Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
ĐỨA CON HOANG ĐÀNG HAY TÌNH YÊU CHA CON

 

CHÚA NHẬT XXIV-C THƯỜNG NIÊN

Xh 32:7-1,13-14; Tv 51; 1Tm 1:12-17; Lc 15:1-32 / 15:1-10

Bác Sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Image: The Prodigal Son by Rembrandt

Bài Tin Mừng Luca hôm nay (Lc 15:1-32) nói về những gì “đã mất tìm lại được”. Chúa Giesu đưa ra ba dụ ngôn. Hai dụ ngôn trước, chiên lạc (c.4-7) và mất đồng bạc (c 8-9) chỉ là mở đầu để dẫn đến dụ ngôn “đứa con hoang đàng” (c.11-32) là trọng tâm của bài Tin Mừng hôm nay. 

    “Hoang đàng” là ăn chơi bừa bãi, trác táng, hoang phí, bất kể quần thần, không cần biết đến gia phong, luật lệ phép tắc ở đời, miễn sao mình được thoải mái xác thịt. Xem vậy thì dễ hiểu tại sao dụ ngôn lại lấy đầu đề là “đứa con hoang đàng”. Chắc chắn cậu này đã chơi bời trác táng, tiêu phí bừa bãi tất cả tiến bạc, của cải mà cha cậu đã cho trong một thời gian kỷ lục, không suy nghĩ, không cần biết đến ngày mai và hậu quả khi mình không còn đồng xu dính túi, lâm cảnh đói nghèo, bệnh tật, chết bờ chết bụi. Nhưng câu chuyên còn ngụ ý xa hơn nữa, xa hơn sự ngoan cố phung phí ấy….

  CHÚNG TA CÓ GIỐNG CÁC NHÂN VẬT TRONG CHUYỆN KHÔNG?

Vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống, đa số chúng ta có lúc cũng giống như những nhân vật trong dụ ngôn này. Làm cha mẹ thì yêu thương con cái thái quá, dễ dãi khoan dung quá lố đến độ lẩm cẩm không biết phải trái, đúng sai. Là con út trong nhà, vì được cưng chiều nên ỷ thế đã làm bất cứ cái gì mình muốn, lại còn vênh váo, tự đắc ta là con cưng, khiến chẳng ai ưa… Là con cả trong nhà thì tự cảm thấy mình có trách nhiệm, quyền huynh thế phụ, đã nổi giận trước sự quá dễ dãi và quảng đại của cha mình như là yếu hèn và bất công.

Người con út đã “phung phí hết của cải tiền bạc của mình”. Hiển nhiên cậu ta đã vượt biên đến một quốc gia khác là dân ngoại để ăn chơivì không một người chủ trại Do Thái nào biết tự trọng và tuân luật lệ lại đi nuôi heo, một loại súc vật dơ bẩn mà theo luật thực phẩm trong Levi 11 cấm ăn thịt heo. Cậu đã đi quá xa, vì nghĩ rằng ở một quốc gia xa lạ cậu sẽ được hưởng mọi lạc thú, tìm được hạnh phúc mà cậu không thấy có ở chính quê hương mình. Nhưng buồn thay, kết quả lại trái ngược. Cậu đã trở thành nô lệ của ngoại bang, phải đi chăn heo, đói khổ đến nỗi đồ ăn heo cũng không có để ăn. Cậu gần như chết đói. Cậu mò trở về nhà…. Vì hối hận?

  NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CÓ HỐI HẬN THỰC SỰ KHÔNG? 

Chúng ta thường nghĩ đứa con hoang đàng là gương mẫu cho sự ăn năn thống hối, nhưng thực ra lý do cậu ta trở về nhà chẳng có gì là cao thượng cả. Cậu đói khổ quá không chịu nổi và thấy mình hết đường sống. Cuộc đời cậu đi xuống đến độ không bằng những đứa đầy tớ trong nhà của cha cậu. 

Anh chàng này chưa chắc đã hối hận vì tội lỗi của mình, nhưng ở bước đường cùng, anh nhận ra là mình đã quá điên nên mới nảy ra “ý nghĩ trở về”. Đây chỉ mới là khúc dạo đàn của bản trường ca hối hận; còn hối hận thì chưa thấy. Anh chàng mới sửa soạn và đang tập rượt bài “ca con cá” thì chưa có gì chứng tỏ là ăn năn thống hối thực sự. Hắn chỉ hành động vì lợi ích và nhu cầu cấp thiết cho cá nhân hắn mà thôi. Vậy người cha sẽ đối sử với hắn thế nào?

  ĐÁP ỨNG KHÔNG CÂN XỨNG CỦA NGƯỜI CHA 

Theo câu chuyện thì người cha không thất vọng, ông để ý dò la khắp nơi xem con mình ở đâu và mong ngày hắn trở về xum họp với gia đình. Cử chỉ của người cha đối với đứa con trở về là quá sung sướng, yêu thương hết mực và đầy lòng trắc ẩn. Ông chạy ra “ôm chằm lấy con, hôn cổ, hôn trán con” và biểu đầy tớ mang “giày cho cậu đi, áo mới cho cậu mặc và nhẫn cho cậu đeo” là những biểu tượng của tự do và tình êm ấm gia đình, để sửa đổi cậu, coi như chẳng có gì xấu xa đáng trách cả!

Cách đối sử của người cha, theo lẽ thường thì hoàn toàn không xứng hợp với tội của người con. Người con không có quyền gì để đòi hỏi người cha phải làm như vậy, và người cha cũng có quyền không chấp nhận người con và đuổi hắn đi vì hắn đã xúc phạm đến cha mẹ, anh em, láng giếng và làm ô uế gia phong.

  CÁI  NHÌN CỦA THIÊN CHÚA 

Nhưng người cha vì quá nhân hậu và quảng đại đã hân hoan đón nhận người con tội lỗi trở về, cũng không bực bội và khước từ người con cả một mực trung thành với mình đã công khai phản đối hành động bất công của mình. Người cha nói: “Con ơi, lúc nào con cũng ở với cha, thì tất cả những gì của cha là của con” (c.31). “Em con nó trở về, coi như đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy” (c.32). Những điều này không làm giảm giá trị sự trung thành của người con cả. 

Trong câu chuyện, chúa Giesu đã làm đảo lộn mọi mong đợi và lý luận của chúng ta, buộc chúng ta phải coi lại mối liên hệ giữa chúng ta với nhau trong một viễn cảnh mới là “Nhìn vấn đề như Thiên Chúa nhìn”. Nên bỏ đi quan niệm mà đa số người Công Giáo thường quan niệm, coi Thiên Chúa như người kế toán, tay cầm quyển sổ đăm đăm tính toán, cân đo, ghi chép mọi tội lỗi, kể cả những tội nhẹ nhất không đáng. Nên nhớ thánh Gioan Chrysostom đã nói: “Vấn đề là Thiên Chúa chỉ chờ đợi chúng ta tỏ ra hối hận chút xíu thôi, thì Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta tất cả mọi tội lỗi.” Vậy phản ứng của người anh thì sao?

  PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI ANH CẢ 

Người anh phản ứng phẫn nộ là đúng. Anh là người con biết vâng lời và có trách nhiệm, ở nhà trông nom trang trại, ruộng vườn, và phụng dưỡng cha già trong khi người em ôm tiền của cha cho bỏ nhà đi hoang, làm những chuyên tầy trời. Lời lẽ của anh ta rất rõ ràng. Anh đàng hoàng như vậy nhưng xem như cha già chẳng để ý và tỏ vẻ yêu thương quảng đại với anh. Anh cảm thấy mình bị áp đặt “làm tôi mọi” cho cha mà không được ghi nhận. Sự cay đắng, lạnh nhạt và vẻ thù hằn của anh đối với cha anh cho thấy ít nhiều đã xúc phạm đến người cha. Thực ra, không phải anh ta muốn kể công những điều anh  đã làm, đã cho đi, mà muốn nói lên điều anh ta cảm thấy mình thiếu và không có. Anh đau khổ vì cái bệnh nguy hiểm là người ta tự cho mình“cái quyền được làm và cho” hiện đang hoành hành như bệnh dịch ở thời đại ngày nay. 

Anh rất thực tế khi kết án tư cách của người em đã “lấy tiền bố cho đem nuôi đĩ”. Làm sao anh ta biết điều này? Có lẽ anh chỉ tưởng tượng ra những điều tệ hại nhất về người em, và diễn tả một cách ác độc nhất. Khi người ta tức giận ai thì rất dễ tưởng tượng ra những điều độc ác nhất về người ấy, về những lỗi lầm và thất bại của họ rồi phóng đại ra thành những điều không ai ngờ và tưởng tượng nổi!

  ĐÔI LỜI KẾT:  NHỮNG VẤN NẠN CHƯA CÓ CÂU TRẢ LỜI 

Cuối cùng người anh có làm hòa với người em và đón chào em mình về với gia đình không?  Anh ta có thực sự tha thứ cho người em và chia sẻ nỗi vui mừng cùng người cha không? Hay anh ta vẫn cảm thấy mình bị ghét bỏ hơn là người em đáng bị ghét bỏ? Người con hoang đàng có một lòng ăn năn thống hối, ở lại sống với cha và anh trong gia đình, chăm lo làm ăn đàng hoàng, đạo đức hẳn hoi hay vẫn tính nào tật ấy, và một ngày nào đó lại cuỗm một món tiền của cha và bỏ nhà đi hoang nữa? Chúng ta hoàn toàn  không biết, vì Chúa Giesu không đưa ra kết quả của câu chuyện. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta có thể có một kết luận riêng, và thử nghĩ xem họ có đáp lại tình yêu thương, lòng nhân hậu và nỗi trắc ẩn của người cha tức Đức Giesu Kito qua chuyện dụ ngôn này  như Chúa đòi hỏi mọi người phải  thực hiện không. 

Chúng ta đã biết chúa Giesu đòi hỏi chúng ta điều gì rồi. Dĩ nhiên, Chúa chờ chúng ta xem chúng ta có chấp nhận sự mong đợi của Chúa và đem áp dụng trong cuộc sống và  tình liên đới giữa chúng ta với nhau không. Có lẽ chúng ta sẽ đứng về phía người con hoang đàng vì chúng ta đã biết trước kết quả của câu chuyện. Nhưng trong thâm tâm, có thể chúng ta vẫn thắc mắc về thứ tình yêu mà người cha đối sử với hai đứa con trong cùng một gia đình như vậy. 

Sau đây chúng ta thử dựa vào những suy niệm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và Chân Phước Hồng Y John H. Newman để mỗi người chúng ta tự suy tư.

 CÁCH THỐNG HỐI CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLO II 

Đức Gioan Phaolo II trong tông huấn 1984 về “Hòa Giải và Thống Hối /Reconciliatio et Paenitentia” đã nhắc lại câu chuyện đặc biệt này như sau:

“Dụ ngôn đứa con hoang đàng, vượt lên trên hết, là một câu chuyện nói về tình yêu của người cha -tức Thiên Chúa- không tài nào có thể diễn tả hết ý của nó được. Người Cha tức Thiên Chúa đã ban cho con mình một tặng phẩm hòa giải hoàn toàn khi nó trở về. (…) Vì vậy nó nhắc nhở chúng ta cần phải cải đổi sâu rộng trong lòng khi tìm lại được lòng nhân hậu thương yêu của người cha và lướt thắng được mọi hiểu lầm và thù hận giữa các anh chị em mình với nhau.” 

Dụ ngôn “Người con hoang đàng” hay “Người cha hoang phí” hoặc “Người anh nổi giận bất mãn” có thể gây nên nhiều phiền muộn cho chúng ta khi chúng ta thấy chính chúng ta và những nguyên nhân thúc đẩy chúng ta đã bị lộ tẩy. Nhưng đừng quên lời đức Gioan Phaolo II nói trong buổi Lễ Bế Mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Toronto năm 2002: “Chúng ta không phải là kết hợp những yếu đuối và thất bại, chúng ta là kết hợp của tình yêu Chúa Cha ban cho chúng ta và khả năng thực sự của chúng ta để trở nên hình ảnh của Con Người!”

  HỒNG Y NEWMAN VÀ SỰ THỐNG HỐI CỦA NGƯỜI KITO GIÁO  

Bài suy niệm của HY John H. Newman về dụ ngôn người con hoang đàng đến nay vẫn còn rất gợi cảm và đặc biệt: 

http://www.newmanreader.org/works/parochial/volume3/sermon7.html  

Thống hối là một việc làm được thực hiện trong nhiều thời khắc khác nhaunhưng từ từ và có những hoàn thiện trái ngược nhau. Đúng ra, nó là một việc không bao giờ được hoàn thành trọn vẹn; không hoàn thành vì tính bất toàn tự nhiên của nó và vì những hoàn cảnh và cơ hội xẩy ra khi nó đang được thực hiện. Do đó ý nghĩa của từ thống hối luôn luôn bị thay đổi. Chúng ta lúc nào cũng phạm tội; chúng ta lúc nào cũng phải canh tân những sầu muộn của chúng ta, mục đích vâng lời của chúng ta, xưng tội đi xưng tội lại và cầu nguyện liên lỷ để xin được tha thứ. Không cần phải nhìn lại những lần thống hối đầu tiên của chúng ta, chúng ta cũng có thể vạch ra được những việc đó, như là một cái gì riêng lẻ và cá nhân trong hành trình đạo đức của chúng ta. Lúc nào chúng ta cũng là khởi đầu. Người Kito hữu hoàn hảo nhất -đối với mình- chỉ là người bắt đầu, một người hoang đàng biết ăn năn thống hối, người đã phung phí mọi tặng phẩm Chúa ban, và rồi lại đến với Chúa để xin tha thứ nữa, không phải như người con mà như người đầy tớ được thuê mướn. 

“Trong dụ ngôn này, chúng ta không cần tìm hiểu cách diễn tả sự trở về của người con hoang đàng như là không nghe lời và sự trở lại là dấu chỉ quyết định trong cuộc sống của người Kito hữu. Nó diễn tả tình trạng của tất cả mọi Kito hữu ở mọi thời đại, và nó được hoàn thành nhiều hay ít tùy cảnh huống, và những trường hợp khác nhau. Nó được hoàn thành theo cách và mức độ lúc khởi đầu của cuộc hành trinh Kito hữu của chúng ta và theo một cách khác ở lúc kết thúc.”

 Fleming Island, Florida

Sept 9,  2016

NTC

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!