|
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
|
CUỘC ĐÀM THOẠI VỚI NGƯỜI ĐÀN BÀ SAMARITA - NƯỚC LÀ TRỌNG TÂM CỦA CUỘC ĐÀM THOẠI
Vì
dịch Vũ Hán Coronavirus, ĐTC không xuất hiện tại của sổ nhìn xuống quảng trường
Thánh Phero, nhung ngài nói trong thư viện của lâu đài Các Thánh Tông Đồ. ‘NƯỚC LÀ TRỌNG TÂM CỦA CUỘC ĐÀM THOẠI’ |
|
BÀI GIÁO LÝ GIỮA NGỌ
Để nắm bắt được ý nghĩa
bài đọc 1 sách Xuất Hành hôm nay (Xh 17:3-7), chúng ta cần nhớ lại những việc
xẩy ra ở chương 16: Đoàn chiên nhỏ bé của Thiên Chúa đã than trách ông Maisen
vì bị đói khát, thiếu đồ ăn nước uống. Thiên Chúa đã từng nghe tiếng than van
của dân vì bị cảnh nô lệ áp bức ở Ai Cập (Xh 3:7), bây giờ Người
lại phải nghe tiêng kêu than vì đói khát nên đã ban cho họ bánh manna và chim
cút. Ra khỏi Ai Cập, họ thiếu thức ăn, một thử thách mới của họ là thiếu
nước uống. |
|
BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐTC PHANXICO TRONG BUỔI ĐẠI TRIỀU YẾT NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 2020
Tại buổi đại triều yết sáng nay hồi 9 giờ 25 tại thư viện trong lâu đài các thánh tông đồ., ĐTC Phanxico trong khi nhắc lại một số bài giáo lý về Tám Mối Phúc Thật đã đặc biệt nói về phúc thật thứ tư: “Phúc cho ai có lòng khao khát trở thành người công chính, vì họ sẽ được toại nguyện” (Mt 5:6).
|
|
CHÚA BIẾN HÌNH: PHÁT BIỂU CỦA ĐTC PHANXICO LÚC ĐỌC KINH TRUYỀN TIN
Dưới đây là bài phát biểu của ĐTC Phanxico tại thư viện trong lâu đài các thánh Tông Đồ ngày 8 tháng 3 năm 2020 vào buổi trưa, trước và sau khi đọc kinh Truyền Tin. Bài phát biểu có thể coi trong TV hay trên màn ảnh ở công trường thánh Phero. Như vậy tránh khỏi tụ họp quá đông người để phòng ngừa nạn dịch Conora virus do chính phủ Ý yêu cầu. |
|
HÃY LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Abraham là người của sứ
mệnh, một vị thừa sai tuyệt vời. Ông được cả 3 tôn giáo lớn tôn sùng là Kito giáo, Do Thái Giáo và Hồi
Giáo. Ông là người sáng lập quốc gia Israel. Tên ông được nói tới 308 lần trong
Cựu Ước và Tân Ước. Ông là người đã thay đổi cả giòng lịch sử thế giới. Trong
bài đọc 1 hôm nay (St 12:1-4a), Lời Chúa nói với Abraham như một mệnh lệnh:“Hãy
rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi…” Thiên Chúa truyền lệnh cho
Abraham phải cắt bỏ mọi liên hệ tổ quốc, bà con họ hàng, và cuối cùng cả gia
đình cha mẹ ruột thịt (c.1). Chúa kêu gọi ông phải lắng nghe và trung thành với
lời Chúa bất kể những ràng buộc gia đình vợ con là liên hệ quan trọng nhất ở
thời thượng cổ lúc đó. Tuy nhiên kèm theo mệnh lệnh này lại là một lời hứa đầy
quyền lực. Thiên Chúa hứa với Abraham “một vùng đất phì nhiêu mà Ta sẽ chỉ
cho biết.” Chúa lại hứa làm cho giòng giống Abraham thành một quốc gia vĩ
đại, con cháu đầy đàn vô kể. Chưa hết, Chúa còn hứa “chúc phúc”
cho Abraham đầy đủ Phúc Lộc Thọ, làm ăn Phát Tài, Danh Thơm luu truyền. |
|
BÀI NÓI CHUYỆN CỦA ĐTC PHANXICO TẠI HỘI NGHỊ GIÁO DỤC CÔNG GIÁO Ở VATICAN
“Tôi
cám ơn quí vị vì công việc mà quí vị đã công hiến hàng ngày cho ngành giáo dục;
tôi cũng cầu xin Chúa Thánh Thần ban sức mạnh cho quí vị trong xứ vụ khó khăn
này…”
|
|
MỘT TRÁI TIM, MỘT NIỀM TIN, MỘT LÒNG TRUNG
Tất cả các bài Kinh Thánh hôm nay đều đượm vẻ buồn thảm. Các bài đọc và Thánh Vịnh 51 là khúc dạo đàn mở đầu cho những đề mục lớn mà chúng ta sẽ nghe và sống trong 6 tuần lễ sắp tới. Đọc bài đọc 1 sách Sáng Thế (St 2:7-9,3:1-7), chúng ta phải để ý đến tính thần học và nghĩa đen của những trang đầu. Giống như những câu chuyện ở 11 chương đầu, câu chuyện vườn địa đàng có thể giúp giải đáp những vấn nạn quan trọng về đời sống thực tế của chúng ta. Tại sao người đàn bà lại đẻ đau? Tại sao ruộng đất lại khô cằn, cày bừa rất khó khăn cực nhọc? Tại sao con rắn lại bò sát mặt đất? Sách Sáng Thế đoạn 2-3 báo trước là nhờ hiểu biết người ta mới cố gắng vượt gian khổ để đạt những nhu cầu của đời sống con người. Vì vậy ngu dốt đôi khi có thể lại là điều vui, nhưng chắc chắn không phải là dấu hiệu của người trưởng thành biết tự lập. Khi con người hiểu được ý nghĩa cuộc đời là đau khổ, thì lúc đó họ mới cảm thấy đời sống nhẹ nhàng bớt dù có gặp khó khăn và phiền toái. Hiểu biết chính là ánh sáng soi đường và cũng là nỗi khổ đau. |
|
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2020 CỦA ĐỨC PHANXICO
Năm nay, một lần nữa, Chúa lại ban cho chúng ta thời gian thuận tiện để -với một tâm hồn mới- mừng màu nhiệm vĩ đại về sự chết và phục sinh của Chúa Giesu là nền tảng của đời sống cá nhân và cộng đồng của người Kito hữu. Chúng ta phải luôn luôn trở về với màu nhiệm này trong tâm trí chúng ta, để nó tiếp tục triển nở trong chúng ta theo mức độ chúng ta mở lòng ra với sức mạnh chúa Thánh Thần và đáp ứng với tâm hồn tự do và quảng đại. |
|
LỄ TRO KHỞI ĐẦU MÙA CHAY THÁNH
Thứ Tư Lễ Tro là ngày khởi đầu mùa Chay
Thánh, cơ hội để người Kito hữu biểu lộ niềm tin của mình một cách rõ ràng và
công khai. Nó phải được thể hiện ở mọi nơi, trong văn phòng, học đường, bệnh
viện, trên xe bus, trạm xe lửa, chỗ xếp hàng mua thức ăn. Dấu hiệu thánh giá
được ghi bằng tro lên trán có một ý nghĩa rất quan trọng: Niềm tin không chỉ
thể hiện ở trong nhà thờ nhưng mỗi ngày trong suốt cuộc sống nơi công cộng. Nó
còn là biểu hiệu con người không là gì cả, chỉ là tro bụi, sẽ chết và trở về
với tro bụi. Remenbo quia pulvis es et in pulverem reverteris. Amen. |
|
YÊU THƯƠNG NGƯỜI HÀNG XÓM
Đức Giesu là một nhà sư phạm
lỗi lạc, cách giảng thuyết của người rất hiện thực và uyển chuyển. Người thường
lấy những khung cảnh thực tế địa phương nhưng vẫn có tính phổ quát làm
nền cho bài giảng. Yêu là một đặc tính của con người, nhưng có nhiều sắc thái
khác nhau tùy địa phương, hoàn cảnh, dân tộc tính và từng
người. Và yêu thế nào để đáp ứng được nguyện vọng và yêu cầu của
Thiên Chúa mới là vấn đề.
|
|
THEO CHÚA GIESU TRONG ÁNH SÁNG CỦA NGƯỜI
Bài Tin Mừng Mathieu hôm nay
phản ảnh Giáo Hội sơ khai sau khi thành Jerusalem bị phá hủy vào năm 70 AD.
Theo bài Phúc Âm, đức Giesu đã quả quyết giá trị cố định của luật (Mt 5:18-19),
nhưng cách cắt nghĩa thì tùy theo đấng bản quyền (Mt 5:21-48). Chúa đã kiện
toàn mọi luật lệ từ căn bản: Đôi khi Người làm cho nó nhẹ đi (như luật ly dị,
luật báo thù), đôi khi Người cắt nghĩa gay gắt hơn (như luật giết người, ngoại
tình và thề thốt), hoặc uyển chuyển tùy trường hợp (như luật ngày Sabbath).
Chúa Giesu đã nhấn mạnh đến hai loại luật về đức Ái là Yêu Chúa (Tl 6:5)
và Thương Người (Lv19:18) mà“tất cả mọi luật và các ngôn sứ đều phụ thuộc vào
hai luật này” ( Mt 22:34-40). Đức Giesu là một tân Maisen vì Người theo sát
luật và truyền đạt ý muốn của Thiên Chúa cho loài người, trước tiên là cho dân
Do Thái, sau đó cho tất cả mọi dân tộc trên khắp địa cầu (Mt
28:19-20). |
|
SỨ ĐIỆP CỦA ĐTC PHANXICO VỀ NGÀY THẾ GIỚI CHO NGƯỜI BỆNH THỨ 28
Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh
nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28).
Đó là chủ đề sứ điệp của ĐTC về Ngày Thế
Giới Cho Người Bệnh thứ 28 được tổ chức ngày 11 tháng 2 năm 2020 nhằm ngày Lễ Đức Mẹ
Lộ Đức. Dưới đây là trọn bản sứ điệp đã được ĐTC ký ngày 3-1-2020, Lễ Thánh
Danh Chúa Giesu (Lễ Đặt Tên) được chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Zenit
staffhealth and healthcare /nguyên ngữ tiếng Ý.
|
|
HÃY LÀ MUỐI TRẦN GIAN VÀ LÀ ÁNH SÁNG THẾ GIỚI (Bải giảng của ĐTC Phanxico Chúa Nhật 5A Thường Niên)
Một Môn Đệ là Muối khi ông ta cố gắng
trở nên khiêm tốn, hiện thân của kiến tạo, trung thành với ‘Giáo Huấn của Chúa
Giesu’. Một môn đệ Là Ánh Sáng khi ông ta ‘dẫn đưa mọi người về với Chúa’. |
|
MUỐI VÀ ÁNH SÁNG
Hãy thử tưởng tượng quang cảnh Chúa Giesu đứng giảng trên bờ biển Galilee, trên đồi, trong sa mạc hay quanh đền thờ Jerusalem có những bạn trẻ ngồi quây quần chung quanh. Người lấy cảnh vật trước mặt làm ví dụ, gây tượng hình cho khán thính giả phù hợp với tập quán và sinh hoạt của dân địa phương và con người thời đại trên khắp thế giới. Những đặc tính này được thể hiện rất rõ trong bài Phúc Âm hôm nay (Mt 5:13-16), nối tiếp bài giảng trên núi mà chúng ta nghe Chúa Nhật trước. Trở lại đất thánh Jerusalem, tại một làng nào đó, chúng ta sẽ thấy cách sinh hoạt và vật dụng của cư dân hiện vẫn còn tồn tại giống như Chúa nói trong những bài giảng của Người.
|
|
LỄ DÂNG CHÚA GIESU TRONG ĐỀN THÁNH (BÀI NÓI CHUYỆN CỦA ĐTC VỚI NHỮNG NGƯỜI HÀNH HUONG)
‘Thánh sử Luca đã tả lại quang cảnh Đức Maria và ông Giuse, ông Simeon và bà Anna, dâng Chúa Giesu trong đền thánh với cùng “môt thái độ nhưng dưới hai dạng thức chuyển động và ngạc nhiên” để cho chúng ta bắt chước noi theo’.
|
|
“XIN CHÚA GỬI XUỐNG CHO CHÚNG TA MỘT NGÔN SỨ”
Trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta
hôm 31 tháng giêng 2020 hồi 18:13, DTC Phanxico đã cầu xin Thiên Chúa ban cho
chúng ta “ Hồng Ân là luôn luôn gửi đến cho chúng ta một Ngôn Sứ”. Đó có
thể là người láng giềng của chúng ta, một đứa trẻ, một người mẹ, một người cha.
Họ sẽ đánh yêu chúng ta khi chúng ta rơi vào tình trạng xem ra có vẻ hợp pháp.” |
|
TOÀN PHÚC hay TÁM MỐI PHÚC (Bài giảng của ĐTC Phanxico ngày 29-1-2020 với khách hành hương)
Trong buổi triều yết tại giảng đường thánh Phaolo VI hồi 9:05 sáng ngày 29-1-2020 của những nhóm hành hương, ĐTC Phanxico đã chia sẻ những suy niệm về bài Giáo Lý Toàn Phúc được đề cập trong Tin Mừng Mathieu (Mt 5;1-11) vào Chúa Nhật này. |
|
LỄ DÂNG ĐỨC GIESU TRONG ĐỀN THÁNH (CHÚA NHẬT 4A THƯỜNG NIÊN)
Hôm nay ngày 2-2-2015 là lễ Hypapante
(1), tức lễ Tiến Dâng Đức Giesu cho Đức Chúa Cha trong đền thánh. Trở lại “Mùa
Giáng Sinh”, là “khởi điểm” ơn Cứu Độ, nhắc nhở chúng ta màu nhiệm con Thiên
Chúa xuống thế làm người. Vì là con người, đức Giesu cũng phải tuân theo những
qui luật của Maisen là tiến dâng mình trong đền thánh. Chúng ta thử tìm hiểu
màu nhiệm tiến dâng Chúa trong đền thánh như thế nào? |
|
HIẾN CHƯƠNG SỐNG VÀ TOA THUỐC NÊN THÁNH
Trên đường hành trình lịch sử của Giáo
Hội, chúng ta cần phải có một viễn kiến để giúp chúng ta giữ vững Hy Vọng giữa
những mây mù ám khí, hồ nghi và tội lỗi, ngay cả những lúc vui mừng, hy vọng và
thắng lợi. Viễn kiến đó là Kinh Thánh, nằm ngay trong hiến chương sống đời Kito
hữu, được gói ghém trong đoạn Tin Mừng Mathieu hôm nay là bài giảng trên núi
hay bài Tám Mối Phúc Thật (Mt 5:1-12a). Đây là bài đầu tiên trong 5 bài giảng
quan trọng của Tin Mừng Mathieu (5:1-7:29). Song song với bài của Mathieu, Luca
cũng có một bài tương tự, nhưng không phải ở trên núi mà ở đồng bằng (Lc
6:20-49). |
|
HÃY CA TỤNG VÀ VUI MỪNG VÌ THIÊN CHÚA Ở GẦN (Bài Giảng của ĐTC Phanxico Lễ Buổi Sáng 28-1-2020 hồi 16:23)
ĐTC Phanxico, trong Thánh Lễ Ban Mai hôm
nay ngày 28 tháng 1 năm 2020 tại Nhà Nguyện Casa Santa Marta -qua bài đọc 1 (2Sm
6:12-15, 17-19)- đã suy niệm, nói về nỗi vui mừng mà vua David cùng dân Israel có
được khi đem hòm Giao Ước Chúa trở về Jerusalem sau khi đã bị lấy mất. |
|
[1]
10
11 12
13
14
15
16
17
18
19 [12/42] |