Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
PHÁN QUYẾT CUỐI CÙNG LÀ Ở CHÚA

 

 

 

CHÚA NHẬT XXX - C  THƯỜNG NIÊN

Sr 35:12-14,16-18; 2Tm 4:6-8,16-18; Lc 18:9-14

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 

Tiếp tục chúa nhật tuần trước, bài Phúc Âm hôm nay (Lc18:9-15) bàn về cầu nguyện qua 2 dụ ngôn, một dụ ngôn nói về thái độ tự cao tự đại của một người biệt phái, coi mình là đạo đức tốt lành hơn người, một dụ ngôn khuyên chúng ta phải biết tự nhận mình là kẻ tội lỗi, và hoàn toàn phụ thuộc vào lòng thương xót của Chúa. 

Bài Phúc Âm làm chúng ta nhớ lại chuyện Chúa Giesu tha thứ cho người đàn bà tội lỗi (Lc 7: 36-50), trong đó diễn tả hai thái độ trái ngược nhau giữa người biệt phái tên Simon và người đàn bà phạm tội nhưng yêu Chúa nên được Chúa tha thứ. 

Cái tài của Luca trong bài Tin Mừng hôm nay là diễn tả kết quả trái ngược ngày Chúa đến. Câu chuyện nhắm vào người Pharisieu, thành phần đặc biệt thời bấy giờ, tự cho mình là giữ luật lệ khắt khe và coi người khác là bê bối tội lỗi. Tự coi mình là công chính, người biệt phái cầu nguyện với “chính mình”. Toàn thể bài cầu nguyện của ông là nói về mình, về cái hay cái đẹp của mình, ông là thần tượng, là gương sáng cho mọi người, khác hẳn với người thu thuế, thành phần bị xã hội khinh khi.

 

ĐỨNG THẬT XA MÀ CẦU NGUYỆN 

Trái lại, người thu thuế biết mình chẳng tốt lành gì. Ông không thể làm đảo ngược được những việc gian dối của ông. Nếu ông hối hận, cố gắng bồi hoàn những cái ông đã ăn gian thì cũng chẳng giúp gì được ông. Ông chẳng trông mong người ta bỏ qua và tha thứ cho ông. Điều duy nhất ông biết và có thể là đến trước mặt Chúa và nhận mình có tội, dù Chúa có tha thứ cho ông, ông cũng không dám hy vọng. Cách duy nhất mà ông có thể hy vọng và cảm nghiệm được lời Chúa nói với ông: “Cha chấp nhận lời con để con trở nên tốt lành.” 

Ta thấy người thu thuế đứng thật xa bàn thờ mà cầu nguyện. Khoảng cách xa này không chỉ là khoảng cách địa dư mà còn có nghĩa khác biệt về tình trạng và thái độ giữa hai người. Khi người thu thuế cầu nguyện, ông kêu cầu Chúa, van xin lòng Chúa thương xót! 

Bài Tin Mừng này cảnh cáo chúng ta phải coi chừng lời ăn tiếng nói, cung cách và việc làm khi cầu nguyện. Thoạt nghe câu chuyện chúng ta cảm thấy khó chịu. Theo Do Thái giáo, nếu ai trước khi về nhà mà không đi qua đền thánh để kiểm chứng, thì chỉ có thể là người thu thuế. Người nào làm việc cho chính phủ nước ngoài thu thuế dân mình, kẻ cộng tác với chế độ xâm lăng hà khắc và tham nhũng, kẻ phản bội chính trị, kẻ có đạo nhưng gian ác, những tên thu thuế đáng khinh bỉ đều là những kẻ đáng ghét. Miệng chúng  thì leo lẻo “Xin Chúa Thương xót tôi / Miserere” (Tv.51) nhưng cuộc sống thì gian dối.

 

PHÁN QUYẾT CUỐI CÙNG VẪN LÀ Ở CHÚA 

Đúng thế, theo câu chuyện thì người biệt phái đâu phải là người lưu manh, láu cá và người thu thuế cũng không phải là người quảng đại, tốt lành gì. Nếu vẽ dụ ngôn này thành bức tranh hoạt họa thì không trung thực và thiếu công bằng. Vẽ người biệt phái thành một tên lưu manh và người thu thuế thành một anh hùng thì mỗi người đều có giá trị riêng của họ, chẳng có gì là ngạc nhiên vể ân sủng Chúa ban và câu chuyện dụ ngôn mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Không phải tất cả mọi người biệt phái đều bất lương, gian xảo, kiêu căng, và không phải tất cả những người thu thuế đều thực sự nghèo khó, khiêm tốn và thành thật, có đời sống nội tâm sâu xa. Luca đâu có nói là tự đặt mình xa cách, khác biệt với “mọi người” là “đi về nhà cách bất chính, không được Chúa chấp nhận và ban ơn?” 

   Theo dụ ngôn Chúa nói, thì điều mà mỗi người nhận được đều là ơn Chúa ban nhưng không “mặc dù bấtxứng” không phải “ vì tôi tốt lành, tài giỏi.” Nếu xem xét lại cẩn thận hai nhân vật này theo những đức tính của họ và sự phán xét của xã hội cách công bằng, không thiên vị thì câu chuyện vẫn gây xúc động, vẫn tạo sức mạnh cho cả người tội lỗi lẫn người được chúc phúc vì cả hai người đều có cái hay cái dở của họ. Chúng ta không thể hiểu chuyện này theo nghĩa đen những đặc tính của các nhân vật để khi ra khỏi cửa nhà thờ, ta có thể tự nhủ hay nói với người khác: “Cám ơn Chúa, tôi không giống như người biệt phái.” Nên nhớ, kết quả rất có thể trái ngược! Phán quyết cuối cùng vẫn là ở Chúa! 

 

CHÚA LẮNG NGHE NGƯỜI CẦU NGUYỆN KHIÊM TỐN  

Tuy nhiên, người cầu nguyện khiêm tốn thì được Chúa lắng nghe. Bài đọc 1 sách Sira (35:12-14, 16-18) rất phù hợp với ý nghĩa của dụ ngôn trong bài Phúc Âm: “Những ai tự nguyện phụng sư Chúa thì được Chúa lắng nghe; lời khẩn cầu của họ đạt tới thiên cung. Lời cầu nguyện của những kẻ khiếm tốn vọng lên các tầng mây; nó không ngồi yên cho đến khi đạt được yêu cầu, cũng chẳng chịu thoái lui cho đến khi đấng Tối Cao đáp ứng, phán xét công minh và xác nhận người công chính và Chúa sẽ không trì hoãn.”  

 

ĐỜI SỐNG THÁNH PHAOLO TRÀN ĐẦY NHƯ SUỐI NƯỚC THÁNH 

Bài đọc 2 thư thánh Phaolo gửi Timothy (2Tm 4:6-8, 16-18) cho thấy mục vụ của thánh Phaolo quả là quan trọng. Lúc ở trong tù tại Rome, Phaolo đã nhìn thấy cái chết của mình gần kề nên đã chấp nhận và hy vọng. Phaolo đã sống an bình trong Chúa và với chính mình, bình thản đối đầu với tử thần vì biết rằng mình đã không ngại gian khổ và luôn luôn cố gắng cả cuộc đời để phục vụ Tin Mừng. Phaolo biết rằng mình chết là tử vì đạo. Ông coi đó là một cử chỉ hiến tế và ông sẽ hy sinh đổ máu đào (Xh 29: 38-40; Pl 2:17). Lúc kết thúc cuộc đời, Phaolo đã chứng minh là mình đã hoàn thành điều mà chính chúa Kito đã nói trước về ông lúc ông ngã ngựa: “Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy chịu vì danh ta”(Cv 9:16). 

Ngày nay, tượng hai thánh Phero và Phao lo vẫn đứng xừng xững tại Rome. Những đức tinh đặc thù của mỗi thánh nhân và cảm nghiệm của mỗi người và toàn thể Giáo Hội chứng minh rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi các ngài, ngay cả những lúc bị thử thách cam go nhất. Chúa đã ở với Phero để giải cứu ông khỏi tay những kẻ thù tại Jerusalem. Chúa đã ở với Phaolo liên tục trong mọi công tác tông đồ để truyền thông cho ông sức mạnh của ân sủng Chúa, để biến ông thành tông đồ loan truyền Tin Mừng cho dân ngoại, cho mọi quốc gia không hề hoảng sợ (2Tm 4:17). 

Cuộc đời Phao lo đã rập khuôn với cuộc đời chúa Giesu. Trong bữa tiệc ly, chúa Giesu đã nói trước về biến cố trên đồi Calvary, Người chấp nhận cái chết trên thập giá, và với sự chấp nhận ấy, Người biến bạo động thành ban ơn và tận hiến. Phao lo đã viết trong thư gửi tín hữu Philiphe 2:17 vào giờ phút tử đạo của ngài đã sát kề: “Ngay cả nếu tôi phải đổ máu ra như suối nước thánh để làm của lễ cho niềm tin của anh em dâng lên Chúa thì tôi cũng vui mừng và chia sẻ niềm vui ấy với tất cả anh em.”

 

ĐÔI LỜI KẾT:  SỐNG LIÊN LỈ MẬT THIẾT VỚI THIÊN CHÚA 

Để kết luận, xin trích một đoạn trong thư Đức Biển Đức XVI gửi các chủng sinh, được công bố ngày 18-10-2010 để cùng suy niệm. Dù được viết vào dịp kết thúc năm linh mục, lá thư cũng có thể áp dụng cho tất cả chúng ta vì được viết dưới ánh sáng bài Tin Mừng Phúc Âm hôm nay. 

Bất cứ ai ước muốn trở thành linh mục thì trước tiên và trên hết phải là ‘người của Chúa’ như kiểu nói của thánh Phaolo (2Tm 4:16). Đối với chúng ta, Thiên Chúa không phải là một giả thiết trừu tượng, người cũng không phải là kẻ xa lạ đã để lại quang cảnh sau hiện tượng “big bang”. Thiên Chúa biểu lộ chính Người trong Đức Giesu Kito. Trước mặt Đức Giesu Kito, ta thấy mặt Thiên Chúa. Trong lời Người, chúng ta nghe chính lời Thiên Chúa nói với chúng ta. Nó cho thấy, điều quan trọng nhất trên bước đường đi tới thiên chức linh mục và trong suốt đời sống linh mục của chúng ta là tình liên đới của từng cá nhân chúng ta với Thiên Chúa trong Đức Giesu Kito.

  “Linh mục không phải là người lãnh đạo một đoàn thể phải cố công bảo toàn và phát triển các hội viên.

Linh mục là sứ giả của Thiên Chúa được sai đến với dân người. Chúa muốn ông hướng dẫn họ đến với Chúa, và theo phương cách đó, nuôi dưỡng sự hiệp thông thực sự giữa mọi người nam và nữ. Do đó, quả là quan trọng, anh em thân mến, anh em phải học cách sống mật thiết và liên lỉ với Thiên Chúa. Khi Chúa biểu chúng ta phải ‘cầu nguyện liên lỉ’, rõ ràng Người không đòi hỏi chúng ta phải đọc những kinh cầu dài vô tận, nhưng người khuyến cáo chúng ta đừng bao giờ để mất tình thân thiết nội tâm của chúng ta với Thiên Chúa. 

“Cầu nguyện là làm triển nở tình thân thiết ấy. Vậy thì điều quan trọng là mỗi ngày của chúng ta đều phải bắt đầu và kết thúc bằng cầu nguyện; Chúng ta lắng nghe Chúa như là đọc Kinh Thánh vậy; Chúng ta chia sẻ với Người những ước nguyện và hy vọng của chúng ta, những vui mừng và sầu buồn của chúng ta, những thất bại và những tri ân của chúng ta đối với tất cả những ân phúc người ban, vậy thì chúng ta phải luôn luôn có Người hiện diện trước mặt chúng ta như điểm tham khảo hướng dẫn cho đời sống chúng ta. Với phương cách đó, chúng ta sẽ nhận ra những thất bại của chúng ta và cải tiến, nhưng cũng nhận thức ra được vẻ đẹp và tốt lành mà chúng ta có được nhưng không để mà tạ ơn. Với lòng biết ơn, chúng ta sẽ hứng khởi vì có Thiên Chúa ở gần chúng ta và chúng ta có thể phụng sự Người” 

Chớ gì Chúa biến chúng ta thành những người đầy tớ xứng đáng hơn để chúng ta làm những điều chúng ta phải làm, không bon chen, không chú ý đến chuyện tốt hơn người hay cao trọng hơn người, nhưng nhận thức ra mình là những đầy tớ thấp hèn hơn những đầy tớ khác, vì lẽ chúng ta đã được cho, được tha thứ và được chúc phúc quá nhiều

Chớ gì Thiên Chúa ban cho chúng ta trái tim quảng đại khi chúng ta phục vụ Chúa và yêu Chúa nơi tha nhân. Sáng danh Thiên Chúa bây giờ và đến muôn đời! 

    Fleming Island, Florida

    Oct 13, 2016

    NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!