Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CÂU CHUYỆN TÌNH LIÊN ĐỚI

 

Chúa Nhật XXVI-C Thường niên

Am 6:1a, 4-6; 1Tm 6:11-16; Lc 16:19-31

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 

 

Image: The Parable of Lazarus by Fyodor Bronnikov.


 

Qua bài đọc 1 hôm nay (Am 6:1a, 4-7) tiên tri Amos đã nói về một người giàu có chỉ biết hưởng thụ, ăn tiêu phung phí chẳng thèm để ý đến những buồn phiền đau khổ của những người chung quanh.

 

Tiên tri Amos đặc biệt chú ý đến người nghèo. Kẻ giàu có luôn luôn là mục tiêu ông nhắm, vì sự ăn tiêu hào nhoáng phè phỡn của những kẻ giàu có thì do những kẻ chẳng có nhu cầu gì cả phải cung cấp. Cừu non, bê béo (6:4) họ ăn nơi yến tiệc là để dùng tế lễ Thiên Chúa. Họ đem trộn lẫn sự thánh thiêng vào với lò tội lỗi. Họ không thương hại lo lắng cho hoàn cảnh của ông Giuse, là tình trạng của phần đông dân chúng. Họ có biết rằng tiền bạc của cải họ có để tiêu sài bừa bãi như vậy là do dân chúng đóng góp không?

 

Quang cảnh này thường thấy trong xã hội hiện nay, ngoài đời cũng như trong tôn giáo. Nhưng nghĩ về sự thưởng phạt của Thiên Chúa thì chẳng có gì là quá đáng hay thiên vị mà vì họ trong khi ăn chơi chè chén đã quên, không thèm để ý đến những người nghèo khổ đói rách. Xã hội làm cách mạng thì Kito giáo cũng làm cách mạng. Cuộc cách mạng này để dành cho thế giới mai sau và nó bắt đầu ngay bây giờ:“Thiên Chúa kéo những kẻ quyền thế xuống và tung hô những kẻ khiêm nhường” (Lc 1:52). Những kẻ thấp hèn sẽ được tung hô; những kẻ được tung hô sẽ bị hạ xuống.” Quyết định trái ngược này là do Thiên Chúa.

NHỮNG TƯƠNG PHẢN

 

Tin Mừng Luca (Lc 16:19-31) được lồng trong dụ ngôn người giàu có và ông Lazaro, lại một lần nữa làm nổi bật nỗi ưu tư của Luca về thái độ của chúa Giesu đối với kẻ giầu và người nghèo. Dụ ngôn này cho thấy rõ ràng sự tương phản giữa giàu và nghèo. Người giàu có chỉ chú trọng đến cuộc sống hiện tại của mình, nào áo quần đắt tiền, kiểu này kiểu nọ, xe hơi đủ kiểu chưa ai có; ăn thì cao lương mỹ vị, uống thì rượu quí đắt tiền; mức sống thì nâng cấp từng ngày. Ông hoàn toàn ở trong nhà mát mẻ đủ mọi tiện nghi. Ông ta có tất cả mọi sự mà người đời mơ ước nhưng ông chẳng hề có một chút động lòng nghĩ đến người. Ông chỉ nghĩ đến ông mà thôi. Giá trị con người ông là giàu sang phú quí, làm sao kiếm cho được thật nhiều tiền nhiều của, ra đường mọi người phải chầm trồ khen ngợi nể trọng. Ông tự cao tự đại không thèm phụng sự Thiên Chúa, cũng chẳng cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Ông chỉ cần có thật nhiều tiền trong ngân hàng, nhà cửa nguy nga lộng lẫy mấy chục cái, xe loại đắt tiền ít ai có 5, 7 chiếc, uy danh nổi như cồn, muốn gì được nấy, mở miệng là có người dạ vâng là được rồi. Ông chỉ muốn có vậy. Ông Lazaro nghèo hèn khổ cực, bệnh tật, nằm co quắp ngoài cổng nhà ông, ông không quan tâm.

Chữa trị giúp đỡ ông Lazaro ở đời này nói lên tình liên đới của người giàu có với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa hiện diện nơi ông Lazaro. Người giàu có vô cảm, chỉ nghĩ đến mình thì Thiên Chúa không ưa nên khi chết không được ở với ông Abraham trên thiêng đàng mà bị giam vào hỏa ngục, lửa nóng thiêu đốt hành hạ. Còn ông Lazaro, đã phải sống cuộc sống nghèo hèn khốn khổ ở trần gian, nhưng lòng luôn hướng về Thiên Chúa vì ông luôn luôn tin tưởng vào Chúa. Niềm tin của ông thật sắt son. Quần áo rách rưới, người gầy gò, ốm đau lại đói khát, bệnh tật ghẻ lở, yếu đến độ không giơ nổi được bàn tay để đuổi con chó đến gần liếm vết thương của mình, hàng ngày vẫn phải vật lộn chỉ để sống còn chứ chẳng mong giàu sang sung túc. Ông không có nhà để ở, ông sống ngoài đường, xin của bố thí ăn qua ngày. Khi chết ông được các thiên thần mang về thiên đàng ở với Abraham và Thiên Chúa.

Ở với Abraham trên thiêng đàng, Lazaro rất sung sướng hạnh phúc, hưởng thụ bữa tiệc liên hoan cùng với Abraham. Bây giờ Lazaro ở trong nhà!

Khi hai người sống cuộc sống trần thế thì giữa hai người không có hố ngăn cách. Lazaro nằm bê bết, ăn xin ngoài cổng nhà người giầu có. Người giàu có có thể bước ra ngoài và giúp đỡ Lazaro lúc nào cũng được nếu ông ta muốn. Nhưng trong cuộc sống vĩnh cửu, thì giữa thiên đàng và hỏa nguc lại có một hố sâu ngăn cách. Hố này là vĩnh viễn và không thể bước qua được. Người giàu có lúc đó năn nỉ: “Lạy tổ phụ Abraham, xin truyền cho Lazaro xuống giúp con, cho con một giọt nước cho đỡ nóng” (16:24). Người giàu có vẫn tin rằng mình có thể điều khiển và kiểm soát được tình trạng! Ông đâu có biết có những hố cách không thể vượt qua được, mà nếu vượt qua rồi thì không thể trở lại được nữa!

Người giàu có đã không giữ luật Chúa và lắng nghe lời các tiên tri dạy cách yêu thương người hàng xóm láng giềng (Micah 6:8). Ông ta đã không yêu thương người hàng xóm. Các tiên tri cũng báo trước cho biết là đấng Thiên Sai sẽ sinh ra ở Bethlehem và là bạn của những kẻ bơ vơ khốn cùng v.v. (Micah 5:2f; 4:6; Is 61:1-2). Người giàu có đã có thể bước qua ngưỡng cửa ra ngoai để giúp đỡ, làm bạn với những người bơ vơ khốn cùng đó. Nhưng ông đã từ chối, vô cảm như không biết.
 

DỤ NGÔN VỀ TÌNH LIÊN ĐỚI ĐOÀN KẾT

Tin mừng Luca chương 16 không chỉ nói về tiền bạc và giầu sang, nhưng còn nói về tình liên đới giữa con người với nhau. Cho của bố thí, giúp người nghèo, kẻ hoạn nạn 1, 2 trăm thì tốt, nhưng xâm minh can dự vào công tác giúp đỡ thì tốt hơn. Giúp những người hoạn nạn, nghèo khó, bị áp bức, tinh thần sa sút lại là cơ hội làm giàu khả năng giúp người của chúng ta. Mục đích của chúng ta là sự an vui của những người nghèo khó và bị áp bức. Khi cho đi cũng là lúc chúng ta nhận được (Th. Phanxico). Thiên Chúa yêu thương những ai cho đi một cách vui vẻ! Chúng ta phụ thuộc vào cái gì?  Chúng ta có nghĩ là giàu có thì đẹp lòng Chúa không? Chúng ta có lo lắng đủ cho đời sau vĩnh cửu không?
 

TÌNH LIÊN ĐỚI ĐOÀN KẾT THEO THÁNH GIOAN PHAOLO II VÀ ĐỨC BENEDICT XVI

Bàn về bài đọc hôm nay, chúng tôi lại nhớ đến lời thánh GH Gioan Phao II trong cuộc viếng thăm mục vụ của ngài tại Canada, ngày 17-9-1984 trong một bài giảng tại thánh lễ ở Edmonton, Alberta. Ngài nói:    

“Con người sống trong một cộng đồng xã hội. Họ chia sẽ với cộng đồng những đói khát, bệnh tật, thiếu dinh dưỡng, nỗi khốn khổ và tất cả những thiếu thốn do xã hội đó sinh ra. Trong chính con người gọi là loài người thì phải biết cảm nghiệm được những nhu cầu của tha nhân. Vậy Chúa Giesu là quan tòa đã nói về”một trong những người sau chót của anh em,” đồng thời Người cũng đang nói về mỗi người chúng ta và tất cả chúng ta.

Đúng vậy, Người đang nói về bất công và tội ác trên toàn thế giới. Người đang nói về điều mà ngày nay người ta thường gọi là sự chênh lệch giữa Đông và Tây. Và không chĩ giữa Đông và Tây mà còn giữa Nam và Bắc: miền Bắc càng ngày càng giàu hơn, miền Nam thì ngày càng nghèo đi.

Đúng vậy! Miền Nam –đang trở nên nghèo đi; và miền Bắc –đang trở thành giầu hơn. Giàu có hơn vì nguồn lợi khí giới mà các siêu cường và các khối có thể đe dọa nhau. Họ đe dọa nhau -như những tranh cãi đang có hiện nay- nhưng để không hủy giệt nhau.

Đây là một chiều kich riêng biệt, và theo như nhiều người nghĩ, nó là chiều kích xung phong, một loại đe dọa chết người đang treo lơ lửng trên đầu thế giới văn minh ngày nay đang cần phải đươc quan tâm đặc biệt.

Ngoài ra, dưới ánh sáng Lời Chúa, miền Nam nghèo này sẽ xét sử miền Bắc giàu có. Và dân nghèo, cùng những quốc gia nghèo –nghèo đủ thứ, không phải chỉ thiếu cơm bánh mà còn thiếu cả tự do và nhân quyền- họ sẽ xét sử những người này là những kẻ đã lượm nhặt bòn góp tài nguyên của xứ sở họ về cho mình kiểu đế quốc độc quyền về kinh tế chính trị siêu cường mà tốn kém người khác phải lãnh chịu.

Hai mươi sáu năm trước đây, Thánh GH Gioan Phaolo II đã nói những lời mạnh mẽ đó, ngày 17-9-2010 Đức Benedict XVI đã phát biểu tại Westminster Hall lịch sử ở Luân Đôn, có đông đủ cả chính phủ như sau:

 Những giải quyết không được đầy đủ có tính lý thuyết và ngắn hạn cho vấn đề luân lý đạo đức phức tạp đã lộ chân tướng rõ ràng ở kỳ khủng khoảng tài chính thế giới vừa qua. Ai cũng đồng ý là thiếu nền tảng luân lý đạo đức vững chắc trong sinh hoat kinh tế đã làm cho vấn đề trở nên khó khăn trầm trọng mà hàng triệu người trên khắp thế giới phải gánh chịu. “Mỗi một quyết định về kinh tế đều đưa đến một hậu quả luân lý”, do đó về phương diện chính trị, chiều kích luân lý đạo đức của một chính sách sẽ đưa đến những hậu quả quá xa mà không một chính phủ nào mà không biết,(….)

Những năm gần đây, người ta đã thấy có dấu hiệu tích cực về sự đoàn kết lớn mạnh với người nghèo  trên khắp thế giới. Nhưng để thúc đẩy sự đoàn kết đó tới chỗ hành động có hiệu quả lại cần phải có một suy tư mới khả dĩ sẽ cải tiến điều kiện sống về những phạm vi quan trọng như sản xuất thức ăn, nước uống trong sạch, tạo công ăn việc làm, giáo dục, y tế căn bản, giúp đỡ gia đình, đặc biệt những người di dân. Khi đời sống con người được để ý tới thì thời gian lại luôn luôn ngắn ngủi. Tuy nhiên thế giới đã từng chứng kiến những tài nguyên bao la mà nhà nước có thể lấy ra để cứu những cơ quan tổ chức tài chánh kể là “quá lớn để thất bại” Chắc chắn là phát triển con người trên khắp thế giới một cách trọn vẹn thì không phải là vấn đề ít quan trọng. Đây là một xí nghiệp, đáng cho cả thế giới để ý tới, rằng thực sự là “quá lớn để thất bại.”
 

KHIÊM TỐN VỚI THIÊN CHÚA THÌ THẬT LÀ KHÓ

Người giàu có, kẻ lắm quyền thế và người công chính cảm thấy rất khó để cởi mở hạ mình trước Thiên Chúa. Họ tin tưởng vào những kho tàng của chính họ và sự an toàn của họ.  Chỉ một an toàn thực sự là an toàn dựa vào tình bạn với Thiên Chúa và phụng sự Người: Làm đầy tớ loài người và Thiên Chúa theo gương chúa Giesu thành Nazareth. Tự tâng bốc mình là một hình thức tự tin ở mình, đối nghịch với tin tưởng nơi Thiên Chúa. Hành động này cho thấy rõ ràng những người giàu sang, phú quí, tự mãn, hầu như tỏ ra kiêu căng, hãnh tiến, ta là Chúa một cách tự nhiên. Là con người, bản tính yếu đuối nhưng chúng ta lại luôn luôn che dấu sự yếu đuối đó bằng cách tìm kiếm an toàn nơi quyền thế và sự giầu sang. Sự phỉnh gạt này cuối củng cũng không thể che dấu được Thiên Chúa qua hành động phán xét của Người. Chỉ có cách duy nhất để được cứu rỗi là nhận biết sự yếu đuối của mình trước Thiên Chúa và tìm sự an toàn nơi Người mà thôi. Khiêm tốn không phải là hạ mình xuống tỏ vẻ sầu khổ, nhưng là sẵn sàng chấp nhận nỗi khốn khổ đó như là một cử chỉ và hành động phục vụ.
 

Flemig Island, Florida

Sept 23, 2016

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!