Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
HÃY CHUẨN BỊ TÂM HỒN ĐỂ CHÚA ĐẾN CẢI ĐỔI CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA (CHÚA NHẬT I LỜI CHÚA)


Bài Giảng của ĐTC Phanxico

Chuyển ngữ: Nguyễn Tiến Cảnh

Hôm nay 26 tháng 1 năm 2020 là Chúa Nhật I về LỜI CHÚA. Như trong Tông thư Aperuit Illis, ĐTC đã chỉ định Chúa Nhật 3 thường niên làm Chúa Nhật Lời Chúa hàng năm. Dưới đây là bài giảng sáng nay của ĐTC. Xin được lược dịch để chúng ta cùng suy niệm:

“Hôm nay Chúa Giesu lại nói cùng những lời này mà khi xưa Người đã nói ở Galilee: Hãy chuẩn bị tâm hồn. Ta đang ở đây với các ngươi, hãy để cho Ta đến với các ngươi để ta thay đổi cuộc sống của các ngươi’”.

“Chúa Giesu bắt đầu bài giảng của Người (Mt 4:17). Thánh Mathieu đã giới thiệu mục vụ của Chúa. Người chính là Lời Chúa đã đến và nói với chúng ta, bằng chính lời nói của Người và chính cuộc sống của Người. Chúa Nhật I Lời Chúa hôm nay, chúng ta hãy thử tìm hiểu căn nguyên của bài giảng của Người và nguồn gốc của lời hằng sống. Bài Tin Mừng hôm nay (Mt 4:12-23) sẽ giúp chúng ta hiểu biết Chúa Giesu bắt đầu giảng thế nào, ở đâu và cho những ai.

 

CHÚA GIESU BẮT ĐẦU GIẢNG THẾ NÀO?

Bằng một câu nói khá đơn giàn: “Hãy sám hối, vì nước trời đang ở trong tầm tay”(c.17). Đây là đoạn chính của tất cả mọi bài giảng của Chúa: Người nói vương quốc thiên đàng... Điều đó nghĩa là gì? Là vương quốc của Thiên Chúa, là phương cách mà Thiên Chúa cai trị, đối sử với chúng ta theo tình liên đới giữa Chúa và chúng ta. Nước trời đang ở trong tầm tay nghĩa là Thiên Chúa đang ở gần kề chúng ta: Thiên Chúa không còn xa chúng ta đâu. Chúa ngự trên thiên đàng đã xuống trần gian rồi. Người trở thành người như chúng ta. Người đã phá tan bức tường ngăn cách và làm cho khoảng cách giữa Chúa và chúng ta ngắn lại. Chúng ta không xứng đáng được như vậy, nhưng chính Chúa đã hạ mình xuống thấp để gặp chúng ta.

Đây là một đoạn văn đầy phấn khởi. Thiên Chúa đích thân đến thăm từng người chúng ta, qua cách trở thành người như chúng ta. Người không ôm hôn chúng ta theo kiểu trần thế  nhưng bằng tình yêu. Vì yêu, Người đã chấp nhận bản tính loài người, ôm hôn những kẻ Người yêu. Người mặc lấy bản tính loài người vì Người yêu chúng ta và ước mong ban nhưng không cho chúng ta ơn cứu độ mà nếu chỉ riêng chúng ta, không có sự giúp đỡ của Chúa thì chúng ta không tài nào có được. Người muốn ở lại với chúng ta và ban cho chúng ta một đời sống huy hoàng, tâm hồn an bình, niềm vui được Chúa tha thứ và yêu thương.

Đến đây, chúng ta đã hiểu Chúa Giesu đòi hỏi chúng ta cái gì: “Hãy xám hối” hay nói cách khác “Hãy thay đổi cách sống”. Hãy thay đổi cuộc sống. Thời giờ chúng ta sống cho mình đã qua rồi; bây giờ là thời gian sống với Chúa và cho Chúa, với tha nhân và cho tha nhân, với tình yêu và cho tình yêu. Hôm nay Chúa Giesu cũng nói cùng những lời đó với chúng ta: “Hãy chuẩn bị tâm hồn, Ta đang ở đây với các ngươi, hãy để cho Ta đến với các ngươi để ta thay đổi cuộc sống của các ngươi.” Vì vậy Chúa đã ban cho chúng ta lời của Chúa để chúng ta có thể nhận được nó như một bức thư tình mà Người viết cho chúng ta để giúp chúng ta nhận thực được là Người đang ở cạnh chúng ta. Lời người an ủi, khuyến khích chúng ta, đồng thời thách thức chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi những trói buộc của ích kỷ đồng thời giúp chúng ta cải đổi. Vì lời của Người đầy quyền uy có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta và dẫn giắt chúng ta thoát khỏi bóng tối đi vào nơi ánh sáng.

 

CHÚA GIESU GIẢNG Ở ĐÂU?

Nếu hỏi Chúa Giesu giảng ở đâu thì ta có thể nói Người giảng ở những nơi gọi là “tối tăm”. Cả trong bài đọc 1 và bài Phúc Âm đều nói về những người đang ngồi trong “bóng tối của tử thần”. Họ là cư  dân miền Zebulum và Naphtali nằm ở ven biển, bên kia sông JordanGalilee (Mt 4:15-16; Is 8:23-9:1). Chúa Giesu khởi đầu mục vụ của Người tại Galilee, nơi qui tụ nhiều quốc gia với nhiều sắc dân, ngôn ngữ và văn hóa khác nhau. Từ đó danh xưng Galilee mới được thiết lập. Đúng là “miền ven biển”, nơi qua lại của đủ mọi thứ người: dân chài lưới, thương gia và người ngoại quốc, tất cả đều qui tụ về đó để sống. Hẳn ở đó không chỉ có một loại tôn giáo duy nhất của dân Chúa chọn. Tuy nhiên Chúa đã khởi đầu sứ vụ của người tại đó. Không phải từ tiền đường đền thánh Jerusalem, nhưng từ miền đối diện, từ Galilee nơi có nhiều sắc dân, từ miền ngoại biên.

Đây là sứ điệp cho chúng ta: Lời cứu độ được loan truyền không phải để đến những nơi an bình, trong sạch và tinh tuyền, nhưng những nơi tăm tối phức tạp trong cuộc sống của chúng ta. Lúc đó, Thiên Chúa sẽ viếng thăm những nơi mà chúng ta nghĩ là Chúa sẽ chẳng bao giờ tới. Chúng ta đã thường xuyên biết bao nhiêu lần đóng cửa vào mặt Chúa, thường hay hồ nghi, thích đứng trong bóng tối và ẩn núp sau tấm bình phong hai mặt. Chúng ta giữ nó, khóa chặt nó trong tâm chúng ta; có đến với Chúa là để cầu nguyện với những sáo ngữ nhưng lại sợ tâm hồn mình bất an vì sự thật. Nhưng bài Tin Mừng hôm nay nói với chúng ta: “Thế rồi Chúa Giesu đi khắp miền Galilee, giảng dạy, rao giảng Tin Mừng nước trời và chữa lành những người bệnh hoạn” (c.23). Chúa đã đi qua tất cả mọi ngóc ngách của miền Galilee phức tạp ấy. Người không sợ khi phải tìm tòi điều tra mọi thầm kín của tâm hồn, đi sâu vào mọi góc cạnh gồ ghề và nguy hiểm nhất của tâm can chúng ta. Người biết rằng một mình lòng thương xót của Chúa cũng có thể hàn gắn vết thương của chúng ta, một mình sự hiện diện của Chúa cũng có thể biến cải chúng ta, và một mình Lời Chúa cũng có thể canh tân đổi mới tâm hồn chúng ta.

Vậy chúng ta hãy mở rộng những lối đi quanh co gồ ghề của tâm hồn chúng ta để cho Chúa bước đi trên đó, “con đường ven biển”. Chúng ta hãy chào đón mời rước Lời Chúa vào lòng chúng ta. Lời Chúa hằng sống và tích cực, bén nhọn hơn bất cứ gươm giáo hai mặt nào khác…và khả dĩ có thể phán xét mọi ý nghĩ và tâm tư thầm kín trong lòng chúng ta” (Dt 4:12).

 

CHÚA GIESU GIẢNG LỜI CHÚA CHO NHỮNG AI?

Cuối cùng thì Chúa Giesu bắt đầu giảng cho những ai? Tin Mừng nói: “Khi Người đi dọc ven biển Galilee, người thấy ông Simon gọi là Phero và người anh ông là Anre đang thả lưới trên biển, vì họ là dân thuyền chài. Người nói với họ: ‘Hãy theo ta, và ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những tay lưới người’”(Mt 4:18-19). Vậy người đầu tiên được Chúa gọi là dân đánh cá, không phải là những người trí thức có tài năng hoặc những người sùng đạo thường xuyên hay cầu nguyện trong đền thánh, nhưng là dân lao động bình thường.

Chúng ta hãy thử suy nghĩ về lời nói và cách thức Chúa Giesu nói với họ: Ta sẽ làm cho các người trở thành những tay lưới người ta. Chúa Giesu đã nói với những tay đánh cá bằng những ngôn từ bình dân dễ hiểu đối với họ. Thế là cuộc sống của họ biến đổi ngay lập tức. Chúa đã gọi họ tại nơi họ đang ở và bằng cách họ đang sống, để họ có thể chia sẻ với sứ vụ của Chúa. “Ngay lập tức, họ bỏ lưới bỏ thuyền và đi theo Chúa” (c.20). Tại sao họ lại bỏ đi theo Chúa ngay lập tức? Vì họ cảm thấy như bị lôi cuốn bởi Lời. Họ không hấp tấp vội vàng bởi vì họ đã nhận được lệnh rồi, bị lôi cuốn bởi tình yêu rồi. Để bước theo Chúa, chỉ bằng những lời nói hay đẹp thì chưa đủ. Chúng ta hằng ngày còn phải lắng nghe lời Chúa gọi. Chính Chúa, chỉ một mình Chúa biết rõ chúng ta và yêu thương chúng ta trọn vẹn, dẫn dắt chúng ta đi sâu vào cuộc sống có ý nghĩa. Như Chúa Giesu đã làm với các môn đệ biết nghe lời Chúa.

Đó là lý do tại sao chúng ta cần Lời Chúa: để chúng ta có thể nghe, -giữa muôn ngàn lời  hào nhoáng ve vãn trong đời sống hàng ngày của chúng ta- chỉ một Lời duy nhất nói với chúng ta, không phải về mọi sự mà là về sự sống.

 

Anh chị em thân mến,

Chúng ta hãy để dành riêng một phòng trong cuộc sống của chúng ta cho Lời Chúa. Mỗi ngày, hãy đọc một hai câu Kinh Thánh. Hãy bắt đầu với Tin Mừng: Hãy mở nó ra và để nó trên mặt bàn. Hãy mang nó trong túi, hãy đọc nó trên cell phone và để nó linh ứng cho chúng ta hằng ngày. Chúng ta sẽ khám phá ra thấy Thiên Chúa đang ở gần chúng ta, Người đánh tan mọi bóng tối nơi chúng ta, và với tình yêu thương vĩ đại, Người dẫn đưa cuộc sống của chúng ta vào sâu trong nước rửa hằng sống.

ĐTC Francis

Vatican Jan. 26, 2020  10:43

 

Chuyển ngữ: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

(Theo Zenit bản Anh Ngữ của Deborah Castellano Lubov (bản gốc tiếng Ý)

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!