|
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
|
LỄ BA NGÔI THIÊN CHÚA: CÁM TẠ CHÚA VÌ VINH QUANG CAO CẢ CHÚA
Chúa
Nhật sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là lễ Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ Chúa Thánh
Thần, chúng ta có thể hiểu được Lời Chúa Giesu và đi tới chân lý. Mỗi tín hữu
đều có cảm nghiệm riêng của mình cách thiết thân với chính Thiên Chúa, khám phá
ra Người không cô đơn, nhưng hiệp thông với ánh sáng và tình yêu, với mạng sống
cho đi và nhận lại trong đối thoại đời đời giữa Chúa Cha, Chúa Con trong Chúa
Thánh Thần. |
|
CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG - MỘT THỜI ĐẠI MỚI BẮT ĐẦU
Hẳn Chúng ta ai cũng biết câu chuyện Chúa Thánh Thần hiện xuống
đươc tả lại trong sách Công Vụ Tông Đồ (Cv 2:1-11). Vào một buổi sáng khi bình
minh vừa hé lộ lúc các tông đồ đang tụ họp nhau để cầu nguyện và chờ đợi…Một
ngày mới bắt đầu với tiếng nổ vang từ trời xuống cùng với gió thổi ào ào…. Nghe
thấy tiếng động thì đồng thời cũng nhìn thấy hình lưỡi lửa lan tỏa trên đầu mỗi
người. (Cv 2:3). Đây là quà tặng đầu tiên mà Chúa Thánh Thần ban cho các tông đồ
là nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau. |
|
HỘI ĐỒNG JERUSALEM VÀ NHỮNG Ý KIẾN BẤT ĐỒNG.
Bất đồng ý kiến có xấu không? Chưa chắc. Trái lại,
nó là cơ hội để một tập thể trở nên đồng nhất và đoàn kết hơn. Cộng đồng Giáo
Hội sơ khai ở Jerusalem không phải là không có vấn đề như thấy trong bài đọc
sách Công Vụ Tồng Đồ hôm nay (Cv 15:1-2, 22-29).
|
|
JERUSALEM LÀ GÌ?
Dựa vào bài đọc sách Khải Huyền hôm nay (Kh
21:1-5a), chúng ta tìm hiểu và suy niệm về thị trấn thánh Jerusalem và những địa
danh quan yếu của nó theo tinh thần Kito giáo. Thầy cả rabbi đã để lại một ý tưởng khá lạ lùng
trong kinh sách Talmud Babylone (Kiddushin 49b): thiên đàng, trần thế và
Jerusalem là 3 yếu tố chính của linh hồn Do Thái. Các rabbi nói:“Khi thế giới
được tạo dựng, Thiên Chúa cho thế giới 10 phần vui thì Jerusalem được 9 phần;
Thiên Chúa cho thế giới 10 phần đẹp thì Jerusalem được 9 phần; Thiên Chúa để thế
giới 10 phần đau khổ thì Jerusalem chịu 9 phần.” |
|
TIẾNG GỌI CỦA CHÚA CHIÊN LÀNH
Những bài đọc Tin Mừng của các Chúa Nhật Phục Sinh
đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những biến cố đã xẩy ra cho chúa Giesu và Giáo
Hội dẫn tới cuộc khải hoàn vinh quang của Chúa trên cái chết của Người. Chúa
nhật II, chúng ta suy nghĩ về những vết thương của Chúa, giúp chúng ta hâm nóng
lại tình bạn với Chúa nơi bàn tiệc trong phòng họp ở lầu trên. Chúa nhật III dẫn
chúng ta vào khung cảnh biển hồ cho thấy những thất bại do thiếu niềm tin và
thất vọng, nhưng lại là cơ hội để chúng ta tái xác nhận tình yêu của chúng ta
đối với chúa Kito. Chúa nhật IV hôm nay, chúng ta gặp được Chúa Chiên lành tuyệt
vời. Người biết rất rõ đoàn chiên của người. Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện
cho ơn gọi trong Giáo Hội. Cả ba chu kỳ phụng vụ trong năm, và chúa nhật IV Phục
Sinh đều lấy đoạn Tin Mừng Gioan nói về Chúa Chiên Lành làm chủ đề. |
|
CHÚA GIESU TRAO QUYỀN CHO PHERO
Phần lớn những mục vụ của chúa
Giêsu đều được thực hiện dọc theo bờ biển Galilée phía Tây Bắc hay còn gọi là
biển Tiberia (Ga 6:1) và hồ Gennesaret (Lc 5:1). Câu chuyện Phúc Âm hôm nay (Ga
21:1-19) xẩy ra trong bối cảnh Biển Galilee. Gọi là biển nhưng thực tế nó là hồ
nước ngọt có hình giống như một cây thụ cầm dài cỡ 12-13 dậm và rộng chừng 7-8
dậm. Cá và nghề chài lưới giữ một vai trò quan trọng trong Tân Ước và Giáo Hội
sơ khai. Bắt cá đã trở thành một biểu tượng quan trọng của sứ vụ truyền giáo của
Giáo Hội từ lúc Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ “thả lưới bắt cá người ta” (Mt
4:19; Lc 5:10; Mc 1:17). |
|
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT: BÓNG HÌNH PHERO VÀ NGÓN TAY TOMA
Bài đọc sách Công Vụ Tông Đồ hôm
nay (Cv 5:12-16) diễn tả mức sinh hoạt khá sống động của Cộng Đồng Kito Giáo Sơ
Khai ở Jerusalem. Giáo Hội đã phát triển nhanh chóng và lạ lùng (2:41,47, 4:4;
6:1; 9:31). Một số lớn người, nam có nữ có đã chịu phép Thanh Tẩy và trở thành
môn đệ Chúa (5:14). Những dấu chỉ lạ lùng và ngạc nhiên trước mắt là quà tặng do
Chúa Thánh Thần ban qua những “phép lạ và việc lành” (1Cr 12:9, 28) do các tông
đồ làm. Hình bóng Phero đầy quyền năng được thể hiện qua những hình ảnh được mô
tả trong Công Vụ Tông Đồ (5: 15-16): |
|
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
Đọc bốn Phúc âm thư, chúng ta thấy
mỗi thánh sử tường thuật một cách khác nhau về chuyện Chúa Giesu Phục Sinh.
Không một thánh sử nào tự mình biết và kể lại câu chuyện. Đây là một biến cố màu
nhiệm của Thiên Chúa giữa Đức Giesu Kito và Thiên Chúa Cha. Biên cố phục sinh -tự
bản tính- đã vượt khỏi kinh nghiệm của loài người. Vậy chúng ta học hỏi được gì
về hiện tượng Phục Sinh qua từng câu chuyện do mỗi thánh sử kể lại, đặc biệt câu
chuyện của Mathieu mà chúng ta nghe tuyên xưng hôm Chúa Nhật Phục Sinh?
|
|
THEO CHÚA TRÊN ĐƯỜNG THẬP GIÁ (CHÚA NHẬT LỄ LÁ)
Chúa Nhật Lễ Lá có hai phần: Phần làm phép lá
và phần đọc Tin Mừng thánh Luca diễn lại cuộc khổ nạn của chúa Giêsu. Tiêp theo
việc dân chúng tung hô Chúa Giêsu là vua lúc Người đi vào Jerusalem
(19:28-21:38) là khởi đầu một giai đoạn mới của Tin Mừng về mục vụ chúa Giêsu
làm ở Jerusalem trước khi Chúa chịu chết và sống lại. |
|
CÂU CHUYỆN NGƯỜI PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH
Mùa Chay là mùa ăn năn thống hối
và tha thứ. Câu chuyện người đàn bà phạm tội ngoại tình được thánh Gioan kể lại
(Ga 8:1-11) là cơ hội giúp chúng ta suy nghĩ về bản thân cá nhân mình cũng như
cộng đồng chúng ta trong mùa chay thánh này. |
|
HỐI CẢI VÀ THA THỨ
Tin Mừng thánh Luca đoạn 15 nói về “những gì bị mất được tìm
thấy” như ngụ ngôn chiên đi lạc (c.1-7), đồng bạc bị mất (c. 8-10), và tuyệt
đỉnh là câu chuyện người cha nhân hậu và đứa con hoang đàng trong bài Phúc Âm
hôm nay (Lc 15:11-32). |
|
NÀY TÔI ĐÂY LÀ TÔI TỚ CHÚA - LỄ TRUYỀN TIN
Sự kiện thiên thần truyền tin cho
Đức Mẹ Maria báo hiệu sẽ sinh Chúa Giesu rất quan trọng. Nó gói gém tất cả huyền
nhiệm về việc đức Giesu sinh ra là do quyền năng Thiên Chúa qua đức Maria đồng
trinh. |
|
GIỚI LUẬT VÀ TỰ DO
Trong các tài sản tinh thần của
con người thì Tự Do là trên hết và cao quí nhất. Thiên Chúa đã giải thoát dân
Người khỏi ách nô lệ của Ai Cập thì hiển nhiên là Thiên Chúa yêu thương con
người và dành phần tốt đẹp nhất cho họ. Nhưng, qua quá trình cuộc sống của con
người, có phải tất cả mọi người đều đạt tới và nắm giữ trọn vẹn Tự Do như Chúa
đã ban cho không? Cuộc hội ngộ giữa Thiên Chúa và ông Maisen ở núi Horeb tại
Sinai và cuộc di hành của dân Israel sau khi thoát cảnh nô lệ ở Ai Cập để đi đến
Tự Do đích thực và hoàn toàn là một bài học quí giá cho chúng ta. |
|
VINH QUANG CHÚA TRÊN NÚI TABOR
Bài Tin Mừng Phúc Âm hôm nay nói về chúa Biến Hình trên núi
Tabor. Đây là một trong những viễn kiến tuyệt vời và kỳ diệu nhất có liên quan
đến chúng ta được diễn tả trong Ba Tin Mừng Nhất Lãm: Luca, Mathieu và Marco (Mc
9:2-8; Mt 17:1-8; Lc 9:28-36). |
|
CÁM DỖ VÀ CẠM BẪY
Mùa
Chay là mùa Đoàn Kết, Chia Sẻ và Mở Rộng Lòng với những
người anh chị em xa gần, đặc biệt những ngưòi cần được giúp đỡ nhất. Thứ tư Lễ
Tro đã đưa ra cho chúng ta ba hướng dẫn căn bản để suy niệm và thực hành trong
Mùa Chay Thánh này: Làm việc Thiện, Cầu Nguyện và Ăn Chay Hãm Mình. |
|
LỄ TRO: Ý NGHĨA MÙA CHAY THÁNH -
Mùa Chay Thánh là mùa ăn năn sám hối,
làm phúc, cầu nguyện, để sửa soan tâm hồn đón nhận các ân sủng mà Đức Giêsu Kitô
mang lại nhờ cuộc khổ nạn và cái chết của Người trên thập giá. |
|
CÂU CHUYỆN NGƯỢC ĐỜI
Ý chính của lễ Chúa Nhật hôm nay là yêu thương. Hãy yêu
thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta. Đây là điều răn mới mà Chúa
Giesu đã ban cho chúng ta trong bữa tiệc ly ( Ga 13:34). Bài đọc 1 (1Sm 26:2,
7-9, 12-13, 22-25) cho thấy vua David đã từ chối không giết kẻ thù (Lc 6:27-38).
Chúa đã ra lệnh cho chúng ta làm như vậy, vì yêu kẻ thù là hành dộng phù hợp với
hình ảnh Thiên Chúa và sống bác ái chính là hoa trái của sự hiệp nhất với kẻ thù
như thấy trong bài đọc hai (1Cr 15:45-49). |
|
PHÚC LỢI VÀ CÔNG BẰNG CỦA THIÊN CHÚA
Qua bài Phúc Âm hôm nay (Lc 6:17, 20-26), thánh Luca trình
bày cho chúng ta bốn mối phúc được Chúa Giesu giảng cho đám đông dân chúng và
các tông đồ. Lần này Chúa không giàng ở trên núi mà ở một khoảng đất bằng. Những
người nghe Chúa đến từ những miền duyên hải Tyre và Sidon (c.17) không chỉ có
người Do Thái đến từ Judea và Jerusalem mà cả dân ngoại đến từ bên ngoài
Palestine. Bản của Luca và Mathieu (chương 5-7) có nhiều điểm giống nhau, nhưng
cũng có những điểm khác biệt. |
|
KHỦNG HOẢNG DI DÂN BẤT HỢP PHÁP
Không gì có thể mô tả văn hóa chiến tranh rõ ràng hơn là
tranh luận về vấn đề di dân bất hợp pháp. Từ lâu và hiện nay người ta vẫn liên
tục tranh luận về vấn đề này, nhất là ở Hoa Kỳ thời giữa nhiệm kỳ của TT Donalt
Trump, nhưng chẳng ai đồng ý với ai. Điều này cũng tùy thôi. Tùy lập trường của
người tranh luân: luân lý đạo đức, kinh tế, chính trị, an ninh quốc gia, lập
luận và ý thức hệ v.v. |
|
HÃY CHÈO THUYỀN RA CHỖ NƯỚC SÂU VÀ THẢ LƯỚI
Sóng nước, gió bão, biển cả, tầu thuyền, cá,
núi đồi, lửa…là những biểu tượng có nhiều ý nghĩa rất phong phú trong Kito giáo.
Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta khá nhiều hình ảnh rất tượng hình ấy. Chúa
Giêsu đi trên mặt nước, gió bão sóng biển phải yên lặng, ông Simon Phêrô lưới
được nhiều cá một cách lạ thường, đã là những biểu tượng mang nhiều ý nghĩa cần
phải suy nghĩ. |
|
[1]
10
11
12 13
14
15
16
17
18
19 [13/41] |