Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
THẾ GIAN GIẢ TRÁ

 

CHÚA NHẬT XVIII-C THƯỜNG NIÊN

Gv1:2, 2:21-22; Tv 90; Cl 3:1-5,9-11; Lc 12:13-21

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Ảnh internet

Để thêm chi tiết cho ngụ ngôn Tin Mừng thánh Luca 12:13-21, bài đọc I sách Giảng viên (Gv 1:2, 2: 21-23) cho ta biết đời sống là mau qua, phù du qua câu nói “ Giả trá của giả trá…, tất cả đều là giả trá. Vanitas vanitatum….(1:2). Phật giáo có câu “Đời là vô thường” cũng không khác gì câu nói trong kinh thánh ‘Đời là Giả Trá’, mọi sự đều là hư vô và chóng qua. 

Hai tiếng “Giả Trá” được hiểu là “không thực”, như là ‘vàng giả’, bề ngoài trông giống vàng thật nhưng bên trong không phải là thật nên chẳng có giá trị gì.Trong sách Giảng Viên câu đó lại hàm chứa một ý nghĩa khác. Theo Anh Ngữ thì phải hiểu là “trống rỗng” hay “chẳng là gì cả”, vậy “Giả Trá” nghĩa là một cái gì “hoàn toàn phung phí, vô ích, mất thì giờ”. “Giả trá của giả trá” thì còn tệ hơn nữa. Tác giả sách Giảng Viên đã tự đặt tên mình là “Qoheleth”, nghĩa là “người lượm lặt” hay là “thầy dạy”.  Ông là người đa nghi yếm thế, sống thọ nhưng coi mọi việc ông làm là phù du và ông kết thúc sách  bằng một câu vắn gọn nhưng rất thực: Điều duy nhất có giá trị ở đời là nhận biết Thiên Chúa.

 NGỤ NGÔN VỀ TÍCH TRỮ CỦA CẢI 

Bài Tin Mừng Luca hôm nay (Lc 12:13-21) nói về hai thái cực đối nghịch nhau. Một người chỉ để ý và tin tưởng vào của cải vật chất, là người chỉ ham làm giàu và lo giữ của (c.16-21) ngược lại người nhận biết mình phụ thuộc vào Thiên Chúa (c.21) thì coi thường và xa lánh mọi của cải vật chất, danh quyền mà chỉ nghĩ đến những gì vững bền, là “thật”, tức kho tàng trên trời (c. 33-34). 

Nhân câu chuyện ham tích trữ của cải, một người trong đám đông yêu cầu chúa Giêsu giúp việc chia gia tài. Chúa đã từ chối và quay ra bàn về của cải vật chất trần gian. Một ông chủ nông trại gặp lúc được mùa đã quyết định phá cái lẫm cũ, xây lẫm mới lớn hơn để có thể tích trữ được nhiều hoa màu hơn. Đến đây, chúa Giêsu tỏ ý muốn ông chủ trại chia sẻ của cải dư cho người nghèo. 

Thèm muốn tích trữ của cải vật chất ở đây không phải chỉ là không tạo của cải bác ái nơi tay Thiên Chúa mà còn là thái độ bất cần, không thèm đếm xỉa đến những nhu cầu của người khác như làm phúc, giúp dân oan, kẻ bị ức hiếp, cướp đất chiếm nhà hoặc bắt bớ giam cầm một cách bất công tự tiện. Câu chuyện ngụ ngôn không nhắm vào việc ông chủ trại bất nhẫn với thợ thuyền hay có hành vi tội ác nào khác. Ông chủ trại này đã tỏ ra cẩn thận, bảo thủ và ích kỷ. Vậy, nếu ông không phải là người bất công, thì ông là gì? Chuyện ngụ ngôn gọi ông là tên khùng. Ông sống hoàn toàn cho ông, chỉ nói với chính ông, bàn định kế hoạch cho ông và rồi tự khen tự sướng với mình. Thế rồi bất ngờ tử thần đến cho thấy ông quả là một tên khùng. “Vì được lời lãi cả thế gian mà để mất linh hồn thì nào có lợi ích gì?”(Lc 9:25) 

Ôm đồm, tham lam “bám chặt vào của cải” coi của cải quan trọng hơn cả con người là hủy hoại tình liên đới, không làm theo lời giáo huấn của Chúa Giêsu. Người đó không nối kết với thế giới bên ngoài một cách thích đáng.

 KHO TÀNG CỦA ANH Ở ĐÂU? 

Bám chặt vào tư hữu” là tự hại linh hồn mình. Trong gia đình có sự sào sáo thường là do những bất đồng về của cải tiền bạc. Người nào chỉ để ý đến của cải vật chất thế gian thì cuối cùng cũng sẽ mất dù bề ngoài xem ra họ thành công. Tử thần sẽ làm tiêu tan mọi của cải vật chất, nếu họ sống đời lãng phí (c.13-21) không biết dùng sự giàu sang để giúp tha nhân. 

Thèm muốn là ước mong một cách trái phép cái mà người khác đang có hay ganh tỵ với người khác khi thấy Thiên Chúa cho người ta một điều gì. Đức Giêsu đưa ra giới răn “Chớ tham lam”, đồng thời cũng nhấn mạnh con người sống không chỉ để kiếm cho được dư thừa của cải vật chất. Chúa Giêsu đã hỏi đúng tim đen anh chàng giàu có:Vậy kho tàng của anh ở đâu? (Lc 12:34). Kho tàng đi sát với lòng trí mình, là chủ điểm của khao khát, thèm muốn, ước mơ và đam mê. Cái gì chúng ta để  tâm trí vào nhiều nhất chính là kho tàng cao quí nhất của chúng ta! Nó giết ta nếu ta không vun đắp cho kho tàng thực sự, kho tàng thiêng liêng.

 GIẦU CÓ VÀ THAM LAM

Người đời thường quan niệm giầu sang là dấu hiệu được Chúa thương, nghèo khổ là vì Chúa ghét. Chúa Giêsu không nói giầu là xấu, là sai lầm tội lỗi. Các thánh Mathieu, Marco và Luca đều nhắc lại lời Chúa Giêsu “ Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào được nước thiên đàng”. Tham lam sẽ là tội lỗi nếu nó sinh ra hậu quả xấu, biến phúc đức của giầu sang thành gánh nặng là muốn có nhiều hơn nữa. Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Hãy cẩn thận…vì của cải của anh em không cứu được anh em đâu. Cuộc sống không phải chỉ là vật chất!” 

Kể chuyện ngụ ngôn là Chúa Giesu muốn cảnh báo chúng ta là tham lam có thể biến cuộc sống thành vật chất, vì cuộc sống không phải chỉ để tìm kiếm thú và lợi vật chất cho được “thật nhiều hơn nữa”, Tham lam làm hư hỏng giới răn “Anh em chỉ có một Thiên Chúa mà thôi”, “không ai có thể làm tôi hai Chúa” đúng như thánh Phaolo đã nói với tín hữu Colossians: “Anh em hãy giết chết những gian dâm, ô uế, đam mê, thèm muốn xấu và tham lam của anh em đi”(Cl 3:5).

 NHỮNG THÁCH ĐỐ CỦA TINH THẦN PHÚC ÂM VỀ SỰ GIẦU SANG 

Tin Mừng chúa Giesu là một “cảnh cáo đối với giầu sang phồn vinh”. Chúa không chống đối giàu sang, nhưng kết án những ai làm nô lệ cho giầu sang và gắn bó sống chết với nó. Giàu sang sẽ trở thành ân phúc khi nó được chia sẻ cho người khác, bằng không nó sẽ là những trở ngại và nhà tù cho những ai không muốn chia sẻ nó cho tha nhân. 

Chúng ta không phải là chủ nhân mà chỉ là người quản lý những của cải chúng ta sở đắc mà thôi. Những thứ này không thể coi là độc quyền tư hữu; Thiên Chúa để cho mỗi người chúng ta làm quản lý, ủy nhiệm cho chúng ta giữ để phân phát nó cho những người cần thiết theo như sự quan phòng của Chúa, như sách Giáo Lý Công Giáo dạy: “của cải vật chất có giá trị xã hội, và theo nguyên tắc phân phối phổ quát, nó là của chung của tất cả mọi người” (# 2404). 

Tích trữ “kho tàng trên trời” không có nghĩa là sắp đặt để chắc chắn mình có một chỗ ở trên thiên đàng. Chúng ta phải dựa vào Thiên Chúa là nguồn gốc bảo đảm, phải có một liên hệ thực sự và thành thật với Thiên Chúa là đấng biết chúng ta, chấp nhận chúng ta và cho chúng ta một cuộc sống có ý nghĩa. Chúng ta cũng phải biết Thiên Chúa là đối tượng duy nhất của “linh hồn” chúng ta. Chúng ta thề hứa là đi tìm Vương quốc Thiên Chúa, tin tưởng vào Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta điều ta thực sự cần thiết (Mt 6:33). Nếu chúng ta coi Thiên Chúa là “kho tàng” của chúng ta thì chúng ta sẽ không còn ước mơ gì khác; chúng ta có thể lướt thắng bất cứ chướng ngại nào.

 ĐỂ DÀNH CHỖ CHO THIÊN CHÚA 

Trong tông thư “Bác Ái Trong Sự Thật /Caritas in Veritate”, Đức Benedict XVI” đã nói về một phần phát triển của con người trong bác ái và sự thật. Đoạn 11 nói về ngụ ngôn Tin Mừng này. 

Không có viễn ảnh về đời sống vĩnh cửu thì sự thăng tiến của con người ở thế gian này sẽ không phát triển nổi. Nó sẽ đưa tới nguy cơ là chỉ lo tích lũy của cải và làm giầu; vì vậy loài người sẽ mất can đảm để phụng sự những của cải cao quí hơn, những sáng kiến lớn lao và vô vị lợi là Bác Ái Phổ Quát. Con người không thể phát triển bằng khả năng riêng của mình và cũng không do ai trao cho mình được. Qua giòng lịch sử, con người thường quan niệm là có những cơ chế có bảo đảm đủ để con người hoàn thành quyền phát triển của mình.

“Nhưng tiếc thay! Tin tưởng quá nhiều vào các cơ chế làm như chúng có thể tự động phân phối những ước muốn khách quan đó. Nhưng trong thực tế, những cơ chế này tự nó lại không đủ, vì phát triển con người toàn vẹn khởi đầu là một ơn gọi, do đó nó đòi hỏi mọi người phải nhận trách với tình liên đới. Ngoài ra, phát triển như vậy lại đòi hỏi một viễn kiến siêu nhiên về con người là cần có Thiên Chúa; nếu không thì sự phát triển hoặc là bị phủ nhận hoặc là quá tin tưởng nơi loài người với tư duy là có thể tự cứu chuộc mình, để rồi cổ võ cho một hình thái phát triển vô nhân tính. Chỉ có tiếp cận với Thiên Chúa, chúng ta mới có thể nhìn thấy nơi người khác một cái gì khác hơn là một tạo vật bình thường để nhận ra hình ảnh Thiên Chúa nơi người khác; như vậy là họ đã thực sự đi tìm Con Người ấy và hoàn thành trong yêu thương điều gọi là ‘để ý và chăm sóc tha nhân’.”

 LỜI KẾT:  THIÊN CHÚA CÔNG BẰNG VÀ NHÂN HẬU  

Sau cùng, chúng ta hãy cùng nhau suy niệm lời thánh Gregory Nazianzen:  

“Anh chị em và bè bạn thân mến, chúng ta hãy thử -không một hậu ý nào cả- đóng vai người phân phát hung ác tặng phẩm của Thiên Chúa. Nếu chúng ta làm vậy thì chúng ta sẽ phải nghe lời quở trách của thánh Phêro rằng: Khốn nạn thay, ngươi đã giữ lại cho ngươi những cái thuộc về người khác. Hãy nhìn vào  sự công bằng của Thiên Chúa là ‘không ai  bị nghèo đói’ cả. 

“Trong khi những người khác bị đau khổ vì nghèo khó, đừng cực nhọc tích lũy tiền bạc cho thật nhiều, vì làm vậy, chúng ta sẽ bị tiên tri Amos đe dọa gắt gao bằng những lời này: Hãy nghe đây, ngươi là kẻ nói khi nào trăng tròn hết, chúng ta có thể bán; và vào ngày Sabbath chúng ta sẽ mở kho tàng của chúng ta?

“Chúng ta hãy làm theo luật số 1 là luật quan trọng nhất của Thiên Chúa, đấng cho mưa trên cả người công chính lẫn kẻ tội lỗi và cho mặt trời chiếu sáng trên tất cả mọi người một cách đồng đều. Thiên Chúa tạo ra trên trái đất, mùa xuân, suối nước và rừng rậm cho tất cả mọi người. Người ban không gian cho chim trời, nước cho cá và nhu cầu sống căn bản dồi dào cho tất cả mọi người không thêm bớt hay giới hạn hoặc thiên vị. Những của cải căn bản đó là chung cho tất cả mọi loài đã được Thiên Chúa ban cho một cách quảng đại và không thiếu thốn gì cả. Người đã làm điều đó để mọi loài thụ tạo có cùng bản tính có thể nhận được tặng phẩm đồng đều và Người có thể cho chúng ta thấy lòng nhân hậu của người phong phú biết chừng nào!” 

Xem vậy những ai hủy hoại môi trường sống là không những phá hoại của cải mà Thiện Chúa ban cho loài người mà còn cướp đoạt tài sản của tha nhân. Chúng ta có quyền –vì lẽ công bằng- đứng lên đòi hỏi họ phải đền bù xứng đáng và trả lại.

Fleming Island, Florida

August 1, 2016

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!