Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
CHIÊN THIÊN CHÚA VÀ CUỘC TỬ ĐẠO


CHÚA NHẬT II-A THƯỜNG NIÊN

Is 49:3, 5-6; 1Cr 1:1-3; Ga 1:29-34

                              Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Khi ông Gioan thấy Chúa Giesu tiến về phía mình thì nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đấng xóa tội trần gian…” (Ga 1:29)

Hình ảnh Gioan Tiền Hô trong bài Tin Mừng hôm nay (Ga 1:29-34) lại một lần nữa đưa chúng ta trở lại Mùa Vọng để suy niệm về cuộc tương phùng giữa Gioan Tiền Hô và Đức Giesu ở sông Jordan với phép Thanh Tẩy. Thánh Gioan kể lại câu chuyện đức Giesu chịu phép rửa khác với ba thánh sử kia, ngay cả cách cắt nghĩa về lịch sử. Thánh Gioan không nói đến truyền thống và liên hệ họ hàng giữa Gioan Tiền Hô và Đức Giesu, bà Elizabeth và mẹ Maria như trong Luca (Lc 1). Trong Tin Mừng Gioan, phép rửa không liên hệ đến tha thứ tội lỗi nhưng có mục đích khải huyền, nghĩa là chúa Giesu muốn tỏ mình cho dân Israel. Đối với Gioan, những biến cố có tính lịch sử thì không đầy đủ; điều quan trọng là phải có tác động làm chứng về Chúa Giesu. 

Gioan thánh sử đã làm ngược lại phong trào coi Gioan Tiền Hô cao hơn Đức Giesu. Ông không kể lại biến cố phép rửa, nhưng đặt nặng ý nghĩa chứng nhân của Gioan Tiền Hô ở tác động phép rửa. Ông nói Gioan Tiền Hô là người công khai tuyên bố lý do hiện hữu của mình: “Tôi hiện hữu, tôi đến, là để cho người ta nhận biết chúa Giesu.”

NHẬN BIẾT CHÚA GIESU THẾ NÀO? 

Vậy thì cuối cùng làm sao mà Gioan Tiền Hô nhận biết đức Giesu? Ông phối hợp lời các tiên tri với sự thúc đẩy của đấng đã sai đức Giesu đến với ông để chịu phép rửa và việc ông gặp gỡ những người ăn năn thống hối và những kẻ hồ nghi. Gioan thánh sử đã nhận ra Người qua lời nói và việc làm chứng tỏ có Chúa Thánh Thần hoạt động nơi Người mà ông biết sẽ chịu phép rửa bằng lửa và Chúa Thánh Thần. Ngay cả Gioan Tiền Hô cũng cần phải có thời gian quan sát mới nhận ra Người là đức Giesu thành Nazareth khi thấy Chúa Thánh Thần ngự trên đầu Người. Đây không phải là một nhận biết bộc phát hay tất nhiên. Nó đến từ từ và xâm nhập từ từ vào những môi trường chung quanh cùng một cách thức như vậy.

Để có một cái nhìn Kito Giáo thực sự và đúng nghĩa về sự liên hệ giữa đức Giesu và

Gioan Tiền Hô, Gioan Thánh Sử đã chứng minh chúa Giesu thực sự là Tôi Tớ Thiên Chúa như trong những bài ca tôi tớ của Isaiah. Bài đọc 1 sách Isaiah (Is 49:3, 5-6) là bài ca thứ hai trong bốn bài ca “tôi tớ đau khổ” của  Isaiah. 

Tiếng nói phát ra từ trời báo cho Gioan Tiền Hô biết Người mà Thần Linh Thiên Chúa ngự trên đầu là đấng Thiên Chúa chọn và chịu phép rửa bởi chúa Thánh Thần. Câu sau cùng của bài Phúc Âm hôm nay là một xác tín mà tất cả chúng ta phải nhận biết, coi lời Gioan Tiền Hô là hiển nhiên. Mỗi người chúng ta đều được linh hứng để nói “Tôi đã thấy và tôi làm chứng Người là Con Thiên Chúa”(c.34). Xác quyết này đã âm thầm in sâu vào tâm chúng ta và biến chúng ta thành “Ánh Sáng Muôn Dân” tỏa chiếu trên mọi quốc gia dân tộc.

CHIÊN THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG THIÊN SAI TỬ ĐẠO 

Câu 29 trong bài Phúc Âm hôm nay là lời Gioan nói khi thấy Chúa Giesu tiến đến gần mình: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đấng xóa tội trần gian”. Kiểu nói “Chiên Thiên Chúa” có một ý nghĩa đặc biệt mà chúng ta vẫn dùng để cầu nguyện trong thánh lễ. Ẩn ý của danh hiệu Chiên Thiên Chúa có thể là chiên khải huyền toàn thắng sẽ hủy giệt mọi ác quỉ (Kh 5-7; 17:14), chiên vượt qua máu sẽ đổ ra để cứu chuộc dân Israel (Xh 12) hoặc tôi tớ đau khổ bị giết giống như chiên bị giết để tế lễ xá tội (Is 53:7, 10). 

Trong Tân Ước, chiên và cừu ám chỉ không những Chúa Kito mà cả những ai theo Người. Trong những trường hợp này, Chúa Giesu là người chăn chiên và những người theo Chúa là đàn chiên. Chúa Giesu đi tìm chiên lạc cho đến khi thấy lại được trong khi những chiên kia được để ở nhà để tự chăm sóc nhau. Chúa Kito là nạn nhân nói lên tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta mà biểu tượng là Con Chiên. Đối với Kito hữu, Chúa là “chiên” như trong sách Isaiah: Bị hành hạ trà đạp, nhưng Người khiêm nhường, không bao giờ than van, giống như cừu bị giết trong lò sát sinh, chiên bị cắt lông hay tế lễ mà không hề mở miệng kêu ca. 

Phero khi được Chúa Giesu ủy thác coi sóc đoàn chiên đã được căn dặn phải nuôi dưỡng cả chiên nhỏ lẫn chiên lớn. Chúa Giesu gửi các môn đệ đi khắp thế giới không có khí giới, không tiền bạc, không uy quyền giống như “chiên giữa bày sói”. Những người chết vì tin vào Tin Mừng Chúa Giesu Kito, không bảo vệ mình bằng bạo động là đã theo gương chúa Giesu. Tử vì đạo giống như “chiên bị mang đi giết trong lò sát sinh”. Chiên đau đớn vì bị bạo hành dù không đáng phải bị như vậy. Tất cả  đều là biểu tượng của vô tội. Chiên thì thường dùng làm lễ vật hiến tế. Khi Gioan Tiền Hô gọi chúa Giesu là “Con Chiên Thiên Chúa”, ông ám chỉ đức Giesu là đấng Thiên Sai, người mà trong suốt cuộc sống và lúc chết đều biểu lộ bản tính thực của Thiên Chúa. 

TỬ VÌ ĐẠO LÀ LÀM CHỨNG NHÂN CHO NIỀM TIN

Phép rửa ban cho chúng ta ân sủng để làm chứng nhân, đôi khi phải hy sinh cả mạng sống vì niềm tin, bởi lẽ chúng ta đã được liên kết với chúa Kito và được Người in dấu. Danh từ “Tử-Vì-Đạo” tự nó đã nói lên ý nghĩa của nó. Tiếng này dịch từ chữ Martyr mà nguyên ngữ Hy Lạp có nghĩa là “chứng nhân”, người sẵn sàng và tự do chịu đau khổ, hy sinh mạng sống mình vì niềm tin. Người tử vì đạo thà chết hơn là chối bỏ niềm tin của mình. Họ nhẫn nhục chịu đau khổ theo gương chúa Kito, không hề chống đối lại kẻ cáo gian và truy tố mình. Người tử vỉ đạo chết thực vì nguyên do thánh. Người tử vỉ đạo chết giả không vì nguyên do thánh mà vì những lý do thế tục. Môi trường tử đạo không là quá khứ, mà là hiện tại ngày hôm nay. Thực tế cho thấy ở thế kỷ vừa qua, rất nhiều Kito hữu đã chịu tử vì đạo một cách anh hùng ngoài sức tưởng tượng của con người. 

Người Kito hữu trong Giáo Hội sơ khai cũng là những chứng nhân sự thật của Kito Giáo thời ấy. Lúc nào họ cũng liên đới trách nhiệm phải chọn lựa giữa chết và chối bỏ chứng tá của mình. Nhiều người đã cương quyết chấp nhận thà đau khổ và chết chứ không từ bỏ Chúa. Cuộc tử đạo của những chứng nhân Kito Giáo thực sự có ý nghĩa. Họ không đi tìm kiếm quyền lực, uy danh, nhưng dâng hiến sự sống mình vì Chúa Kito. Họ chứng tỏ sức mạnh của họ không phải là khí giới nhưng là yêu người trọn vẹn. Tình yêu đó đã được Thiên Chúa ban cho những ai theo Chúa Kito đến độ hiến dâng mạng sống mình vì Người. Vì vậy, người Kito hữu, từ lúc có Kito Giáo đến nay, luôn luôn bị truy nã vì Tin Mừng Phúc Âm như chúa Giesu đã tuyên bố: “Nếu họ truy nã thầy, họ sẽ truy nã anh em” (Ga 15:20). 

Thánh Agnes thành Roma mà Giáo Hội mừng lễ kính vào ngày 21 tháng 1 sắp tới là một gương tử đạo sáng ngời từ nhiều thế kỷ nay. Một cô gái mới 13 tuổi mà đã dám chết cho niềm tin. Em tử đạo vì từ chối không chịu lấy làm vợ một công dân La Mã giàu có. Em dõng dạc tuyên bố em không bao giờ cưới bất cứ ai ngoài đức Giesu Kito. “Từ lâu -nàng nói- tôi đã đính hôn với một vị hôn phu vô hình ở trên trời; tim tôi thuộc về chàng, tôi sẽ trung thành với chàng cho đến chết”. Tên nàng là Agna có nghĩa là tinh trong theo ngôn ngữ Hy Lạp, và là con chiên theo tiếng Latin. Nàng là một trong nhiều nạn nhân của cuộc truy nã người Kito hữu thời Diocletian. 

Là thánh, Agna là người theo gương chúa Giesu Kito. Tử vì đạo, nàng chết giống như chúa Kito. Là nữ đồng trinh, nàng giữ trọn niềm tin, hy vọng và tình yêu sống động giữa những bạo động kinh hoàng. Agnes chịu phép rửa bằng cái chết của chúa Kito nên nàng có được sự sống của Người. Chớ gì mỗi chúng ta cũng được như vậy!

TƯƠNG QUAN GIỮA LỜI VÀ CHÚA THÁNH THẦN

Chúng ta tiếp tục suy niệm Tông Thư LỜI CHÚA / VERBUM DOMINI của Biển Đức XVI nói về “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh của thế giới qua mối tương quan giữa Lời và Chúa Thánh Thần, đoạn 15:

Sau khi suy niệm lời quyết định sau cùng của Chúa nói với thế giới, chúng ta cần phải chú ý đến sự liên hệ giữa sứ mệnh của Chúa Thánh Thần và Lời Chúa. Trong thực tế, không thể hiểu mạc khải Kito Giáo một cách chính xác khác với sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Điều này là do việc Thiên Chúa tự thông công luôn luôn bao gồm mối liên đới giữa Chúa Con và Chúa Thánh Thần mà Iranaeus thành Lyons ví như “hai bàn tay của Thiên Chúa Cha”. Chính Thánh Kinh cũng nói về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong lịch sử ơn cứu độ, đặc biệt trong đời sống của chúa Giesu: Người thụ thai bởi trinh nữ Maria do quyền năng của Chúa Thánh Thần.(Mt 1:18; Lc1:35); khi bắt đầu sứ mệnh công khai, trên bờ sông Jordan, chúa Giesu nhìn thấy Chúa Thánh Thần hiện xuống trên đầu mình dưới dạng chim bồ câu (Mt 3:16). Với cùng tâm trạng đó, Chúa Giesu tác động nói thành lời và vui mừng hớn hở (Lc 10:21). Và trong Chúa Thánh Thần, Chúa Giesu tự hiến tế (Dt 9:14). Khi sứ mệnh của chúa Giesu kết thúc, theo thánh Gioan, chính Chúa Giesu đã nói rõ ràng là Chúa đi để gửi Chúa Thánh Thần xuống với những ai thuộc về Người (Ga 16:7). Khi Chúa Giesu sống lại, thân xác vẫn mang đầy những dấu vết cuộc khổ nạn, nhưng Người lại đổ ra tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần (Ga 20:22) để cho các môn đệ được chia phần với chính cuộc khổ nạn của Người (Ga 20:21). Chúa Thánh Thần đã phải dạy cho các môn đệ tất cả mọi điều và làm cho họ nhớ lại tất cả mọi điều Chúa Kito đã nói (Ga 14:26), bởi vì Người, Thánh Thần của Sự Thật (Ga 15:26) sẽ hướng dẫn các môn đệ đi vào sự thật (Ga 16:13). Sau cùng, trong công vụ tông đồ, chúng ta đọc thấy Chúa Thánh Thần hiện xuống với 12 môn đệ lúc họ đang tụ họp cầu nguyện cùng mẹ Maria vào ngày lễ Ngũ Tuần (Cv 2:1-4), và buộc họ phải lãnh sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho muôn dân. 

Vậy, Lời Chúa được diễn tả thành lời của loài người nhờ có Chúa Thánh Thần hoạt động. Sứ mệnh của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần không thể tách rời nhau và tạo thành một ơn cứu độ duy nhất. Chúa Thánh Thần tác động lên ngôi Lời Nhập Thể trong bụng trinh nữ Maria cũng là cùng một Chúa Thánh Thần hướng dẫn Chúa Giesu xuyên suốt sứ mệnh của Người và hứa ban cho các môn đệ. Chúa Thánh Thần đã nói qua các ngôn sứ cũng là cùng một Chúa Thánh Thần đã chống đỡ và linh hứng cho Giáo Hội trong công tác loan truyền Lời Chúa và  giảng dạy của các tông đồ. Sau cùng, cũng chính Chúa Thánh Thần đã linh hứng cho các tác giả Kinh Thánh.” 

Fleming Island, Florida

Jan. 12, 2020

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!