Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THEO CHÚA THÌ PHẢI VÁC THÁNH GIÁ

 

CHÚA NHẬT XXIII-C THƯỜNG NIÊN

Kn 9:13-18b; Plm 9-10, 12-17; Lc 14:25-33

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

   

Cha Chính /Tổng đại diện Hanoi Gioan Lasan Nguyễn văn Vinh

Qua bài Phúc âm hôm nay (Lc 14:25-33) Chúa Giesu đã dùng Luca để đưa ra những đòi hỏi phải có của người môn đệ Chúa Giesu Kito. Chúa đã dùng 3 cách nói (c.26-27,33) và 2 dụ ngôn (c.28-32).

 

Không gắn bó với gia đình (c.26) và của cải vật chất (c.33) là những điều kiện và cam kết tổng quát. Nghe theo tiếng gọi làm môn đệ Chúa đòi hỏi sẵn sàng chấp nhận bị truy nã và đau khổ (c.27), đồng thời xác định đó là những công tác khó khăn, nặng nhọc và phải trả giá rất cao (c.28-32).

 

Hai dụ ngôn là để làm sáng tỏ ý nghĩa những câu nói trước. Dụ ngôn 1 nói về việc xây một cái tháp trong vườn nho để làm chỗ canh phòng kẻ trộm và thú rừng. Dụ ngôn 2 đưa ra hình ảnh một vương quốc có những luật lệ và nguyên tắc phải giữ. Khi cần có  quyết định về một vấn đề gì mà phải dùng thì giờ, của cải hay cả mạng sống mình thì người giầu có, kẻ nghèo hèn, vua chúa quan quyền hay thường dân đều có cùng một quyết định như nhau. Cái giá phải trả cho quyết định ấy có thể lớn hơn mình nghĩ hay muốn trả! Quyết định làm môn đệ Chúa thì cũng vậy thôi. Nồng nhiệt ngay từ đầu là một chuyện, nhưng có đủ tài trí can đảm để bền tâm gắng sức hoàn thành nhiệm vụ hay không lại là một chuyện!  

 

Cả hai dụ ngôn đều làm nổi bật sự khôn ngoan phải có để xác định cái giá mà người môn đệ phải trả. Cả người xây tháp lẫn ông vua trước khi xuất quân ra trận đều phải tính toán hơn thiệt, lợi hại. Người môn đệ phải hiểu là theo chúa Kito thì  cũng có những điều kiện bó buộc. Chấp nhận chúa Kito là phải chấp nhận thánh giá.

 

NGUỒN HẠNH PHÚC 

 

Tác giả bài đọc 1 sách Khôn Ngoan (9:13-18) nói về sự khác biệt giữa thể xác và linh hồn. Chúa Giesu đã nói: “Tinh thần thì hăng hái nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mt 26:41).

 

Con người không thể nào hiểu được trọn vẹn những mầu nhiệm về Thiên Chúa. 

 

Là Kito hữu, chúng ta không thể chống đối những tiến triển của con người và từ bỏ những lạc thú của mình, nhưng phải biết xác định nó trong một chừng mực nào đó để cân bằng giữa khôn ngoan và cuộc sống. Bài đọc 1 đặt vấn đề cho chúng ta: “Chúng ta có hạnh phúc là do có nhiều của cải vật chất, uy quyền hay chúng ta biết chia sẻ nó với những người nghèo khổ, dân oan và hành động liên đới với Thiên Chúa và tha nhân?”

 

CHỌN CHÚA KITO LÀ TRÊN HẾT. 

 

Đứng trước muôn vàn cám dỗ về tiền bạc, danh-quyền-lợi, Chúa Kito kêu gọi chúng ta phải từ bỏ tất cả là một thách đố vô cùng to lớn, nhất là ở thời đại ngày nay. Chúng ta thường nghĩ chọn lựa không phải là tự do chọn cái này hơn cái kia mà là tự do chọn tất cả mọi sự cùng một lúc. Kiểu chọn lựa này là ngồi chờ cơ hội đến để hành động. Cái nguy hiểm của cách này là “cứ ngồi chờ cơ hội đến mà chẳng làm gì cả” nhưng vẫn muốn  cuộc sống có ý nghĩa. 

 

Kinh nghiệm cá nhân cũng như sinh hoạt giáo xứ hay cộng đồng cho thấy chúng ta thường không muốn dính dáng vào một cam kết nào cả cũng như không muốn liều mình mạo hiểm hoặc làm cho xong một cam kết đã hứa. Vấn đề hiển nhiên là một khi đã chọn thì không thể không hy sinh loại bỏ những ưa thích khác. Chọn lựa này là cần thiết và chính đáng để có một cuộc sống thực sự có ý nghĩa. 

 

MỘT SỨ MỆNH HAY HƠN CẢ NGÀN ĐIỀU ƯA THÍCH

 

Về điểm này, HY George Pell đã trình bày rất rõ trong bài giảng khai mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 ở Sidney, Úc Châu hôm 15-7-2008. HY nói với hơn 150,000 người trẻ trên khắp thế giới tụ tập nơi đó về sứ mệnh của họ trong cuộc sống: “Đừng tiêu hao cuộc sống mà chẳng làm gì cả trong khi vẫn ôm lấy những ưa thích của mình, bởi vì chỉ có cam kết thề hứa mới có thể hoàn thành được nhũng ưa thích ấy. Hạnh phúc có được là do ở những ràng buộc chúng ta phải thi hành bổn phận một cách đều đặn, nhất là trong những vấn đề nhỏ nhoi; như vậy chúng ta mới có thể đứng lên chấp nhận những thách đố khó khăn hơn. Nhiều bạn đã tìm thấy ơn gọi cho cuộc sống của mình ở những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.” 

 

Những lời kích thích của HY Pell cho đến nay đã hơn 3 năm trời mà vẫn còn vang vọng bên tai: “Một sứ mệnh thì hay hơn cả ngàn điều ưa thích.”

 

KHÔN NGOAN THỰC VÀ TỰ DO THỰC 

 

Trước đám đông với cuộc sống đầy hỗn loạn, chúa Giesu đã đưa ra những điều kiện để làm môn đệ và buộc “họ phải có chọn lựa.” Chúa đã thách thức lòng trung thành của chúng ta. Vì không có chúa nào khác Thiên Chúa của Israel, cũng không có tình yêu nào khác ngoài tình yêu Chúa Kito, do đó, theo chúa Giesu thì phải trả giá, và những ai theo Chúa nửa vời hay vì tò mò thì nên coi chừng. Làm môn đệ, chúng ta có thể mất hết tất cả, nhưng ngược lại sẽ được đền bù những điều có giá trị hơn nhiều không ai ngờ. Lúc đó chúng ta mới thực sự là khôn ngoan và tự do.

 

TUYÊN XƯNG CHÚA KITO VÀ TIN MỪNG 

 

Luca nhấn mạnh chúa Giesu không thích thỏa hiệp, nhưng đòi hỏi một cam kết của một con người toàn diện, quyết tâm tách biệt khỏi mọi luyến tiếc quá khứ, mọi liên hệ gia đình, mọi của cải vật chất (Lc 9:57-62; 14:26-33). Theo Chúa thì phải từ bỏ chính mình,  mạng sống mình, ghét bỏ gia đình, vác thập giá hàng ngày mà theo Chúa (Lc 9:23; Lc 14:26) quả là một đòi hỏi ghê sợ.

 

‘Ghét bỏ’ chỉ là một cách nói bóng, có nghĩa là không để ý, xa lánh, tách biệt khỏi người nào hay sự vật gì đó…Chắc chắn Chúa không muốn người môn đệ ghét bỏ cha mẹ anh em mình theo nghĩa đen, vì như vậy sẽ trái với điều răn 1 là “phải yêu mến mọi người như chính mình vậy” và điều răn 4 “phải thảo kính cha mẹ”. Vậy thì có nghĩa là phải “yêu chúa trên hết mọi sự”.

 

Ghét bỏ mạng sống mình cũng không có nghĩa là Chúa kêu gọi khinh khi mình hoặc hủy hoại thân xác mình. Tuy nhiên, trong những điều kiện buộc chúng ta phải trung thành, Chúa đòi hỏi người môn đệ phải tuyên xưng chúa Kito và Tin Mừng trước, với tất cả ý nghĩa thực sự của  “tách rời và xa lánh….” 

 

Là Kito hữu -theo Luca- là bước theo đường chúa Giesu đã đi là thập giá, là con đường gian khổ đi lên núi sọ (9:57; 10:38; 13:22; 14:25). Chính chúa Giesu đã kêu gọi chúng ta bước theo Người, và chính Người đã làm như vậy để biểu lộ căn tính phi thường của Người qua mầu nhiệm Con Thiên Chúa, đấng nhận biết Chúa Cha và thể hiện là con một Thiên Chúa (10:22). Chúa Giesu đã nói với tất cả những người theo Chúa trong giờ phút lịch sử ấy, và cho tất cả chúng ta là những người theo Chúa ngày nay: “Hãy nghĩ về những điều anh em đang làm và quyết định xem anh em sẽ ở lại với thầy hết đoạn đường này hay không?” 

 

Con người thì luôn luôn bị cám dỗ muốn cho những đòi hỏi của Tin Mừng nhẹ bớt đi để thích hợp với bản tính yếu đuối của mình hoặc là bỏ cuộc giữa đường. Nhưng giá trị thực sự của đời sống cộng đồng Kito giáo lại phụ thuộc vào việc làm của mỗi chúng ta: Một Giáo Hội mà sinh hoạt chỉ lo điều đình và thỏa hiệp thì cũng giống như muối đã mất vị mặn (14: 34-35).

 

HÌNH ẢNH  LÒNG TRẮC ẨN  CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ 

 

Được gọi thì không cần phải toàn hảo mà chỉ cần trung thành và biết lắng nghe. Samuel và những tiên tri của Israel, Martha, Mary và Lazaro thành Bethany, những ngư phủ ở Galilee và ngay cả những người thu thuế mà chúa Giesu đã gọi chắc chắn không phải vì họ có đầy đủ mọi đức tính hoặc đã chu toàn tốt các điều kiện. Thánh Phaolo nói là Chúa Giesu đã gọi “những tên khùng”, làm những người khôn ngoan phải xấu hổ. Hình ảnh Tin Mừng Phúc Âm nơi các môn đệ là lòng trắc ẩn, bởi vì nó giúp người ta chiến đấu để đạt ước mơ, hay đôi khi quên đi tiếng gọi trở nên vĩ đại. Chúng ta sẽ không bao giờ giống nhau, bởi vì Chúa Giesu đã gọi chúng ta, yêu chúng ta, thay đổi chúng ta và làm cho chúng ta giống hình ảnh người. Người đã gọi chúng ta, chúng ta không có chọn lựa nào khác ngoài việc kêu gọi những người khác đón nhận Tin Mừng Chúa và bước theo Người.

 

ĐÔI LỜI KẾT: CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA KITO 

 

Ngày 19-9-2010 tại Birmingham, Anh quốc đã có cuộc lễ phong thánh cho nhà thần học Công Giáo vĩ đại là HY John Henry Newman, một trong những người CG Anh có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 19. Ngài đã từ Anh giáo trở về với Công giáo. Với trí thông minh tuyệt mức và tài viết lỗi lạc ngài đã viết lên những tác phẩm lớn lôi cuốn hàng ngàn người trở về với Chúa Kito và Giáo Hội Công Giáo La Mã.

 

Khi trở lại Công Giáo, HY Newman đã phải hy sinh rất nhiều. Gia đình xa lánh, bạn bè cắt đứt mọi liên hệ. Ngài đã phải từ nhiệm việc giảng dạy và mất hết mọi nguồn lợi lương bổng. Ngài đã phải chịu nhiều đau khổ vì hiểu lầm từ trong gia đình đến những vị lãnh đạo Anh Giáo và những người thân cận nhất. Ngài nói điều duy nhất giúp ngài tồn tại được trong thời kỳ cố gắng ấy là sự hiện diện của chúa Kito trong phép Thánh Thể.

 

Vì cống hiến những công trình phi thường và lòng tận hiến sâu xa, Giáo Hoàng Leo XIII đã vinh danh cha John Henry Newman làm Hồng Y năm 1879. Sau một cuộc sống đầy thử thách, Newman đã nhận được tin vui và tuyên bố “Mây mù đã bay đi hết rồi.” 

 

HY Newman qua đời tại Viện Hùng Biện ở Edgbaston ngày 11-8-1890 hưởng thọ 89 tuổi. Đức Gioan Phaolo II phong ngài lên đấng đáng kính năm 1991. Ngày 19-9-2010, Biển Đức XVI tôn vinh ngài là Tôi Tớ trung thành và tốt lành, người đã trả giá cho tình môn đệ của chúa Giesu. 

 

Nhìn vào Việt Nam chúng ta ở thời đại hiện nay cũng không thiếu những vị đã trả những giá rất đắt vì là môn đệ chúa. Hồng y có, Giám mục có, linh mục có, giáo dân có đã phải chịu biết bao cực hình đau khổ và cuối cùng hy sinh cả mạng sống vì quyết trung thành với Chúa. Không kể 118 vị thánh tử đạo VN hồi xưa, ngày nay còn có một TGM nguyễn kim Điền, HY Nguyễn Văn Thuận, một cha chính / tổng đại diện Nguyễn văn Vinh của Hanoi, một tu sĩ Đỗ bá Lung của Xã Đoài và biết bao ông trùm, chánh trương, thanh niên Công Giáo đã chết rũ tù vì niềm tin môn đệ chúa Kito tai trại tù Cổng Trời vô cùng khắc nghiệt và tàn ác ở Việt Bắc. Họ là những anh hùng tử đạo đã hoàn thành nhiệm vụ đích thực của người môn đệ chúa Kito. Họ đã mất thân xác nhưng được lại vinh quang Thiên Chúa cho giáo phận, đất nước và Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta không thể không bắt chước các ngài được trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước !

 

Fleming Island, Florida

Sept 1, 2016

NTC

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!