Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
BÀI GIẢNG VẾ LỄ HIỂN LINH CỦA ĐTC PHANXICÔ


 

 

Copyright: Vatican Media

Như ba Vua / ba nhà đạo sĩ, ‘Chúng ta cần phải lớn lên trong Thờ Lạy’

Nhận thấy bài giảng của ĐTC rất đáng cho chúng ta là nhũng Kito hữu suy niệm, chúng tôi xin được chuyển ngữ để mọi người cùng nhau nghiền ngẫm và thực hành. Những tiêu đề nhỏ là do người chuyển ngữ đặt thêm để làm nổi bật ý của đoạn văn.

Dười đây là bài giảng của Đức Phan Sinh trong buổi lễ HIỂN LINH tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phero ở Vatican ngày 6-1-2020.

 

                                                         ***

1* Đời sống Kito Giáo là hướng về Thiên Chúa

Trong bài Tin Mừng hôm nay (Mt 2:1-12) các nhà đạo sĩ đã nói lý do tại sao các ngài đã lên đường: “Chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao của Người ở phương Đông và đã đến để thờ lạy Người (c.2). Thờ lạy là kết thúc và là mục đích của cuộc hành trình của những nhà đạo sĩ. Thực vậy, khi các ngài tới Bethlehem, “các ngài đã thấy con trẻ với Maria là Mẹ Người, các ngài đã quì gối và thờ lạy Người” (c.11). Một khi chúng ta làm mất ý nghĩa của chữ Thờ Lạy, chúng ta cũng làm mất luôn hướng đi của chúng ta trong đời sống Kito giáo, là một cuộc hành trình hướng về Chúa, không phải hướng về chúng ta. Tin Mừng cũng cảnh báo chúng ta về mối nguy hiểm này, vì bên cạnh những nhà đạo sĩ còn có những người mất khả năng thờ lạy.

 

2* Những con người mất khả năng thờ lạy

Trước hết là vua Herod, ông nói thờ lạy, nhưng chỉ là để lừa gạt. Ông yêu cầu ba nhà đạo sĩ nói cho ông biết nơi con trẻ sinh ra để “Tôi cũng có thể đến và thờ lạy Người”(c.8). Thực ra Herod chỉ thờ lạy chính ông ta mà thôi, vì vậy ông ta muốn dứt điểm con trẻ bằng cách nói dối. Hành động này cho chúng ta thấy điều gì? Khi chúng ta không thờ lạy Thiên Chúa, chúng ta sẽ đi đến chỗ thờ lạy chính chúng ta. Cũng vậy, khi đời sống Kito giáo không thờ lạy Thiên Chúa thì có thể trở thành -một cách kín đáo- là công nhận chính chúng ta và tài năng của chúng ta. Đó là một nguy cơ trầm trọng. Chúng ta sử dụng Thiên Chúa thay vì phục vụ Người. Đã bao nhiêu lần chúng ta lẫn lộn giữa lợi ích của Tin Mừng và lợi ích của chúng ta? Đã bao nhiêu lần chúng ta che dấu những tiện ích của chúng ta dưới cái áo choàng tôn giáo? Đã bao nhiêu lần chúng ta lẫn lộn quyền năng của Thiên Chúa là thứ để phụng sự tha nhân, với quyền lực trần gian là thứ dùng để phục vụ chúng ta?

Thêm vào Herod còn có những người khác trong Tin Mừng cũng mất khả năng thờ lạy. Họ là những thầy cả thượng tế và những nhà thông luật. Họ nói với Herod rất chính xác nơi đấng Thiên Sai sinh ra là Bethlehem thuộc Judea (c.5). Họ biết những lời tiên tri và có thể trích dẫn một cách chính xác. Họ biết phải đi đến đâu nhưng họ đã không đi. Ở đây chúng ta cũng rút ra được một bài học.

 

3* Điều kiện và hiệu quả của thờ lạy

Trong đời sống Kito giáo, chỉ hiểu biết thôi vẫn chưa đủ, đừng kể chúng ta xuất ngã, đừng kể chúng ta đi tiếp cận với tha nhân và thờ lạy, chúng ta vẫn không thể biết được Thiên Chúa. Khoa thần học và những hậu quả của mục vụ sẽ chẳng có ý nghĩa gì hoặc chỉ một chút xíu, trừ khi chúng ta cúi mình quì gối giống như những nhà đạo sĩ là những người không chỉ có kiến thức hiểu biết để hoạch định một cuộc hành trình mà còn có khả năng lên đường và cúi đầu thờ lạy. Một khi chúng ta thờ lạy, chúng ta sẽ nhận thực được rằng niềm tin không đơn giản là một bộ giáo lý hay mà còn là một tình liên đới với Đấng hằng sống mà chúng ta gọi là tình yêu. Nó nằm trong sự tiếp cận với chúa Giesu, mặt với mặt, mà chúng ta đến đề nhìn Người đúng như là Người. Qua việc thờ lạy, chúng ta khám phá thấy đời sống Kito giáo là một câu chuyện tình với Thiên Chúa, trong đó điều thực sự quan trọng không phải là những tư tưởng hay của chúng ta mà là khả năng chúng ta làm cho Chúa trở thành trọng tâm tình yêu của chúng ta như những người yêu làm với người họ yêu. Đó là điều mà Giáo Hội phải có, là một tín hữu (một người thờ lạy) trong tình yêu với Chúa Giesu, vị phu quân của mình.

 

4* Thế nào là thờ lạy?

Năm mới bắt đầu, mong rằng chúng ta cũng khám phá ra một điều mới là niềm tin đòi hỏi phải thờ lạy. Nếu chúng ta có thể quì gối trước mặt Chúa Giesu, chúng ta sẽ lướt thắng cám dỗ để bước đi trên chính con đường của chúng ta. Vì thờ lạy liên quan đến sự vượt thoát khỏi một hình thức tù đày ghê gớm nhất tức nô lệ với chính mình. Thờ lạy là đặt Chúa -không phải chúng ta- vào trung tâm điểm, là để mọi sư vào đúng vị trí của nó, còn Thiên Chúa thì phải để lên trên hết. Thờ lạy là coi kế hoạch của Thiên Chúa quan trong hơn thời giờ, chức tước và địa vị của chúng ta. Đó là chấp nhận giảng huấn trong Kinh Thánh. “Ngươi phải thờ lạy Thiên Chúa là Chúa ngươi mà thôi” (Mt 4:10). Chúa ngươi: thờ lạy nghĩa là thực hiện làm sao để ngươi và Thiên Chúa thuộc về nhau, ngươi có thể nói truyện với Người một cách tự do và mật thiết. Có nghĩa là mang đời sống của chúng ta đến với Người và để Người thâm nhập vào đời sống của chúng ta. Có nghĩa là để lời an ủi của Người hiện diện nơi trần thế. Thờ lạy nghĩa là khám phá ra, khi cầu nguyện chỉ cần nói: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của tôi!” là đủ, và để cho tình yêu dịu dàng của Chúa thấm nhập chúng ta. Thờ lạy là đi đến với Chúa Giesu không cần phải có cả một danh sách những điều cầu xin, nhưng chỉ cần một điều duy nhất là ở lại với Người. Đó là cả một khám phá cho thấy niềm vui và bình an tăng lên với nguyện cầu và tri ân. Trong thờ lạy, chúng ta biến nó thành khả dĩ đối với Chúa để nhờ tình yêu của Người biến đổi chúng ta, để soi sáng nơi u tối của chúng ta, để biến yếu đuối của chúng ta thành sức mạnh và ban can đảm khi bị thử thách. Thờ lạy là tập trung vào điều cốt yếu, loại bỏ những điều vô ích và những đam mê làm cho tâm trí chúng ta bị tê liệt và xáo trộn. Trong thờ lạy, chúng ta học biết được phải vất bỏ những thứ không được tôn thờ và coi là Chúa như tiền bạc, chủ nghia tiêu thụ, khoái lạc, thành công, cái tôi. Thờ lạy là cúi mình xuống trước Đấng Tối Cao và để khám phá trước sự hiện diện của Người cái vĩ đại của cuộc đời không ở chỗ mình có nhưng ở chỗ mình yêu. Thờ lạy là nhận ra được tất cả chúng ta đều là anh chị em huynh đệ trước tình yêu nhiệm màu là cầu nối mọi khoảng cách: để bắt gặp thiện ích tại suối nguồn; để -trong sự gần gũi của Thiên Chúa- ta có được can đảm hầu đến gần với tha nhân. Thờ lạy là yên lặng trước sự hiện diện của Lời Chúa và học hỏi cách dùng lời làm sao không làm tổn thương nhưng mang lại an ủi.

Thờ lạy là một hành động yêu có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta. Đó là điều mà các nhà đạo sĩ đã làm. Biếu Chúa vàng nhưng nói với Chúa là chẳng có gì quí trọng hơn Chúa. Tặng Chúa hương thơn nhưng nói với Chúa chỉ có hiệp nhất với Chúa thì đời sống chúng ta mới nâng cao hướng về thiên đàng. Tặng Chúa mộc dược, dầu thoa dùng chữa những vết thương và vết bầm, nhưng nói với Chúa chúng ta sẽ giúp đỡ những người bị loại bỏ ra ven đường xã hội và những kẻ đau khổ vì nơi họ có Chúa hiện diện.

 

5* Tự vấn

Anh chị em thân mến,

Hôm nay, mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: Tôi có phải là một Kito hữu biết thờ lạy không? Nhiều Kito hữu cầu nguyện nhưng họ không thờ lạy. Chúng ta hãy tự đặt một câu hỏi thế này: Trong chương trình hàng ngày của chúng ta, chúng ta có dành riêng thì giờ để thờ lạy không, có dành một nơi nào trong cộng đồng của chúng ta để thờ lạy không? Đây là tùy chúng ta, với tư cách là một Giáo Hội, phải đem ra thực hành những lời chúng ta cầu xin như trong Thánh Vịnh hôm nay: “ Lạy Chúa! tất cả mọi dân tộc trên mặt đất này sẽ thờ lạy Chúa”. Trong khi thờ lạy, chúng ta sẽ khám phá ra được, giống như những nhà đạo sĩ, ý nghĩa của cuộc hành trình của chúng ta. Và, giống như những nhà đạo sĩ, chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm được “một niềm vui chan hòa” (Mt 2:10).

 

ĐTC PHAN SINH

Ngày 6 tháng 1 năm 2020 10:43

 

Chuyển ngữ: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Theo Zenit, bản dịch Anh ngữ từ bản gốc tiếng Ý của Vatican

 https://zenit.org/articles/popes-homily-for-solemnity-of-epiphany-3/

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!