Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
BÀI GIÁO LÝ GIỮA NGỌ


CHÚA NHẬT 3A MÙA CHAY

Xh 17:3-7; Rm 5:1-2, 5-8; Ga 4:5-42

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 

Để nắm bắt được ý nghĩa bài đọc 1 sách Xuất Hành hôm nay (Xh 17:3-7), chúng ta cần nhớ lại những việc xẩy ra ở chương 16: Đoàn chiên nhỏ bé của Thiên Chúa đã than trách ông Maisen vì bị đói khát, thiếu đồ ăn nước uống. Thiên Chúa đã từng nghe tiếng than van của dân vì bị  cảnh nô lệ áp bức ở Ai Cập (Xh 3:7),  bây giờ Người lại phải nghe tiêng kêu than vì đói khát nên đã ban cho họ bánh manna và chim cút. Ra khỏi Ai Cập, họ thiếu thức ăn, một thử thách mới của họ là thiếu nước uống.

 

NƯỚC VÀ THỨC ĂN TRONG CỰU ƯỚC

 

Trong câu 1 chương 17 sách xuất hành (Xh 17:1), người kể truyện chỉ nói là dân chúng vì không có nước uống đã gây lộn với ông Maisen. Có lẽ vì kinh nghiêm chuyện cũ, ông Maisen cho việc dân cãi lộn với ông tức là cãi lộn với Chúa (Xh 17:2).  Ông hành sử giống như trong Xuất Hành 16:8: “Chúng tôi là gì? Các anh than trách không phải là than trách chúng tôi, mà là than trách Thiên Chúa.” Trong khi ông Maisen để ý đến chuyện bất hòa giữa dân với ông thì Chúa lại nghĩ khác: Chúa động lòng trắc ẩn. Thiên Chúa của Israel đã không kết án những người Do Thái than van, nhưng lại truyền cho Maisen tụ họp các kỳ mục lại rồi đưa họ lên núi Horeb chỗ hòn đá, dùng cây gậy đập vào đó để có nước, cây gậy mà Maisen đã làm nhiều phép lạ ở Ai Cập. Chúa lại nói cho Maisen yên tâm vì có Chúa hiện diện: “Còn ta, ta sẽ đứng kia trước mặt ngươi” (c.6). Trước kia thì cho manna và chim cút từ trời, bây giờ thì nước từ hòn đá, Thiên Chúa muốn chứng tỏ cho dân Người biết Người là Chúa muôn vật. Hai từ Massah và Meribah có nghĩa là dân Israel thử thách Thiên Chúa, “Anh em chớ có thử thách Thiên Chúa như đã thử ở Massah (Tl 6:16; Tv 81:7). Khi dân chúng muốn thử Thiên Chúa là họ muốn thấy có Thiên Chúa hiện diện với họ một cách rõ ràng. Hành động muốn thử thách Thiên Chúa được cắt nghĩa ở câu 7b khi họ không tin có Chúa ở với họ.
 

CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA NGƯỜI ĐÀN BÀ SAMARI VÀ CHÚA GIESU

 

Chủ đề khát và nước lại tiếp tục trong câu chuyện Tin Mừng rất lý thú và gợi hình hôm nay. Chuyện người đàn bà Samari gặp chúa Giesu vào chính ngọ ( Ga 4:5-42). Người đàn bà này là một giáo lý viên nhiệt thành và cẩn thận nhất trong Tin Mừng Gioan. Câu chuyện có lúc như khôi hài, lại không đúng với khung cảnh của giếng Jacob nằm sâu trong lòng Samari. Giếng là giếng công chung cho tất cả mọi người, thì mọi người phải ở đó cùng một lúc để lấy nước. Tại sao người đàn bà này lại đến giếng vào chính ngọ? Có lẽ những người đàn bà khác ở trong làng đã muốn tránh mặt bà vì tư cách của bà  không đàng hoàng. Bà có 5 chồng, bây giờ lại đang ở với một người đàn ông khác không phải là chồng (c.16-18)!
 

Theo phong tục, một người đàn ông nói chuyện với một người đàn bà không chồng ở nơi công công thì rất đáng nghi ngờ. Người Do Thái coi người đàn bà Samari không được trong sạch, do đó họ không được uống nước do người đàn bà đó đưa. Vì vậy các môn đệ rất ngỡ ngàng khi thấy Chúa Giesu nói chuyện với người đàn bà Samari này. Người đàn bà đó đã hỏi Chúa Giesu: “Ông nghĩ rằng ông lớn hơn tổ phụ Jacob chúng tôi sao, ngài đã cho chúng tôi giếng nước này, và ngài cùng con cháu chúng tôi đã uống, cả đàn gia súc của ngài nữa” (c.12). Câu chuyện kết thúc bất ngờ khi chúa Giesu yêu cầu bà ta: “Chị hãy đi gọi chồng chị đi !” Trong lúc đàm thoại với người đàn bà, chúa Giesu đã tỏ lộ Chúa thực sự lớn hơn tổ phụ Jacob và, Chúa đã ban một giao ước mới, một nghi lễ mới và một mạc khải mới.

 

Khi chúa Giesu đề nghị cho người đàn bà “Nước Hằng Sống” thì bà ta trả lời là “ông không có gầu để kéo nước vì giếng này sâu lắm” (c.11). Người đàn bà lúc đó nghĩ nước Chúa nói là nước thông thương không phải nước ao tù. Nhưng khi nghe nói về nước đưa đến sự sống vĩnh cửu thì bà ta hiểu ngay và nói: “ Vậy xin ông cho tôi nước đó….” Nước sự sống nghĩa là nước mặc khải mà chúa Giesu mang lại. Người đàn bà được Chúa Giesu mời gọi để nhìn biết toàn thể vấn đề ở một mức độ mới: Có nước, rồi nước hằng sống; bánh và thức ăn là ước nguyện của Thiên Chúa; Jacob và chúa Giesu; đấng thiên sai đã hứa và chúa Giesu; ý niệm về thờ kính và thờ phượng thực sự; cứ thế mà tiếp tục…Thờ phượng Chúa Giesu “trong Thần Khí và sự Thật” (c.23) không phải là thờ phượng trong tâm trí mình. Thần Khí này là linh trí được ban cho anh em bởi Thiên Chúa là Sự Thật và có khả năng giúp anh em thờ phượng Thiên Chúa một cách thích đáng (Ga 14:16-17).

 

Người đàn bà khi khám phá ra Chúa Giesu đã biết sự thật của bà thì liền bỏ gầu múc nước ở đó đi vào thành kêu gọi mọi người ra gặp chúa Giesu: “Hãy đến mà coi! Đây là Người đã nói với tôi tất cả mọi sự mà tôi đã làm. Ông ta chẳng phải là đấng thiên sai hay sao?” Điều đó phải chăng cũng có lý khi chúng ta cảm thấy niềm tin của mình bị xa sút, hay khi chúng ta làm một điều gì đó để khuyên giải người khác đến với Chúa Giesu là Nguồn Mạch sự Sống? 
 

NGƯỜI SAMARI THỜI NAY

 

Trong bài Tin Mừng Gioan hôm nay, chúa Giesu đã vượt qua rào cản văn hóa để đến với người đàn bà Samari. Những người phụ nữ như bà đang sống bên lề xã hội thời tổ phụ. Những người phụ nữ giống như bà đang phải còng lưng gánh nước về cho gia đình và gia súc. Những hình ảnh này chúng ta thường nghe biết thấy trên báo chí truyền thanh truyền hình và mạng lưới toàn cầu, những hình ảnh từ thế giới thứ ba đang kêu gào van xin chúng ta một tình thương. Họ là những người đàn bà nội chợ, có trách nhiệm việc nhà, bếp núc, giặt dũ, chăm nom con cái….
 

Một cách nào đó, khi người đàn bà xin Chúa nước hằng sống có thể hiểu là một ao ước, thèm khát, trống rỗng cần phải được bồi đắp cho đủ. Cuộc đàm thoại của Chúa với bà đã hoàn toàn biến đổi bà. Cuối cùng, bà bỏ chiếc gầu “trống rỗng, khô cạn và thèm khát” của bà bên bờ giếng rồi đi tìm những người mà trước đây bà và họ tránh né không muốn gặp nhau. Bà chia sẻ với họ nỗi vui mừng khi bà được giải phóng lúc gặp Chúa Giesu. Vì bị loại trừ, bị đẩy ra rìa xã hội, bà thèm khát được sát nhập, được chấp nhận là thành viên của cộng đồng. Bây giờ bà được chúa Giesu chấp nhận, bà đã có một nhân cách thực sự có ý nghĩa mà bà đã tìm kiếm và chờ mong từ lâu!

 

Ngày nay, có nhiều “bà Samari” dưới nhiều hình thức khác nhau đang ước mong được giải phóng. Họ khao khát được mọi người hiểu và chấp nhận họ vào lại xã hội mà họ đã từng là thành viên mà bị loại trừ. Hãy thử nghĩ đến nạn buôn người, những phụ nữ những cô gái đang cần những người như Chúa Giesu biết lắng nghe nguyện cầu của họ, nói thay cho họ và mang họ khỏi cảnh oan nghiệt sa đọa đó. Nhiều người nhìn họ như là phạm nhân, cặn bã của xã hội, đẩy họ ra lề đường vì họ là tỵ nạn, di dân ra đi để kiếm việc làm và an ninh tốt hơn để giúp đỡ gia đình. Tình trạng ghê gớm nào ở trong gia đình, trong nước họ đã khiến họ phải phiêu lưu như vậy? Những hy sinh mà họ đang chịu chỉ vì hoàn cảnh xã hội chính trị kinh tế và vì chính những người thân yêu của họ. Họ cần được chúng ta giúp đỡ đòi lại nhân cách mà Thiên Chúa đã ban cho họ.

 

Câu chuyện người đàn bà Samari là một ẩn dụ về chính cuộc đời chúng ta, cuộc đời sa mạc bị bỏ quên, tội lỗi và tuyệt vọng. Trong mùa chay này chúng ta đang chờ đợi những giòng nước mát thống hối, tha thứ và tinh tuyền. Thống hối là nhận biết những nhu cầu của chúng ta trong đời sống ở giữa sa mạc, nhu cầu phá bỏ những hàng rào ngăn cách chúng ta và tha nhân, nhu cầu tìm nước hàng sống là nước làm cho ta thực sự hết khát. Mùa chay mời gọi chúng ta đến với người phụ nữ Samari trong câu truyện Tin Mừng hôm nay và những người phụ nữ Samari khác trên khắp thế giới và tất cả những ai đang tha thiết cần sự sống. Chớ gì Thiên Chúa giúp chúng ta can đảm đến với họ, lắng nghe họ, cho họ ăn, chia sẻ với họ nước sự sống.

 

Vào mùa chay 2011, Biển Đức XVI đã viết:

 

“Lời Chúa Giesu nói với người đàn bà Samari là: ‘Cho ta xin chút nước uống’(Ga 4:7) là diễn tả cuộc khổ nạn của Chúa Giesu vì mọi người, đồng thời ước mong thức tỉnh trong tâm chúng ta lòng mong ước có được tặng phẩm là “một suối nước nội tâm, chảy cuốn đến đời sống vĩnh cửu” (Ga 4:14). Đây là tặng phẩm của Chúa Thánh Thần, biến đổi những kito hữu thành “những tín đồ thực sự”, biết cầu xin Thiên Chúa Cha “trong thần khí và sự thật” (Ga 4:23). Chỉ có loại nước này mới làm cho chúng ta hết khát điều thiện hảo, sự thật và vẻ đẹp! Chỉ có nước này, do Thiên Chúa Con ban cho, mới có thể tưới mát những tâm hồn khô cạn như sa mạc luôn thao thức và bất mãn, cho đến khi nó tìm ra được sự yên nghỉ trong Chúa.

 

LỜI KẾT: SỐNG MÙA CHAY THANH

 

1- Trong mùa chay, chúng ta khao khát những gì? Và tìm kiếm những gì?

 

2- Suy niệm lời của Jean Vanier dựa vào bài Tin Mừng hôm nay: “Những đổ vỡ của chúng ta như là vết thương qua đó sức mạnh của Thiên Chúa có thể xâm nhập con người chúng ta và biến đổi chúng ta. Cô đơn không phải là điều chúng ta phải xa lánh, nhưng từ đó chúng ta có thể kêu van lên Thiên Chúa, nơi mà Thiên Chúa sẽ tìm thấy chúng ta và chúng ta tìm thấy Thiên Chúa. Vâng, đúng vậy. Qua những vết thương của chúng ta, quyền lực Thiên Chúa có thể xâm nhập chúng ta và trở thành giống như những giòng sông có nước hằng sống để tưới ướt trái đất khô cằn trong chúng ta để rồi chúng ta có thể tưới mát trái đất khô cằn của những người khác cho hy vọng và tình yêu được tái sinh.”

 

3- Đọc các đoạn #97-98  “Lời Chúa và chứng nhân Kito hữu” trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng các Giám Mục LỜI THIÊN CHÚA (Verbum Domini)

 

4-Tuần này chúng ta hãy đến với những người sống bên lề xã hội vào giữa trưa, đúng giờ ngọ, không phải ở giếng nước nhưng trong một quán café, lúc giải khát, tại bàn ăn, nơi công viên hay khu thương mại của thành phố. Hãy lắng nghe một câu chuyện tang thương, đau khổ, kinh hãi của một người nào đó. Hãy để cho nước hằng sống của lòng trắc ân Chúa Kito chảy qua bạn rồi chảy sang tưới ướt cuộc sống sa mạc của một ai đó.


 

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!