ thấp hèn lên, hạ kẻ giầu sang quyền quí, kiêu ngạo, tự cao tự đại xuống. Đối thủ của Chúa cảm thấy bị xúc phạm vì cung cách và lòng thương xót quảng đại ấy của chúa không thích hợp với họ. Tất cả những người mà chúa Giesu đề nghị cho vào danh sách khách mời của chúng ta đều là những người sẽ được chỗ danh dự ở tiệc mừng nơi vương quốc. Họ là những kẻ nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù và dân ngoại, những kẻ không thể đáp trả lại chúng ta được, vì hoàn cảnh không cho phép họ được vào trung tâm Đền Thánh Cũ. Nhưng Đền Thánh Mới thì không ngăn cản bất cứ ai. 
 

PHỐI HỌP GIAO ƯỚC CŨ VÀ MỚI

Trong bài đọc 2 thư gửi tín hũu Do Thái (Dt 12: 18-19, 22-24a), thánh Phaolo đã so sánh hai giao ước của Maisen và của Chúa Kito. Đoạn văn tuyệt vời này nói lên sự tương phản giữa hai cuộc họp vĩ đại của dân Israel trên núi Sinai để niêm phong giao ước cũ và công bố luật Maisen và cuộc họp giao ước mới ở núi Zion, thị trấn thiên quốc Jerusalem của những người theo chúa Giesu. Trong cuộc họp này có sự hiện diện của chúa Giesu cùng với máu cứu chuộc của Người và muôn vàn thiên thần để nhớ lại những nghi thức phụng vụ ở trên trời như nói trong sách Khải Huyền. 

Giao ước Maisen được thể hiện qua sự sợ hãi Thiên Chúa và những hình phạt ghê gớm của Người (12:18-21). Trái lại giao ước trong chúa Giesu cho chúng ta trực tiếp đến với Thiên Chúa (c.22), khiến chúng ta thành những thành viên của cộng đồng Kito giáo, là con Thiên Chúa, là dân thánh (c. 23) có chúa Giesu làm trung gian cho chúng ta (c.24). Dù những Kito hữu có bỏ đạo thì Vương Quốc Thiên Chúa trong đức Kito vẫn tồn tại và sự công chính/công bằng của Người sẽ trừng phạt những kẻ đào ngũ (12: 28-29). 


 

ĐÔI LỜI KẾT:

 

*

KHÍ GIỚI CỦA NHỮNG VỊ THÁNH 

    

Có lẽ chúng ta cần suy niệm những lời sau đây của Chân Phước HY John Henry Newman trong một bài giảng liên quan đến bài Phúc Âm hôm nay dưới đầu đề: Khí giới của những vị Thánh.

 

Ngài viết:

Có một liên đới huyền diệu giữa tự cao tự đại và tự hạ mình xuống. Nếu bạn phụng sự những kẻ khiêm tốn và những kẻ bị khinh khi; nếu bạn cho những kẻ nghèo đói ăn, chăm sóc những kẻ yếu đau, giúp đỡ những kẻ cùng khổn;  nếu bạn chịu đựng những kẻ cứng đầu cứng cổ, chấp nhận bị xỉ nhục, cam chịu cảnh vô ơn bạc nghĩa, cố gắng trở nên tốt khi bị ma quỉ cám dỗ, thì vì vẻ đẹp mỹ miều của Thiên Chúa, bạn đã có uy quyền trên thế giới này và đang đứng trên mọi tạo vật. Thiên Chúa đã tạo ra cái luật đó. Vậy thì Thiên Chúa đã làm những công việc kỳ diệu. Khí cụ của Người là kẻ nghèo, kẻ bị khinh khi. Trần gian khó có thể biết danh họ, hoặc chẳng biết gì cả. Họ đang bận rộn với những công việc mà thế gian cho là nhỏ nhặt chẳng đáng và chẳng ai thèm để ý tới. Bề ngoài xem ra họ chẳng làm được việc gì to tát; những điều họ làm thì chẳng đi đến đâu. Họ xem như đã thất bại. Nói đúng ra, ngay cả những vấn đề đạo giáo mà họ nghĩ là ước nguyện cũng không có một liên đới tự nhiên và rõ ràng nào giữa những việc họ làm và những đau khổ họ chịu cùng những kết quả mong muốn. Nhưng nó lại có một liên đới vô hình nơi vương quốc Thiên Chúa. Họ đứng khi ngã. Cũng hiển nhiên là không có sự hòa đồng nào lại to lớn bằng sự hòa đồng của chính Chúa chúng ta. Họ càng hạ mình xuống thấp thì họ càng trở nên giống Chúa; càng trở nên giống Chúa thì quyền lực của họ với Chúa càng vĩ đại hơn.” 


 

*TÂM NIỆM CỦA MẸ TERESA

 

    

Sắp đến lễ giỗ Mẹ Teresa thành Calcutta thứ 19 (ngày 5 tháng 9) và sinh nhật thứ 106 của Mẹ (ngày 26 tháng 8), chúng ta hãy ghi lại “những tâm niệm có vẻ ngược đời” mà người ta cho là của mẹ. Những lời này rất thích hợp với vị thánh của người nghèo mà đức Fhanxico sẽ phong thánh vào ngày Chúa Nhật 4 tháng 9 sắp tới. Lần đầu tiên Mẹ nghe những lời này của Tiến sĩ Kent M. Keith, mẹ liền ghi lên tường tại một nhà trẻ của mẹ ở Calcutta. Đây là những chỉ dẫn có thể giúp ta tìm ra quyết định riêng cho mình mỗi khi gặp nghịch cảnh; nó vượt quá cả văn hóa lẫn niềm tin. Hơn bất cứ cái gì khác, những điều tâm niệm của Tiến sĩ Keith lại diễn tả đúng chủ trương của mẹ Teresa về cách thức Mẹ đối sử với mọi người trong cuộc sống của Mẹ. Mẹ Teresa hiểu rất rõ câu chuyện nơi bàn tiệc và điều lệ của thánh Luca và Chúa Giesu. 


 

“Con người thường vô lý và ích kỷ, chỉ biết có mình.

 Hãy cứ tha thứ cho họ.

 

“Nếu bạn tử tế mà người ta tố cáo bạn ích kỷ, có hậu ý xấu,

Vẫn cứ tử tế với họ.

 

“Nếu bạn thành công, bạn sẽ có một số bạn giả dối và kẻ thù thực sự.

Cứ tiếp tục thành công.

 

“Nếu bạn lương thiện mà người chân thật lừa phỉnh bạn,

Hãy cứ lương thiện và chân thật.

 

“Việc bạn làm mất cả năm trời, kẻ khác phá hủy trong một đêm.

Hãy làm nữa.

 

“Nếu bạn tìm được sự bình thản tâm hồn và hạnh phúc mà có kẻ ganh ghét,

Cứ tiếp tục vui vẻ hạnh phúc.

 

“Việc thiện bạn làm hôm nay rồi sẽ bị đời bỏ quên,

Hãy cứ tiếp tục làm việc thiện.

 

“Hãy cho đi điều tốt nhất bạn có, vì nó sẽ chẳng bao giờ đủ,

Cứ cho đi điều tốt nhất.

 

“Những lời khuyên trên là để giúp bạn thực hành nhân đức giữa bạn và Chúa. Không phải giữa bạn và những người ấy”.


 

Fleming Island, Florida

August  23, 2016

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!