Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
HÃY LẮNG NGHE LỜI CHÚA


CHÚA NHẬT 2A MÙA CHAY

St 12:1-4a; 2Tm 1:8b-10; Mt 17:1-9

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


ABRAHAM LÀ CHA CỦA NIỀM TIN

Abraham là người của sứ mệnh, một vị thừa sai tuyệt vời. Ông được cả 3 tôn giáo lớn  tôn sùng là Kito giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Ông là người sáng lập quốc gia Israel. Tên ông được nói tới 308 lần trong Cựu Ước và Tân Ước. Ông là người đã thay đổi cả giòng lịch sử thế giới. Trong bài đọc 1 hôm nay (St 12:1-4a), Lời Chúa nói với Abraham như một mệnh lệnh:“Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi…” Thiên Chúa truyền lệnh cho Abraham phải cắt bỏ mọi liên hệ tổ quốc, bà con họ hàng, và cuối cùng cả gia đình cha mẹ ruột thịt (c.1). Chúa kêu gọi ông phải lắng nghe và trung thành với lời Chúa bất kể những ràng buộc gia đình vợ con là liên hệ quan trọng nhất ở thời thượng cổ lúc đó. Tuy nhiên kèm theo mệnh lệnh này lại là một lời hứa đầy quyền lực. Thiên Chúa hứa với Abraham “một vùng đất phì nhiêu mà Ta sẽ chỉ cho biết.” Chúa lại hứa làm cho giòng giống Abraham thành một quốc gia vĩ đại, con cháu đầy đàn vô kể. Chưa hết, Chúa còn hứa  “chúc phúc” cho Abraham đầy đủ Phúc Lộc Thọ, làm ăn Phát Tài, Danh Thơm luu truyền.

Qua bài đọc 1 này, chúng ta biết được là dân Chúa chọn sẽ không bao giờ bị cô đơn. Họ được kêu gọi phải làm triển nở sứ mệnh của mình rộng lớn hơn, không được co cụm lại cho mình. Họ không được phép độc chiếm những ưu tư của Thiên Chúa. Người hứa luôn luôn ở với mọi tạo vật và toàn thể nhân loại. Abraham chấp nhận những ân phúc đó và đem chia sẻ cho những dân tộc khác trong suốt cuộc đời ông đến cháu ông là ông Lot cùng với sự can thiệp đầy quả cảm của ông nhân danh thành Sodom và Gomorrah (St 18:22-23) và giao ước của ông với vua Abimelech (St 21:22-34). Đến đây ta nên để ý đến hậu ý của câu chuyện này. Một phần chúc phúc mà Thiên Chúa hứa với Abraham là “làm cho danh tiếng ông lẫy lừng”. Những kẻ cố xây tháp cao chọc trời (St 11:1-9) trong sách Sáng Thế lại có chủ đích làm cho cá nhân tên tuổi họ nổi (c.4). Quả vậy kế hoạch kiêu ngạo ích kỷ đó chỉ dẫn đến thất bại và phân tán. Danh thơm muôn đời mà Thiên Chúa đã hứa với Abraham chỉ là một tặng vật với mục đích “ngươi sẽ được chúc phúc”(c.3). Bạn bè của Abraham sẽ được chúc phúc, còn kẻ thù sẽ bị chúc dữ.

Khi nghe câu chuyện Abraham, người của sứ mệnh và cha của niềm tin, chúng ta nên tự hỏi chúng ta có phải là người của sứ mệnh không? Abraham đã lắng nghe tiếng nói, mệnh lệnh và sự thôi thúc của Thiên Chúa. Chúng ta đã lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa, Chúa Con là đức Giesu Kito như thế nào? Niềm tin của Abraham là coi Lời Chúa lá quan trọng và rời Ur ngay để đi về Miền Đất Hứa. Cuộc phiêu luu này sẽ khởi sự khi chúng ta nói lời “Xin Vâng”. Chúa chẳng hỏi chúng ta cái gì khác hơn lời Chúa đã hỏi Abraham: Hãy lắng nghe Người, hãy tin và thi hành. Niềm tin chúng ta dù còn yếu, nhưng chúng ta tin chắc Chúa thì mạnh. Dú chúng ta nhìn thấy con đường trước mặt, nhưng Chúa củng đã thấy và ghi trong cuộc đời chúng ta và hướng dẫn chúng ta ra khỏi Ur để đi vào Đất Hứa. Để bắt đầu tiến trình, chúng ta phải lắng nghe, tin tưởng và vâng theo Lời Thiên Chúa. 

 

VINH QUANG CỦA CHÚA KITO

Xin chọn bản tóm tắt bài Tin Mừng Mathieu Chúa Giesu biến hình hôm nay (Mt17:1-9) của Biển Đức XVI  để làm sứ điệp mùa chay:   

Chúa biến hình cho thấy sự vinh quang của Chúa Kito, báo trước cuộc phục sinh và loan báo chúa Kito là Thiên Chúa. Cộng đồng Kito hữu biết Chúa Giesu làm điều đó, -như  các ông Phero, Giacobe và Gioan lúc đó ở trên đỉnh núi (Mt 17:1)- để một lần nữa chấp nhận mọi con cái nam nữ trong đức Kito là chúa Con, một tặng vật do hồng ân Thiên Chúa ban:“Này là Con ta yêu dấu, Ta rất hài lòng về Người.. Các ngươi hãy nghe lời Người” (c.5). Đây là lời mời gọi hãy xa lánh cảnh ồn ào trong cuộc sống hàng ngày để lắng chìm trong Thiên Chúa. Người ước mong Lời Chúa ban cho chúng ta hàng ngày được thấm nhuần xâu đậm trong tâm trí chúng ta để chúng ta biết phân biệt tốt xấu (Dt 4:12), thêm sức mạnh nguyện ước của chúng ta để bước theo Chúa.

Người ta chỉ có thể phỏng đoán những gì ở đằng sau câu chuyện biến hình là một trong những viễn kiến đứng đắn và huyền bí nhất (Mc 9:2-8; Mt 17:1-8; Lc 9:28-36). Chính Phero, Giacobe và Gioan đã có những cảm nghiệm kinh hoàng ở trên núi. Trước mắt các ông, một Giesu mà các ông đã từng quen biết và thường đi với nhau giờ này đã biến hình. Diện mạo Người sáng ngời; áo quần Người tỏa ánh sáng trắng xóa. Bên cạnh Người bao phủ ánh vinh quang có ông Maisen, người giải phóng uy quyền đã từng dẫn dắt dân Israel khỏi cảnh nô lệ và Elijah một tiên tri vĩ đại nhất của Israel. Họ bàn bạc với chúa Giesu về cái chết và phục sinh của Người sẽ xẩy ra ở Jerusalem. Các môn đê hoàn toàn kinh hãi. Phero hốt hoảng thốt nên lời: “Thưa Thầy, ở đây thì tốt quá, xin để chúng tôi dựng 3 lều cho Thấy, Elijah và Maisen.” Nhưng bất thần từ đám mây sáng chói có tiếng nói phát ra như sấm sét, tiếng nói của Thiên Chúa: “Đây là Con ta yêu dấu, hãy nghe Lời Người.”


 CHI TIẾT CÂU CHUYỆN CHÚA GIESU BIẾN HÌNH

Chúng ta hãy để ý những chỗ Mathieu nhấn mạnh trong câu chuyện biến hình (Mt 17:1-9). Câu chuyện quả quyết đức Giesu là Con Thiên Chúa (c.5) và chỉ rõ việc hoàn thành lời tiên đoán Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người vào ngày tận cùng (16:27). Một số người lại cắt nghĩa chuyện này là việc Chúa phục sinh sau khi chết trên thánh giá. Cách cắt nghĩa này không được chỉnh bởi vì thiếu nhiều yếu tố đã được kể lại về việc Chúa sống lại. Câu chuyện về Chúa Giesu ở trên núi Tabor mà Mathieu kể dựa theo Cựu Ước và văn phong khải huyền không theo luật Do Thái đã nói lên cành thiên đàng và Thiên Chúa như ánh sáng chói lòa, áo trắng toát và mây trời bao phủ. Núi cao được xác định là núi Tabor hay Hermon, nhưng có lẽ một ngọn núi không đặc biệt nào đó đã được thánh sử nói đến hoặc theo như Marco (Mc 9:2). Ý nghĩa này có tính thần học hơn là địa dư, mà cũng có thể để nhắc lại việc Chúa mạc khải cho ông Maisen và Elijah ở trên núi Sinai (Xh 24:12-18; 1V 19:8-18; Horeb=Sinai).


 TIẾNG NÓI PHÁT RA TỪ TRỜI

Tiếng nói phát ra từ trời ở trên đỉnh núi cũng được nhắc lại khi chúa Giesu chịu phép rửa (Mt 3:17) và còn thêm một mệnh lệnh “Hãy nghe lời Người”. Câu này cũng có trong sách đệ nhị luật 18:15 khi Thiên Chúa ra lệnh cho dân Israel phải nghe lời ông Maisen. Lệnh phải nghe lời chúa Giesu thì có tính tổng quát, nhưng ở đây có thể hiểu là lời tiên đoán Chúa chịu nạn và phục sinh (Mt 16:21) và ngày Chúa trở lại lần thứ hai (Mt 16: 27-28). Điều đăc biệt nhất ở câu “Tiếng nói phát ra từ trời” thì ở đây cũng như trong Cựu Ước một cách tổng quát, “Lời” phải ưu tiên hiểu theo nghĩa “viễn kiến” (c.9) để diễn tả sự biến hình. Nhìn Chúa Giesu biến hình trên đỉnh núi Tabor có ý nghĩa và giá trị khi nào nó dẫn đưa các tông đồ / môn đệ biết lắng nghe và vâng theo giảng huấn của Người.


 CHỨNG NHÂN VỀ VINH QUANG VÀ HẤP HỐI CỦA CHÚA KITO

Phero, Giacobe và Gioan đã hiện diện với chúa Giesu trong lúc vinh quang trên núi Tabor. Hãy coi gương mặt Chúa Giesu trong vườn Giet Si Mani lúc Người chiến đấu với số phận. Những ai chứng kiến sự vinh quang của Người trên thiên đàng thì cũng phải chứng kiến cuộc khổ nạn và hấp hối của Người ở trần thế. Nếu những ai theo Chúa muốn chia sẻ sự vinh quang của Người trong tương lai thì cũng phải tham dự vào nỗi khổ cực với Người.

Qua câu chuyện Chúa biến hình chúng ta nện tự vấn mình đã lắng nghe Lời Chúa thế nào?  Lắng nghe rồi thì hành động ra sao?  Những trải nghiệm trên đỉnh núi chiếu tỏa ánh sáng trên mây mù và đêm tối cuộc đời chúng ta thế nào? Cuộc sống chúng ta sẽ là gì nếu không có những trải nghiệm đỉnh núi? Chúng ta có thường xuyên trở lại những cảm nghiệm đó dù ít ỏi nhưng đặc biệt để thêm sức mạnh và lòng quả cảm không?

Sự kiện biến hình tuyệt vời ấy có thể là bình chứa ân sủng, an ủi và bình an cho các tông đồ và môn đệ chúa Giesu khi ở Jerusalem trên một ngọn đồi khác, ở đó họ chứng kiến một gương mặt bị xỉ nhổ, bê bết máu, áo quần bị rách tươm vì quân dữ đánh đập và còn bắt thăm chia nhau. Diện mạo Chúa Giesu đã không tỏa ánh hào quang trên thập giá. Vậy tại sao Chúa lại dấu ánh vinh quang đó trên núi Tabor không cho ai biết trừ 3 ông Phero, Giacobe và Gioan? Tại sao Chúa không tỏ lộ vinh quang trên thập giá?

Chúng ta cần phải trải nghiệm cà hai nơi -đồi Golgotha và núi Tabor- để nhìn nhận vinh quang Chúa. Hãy nhìn sự Biến Hình như một thánh lễ tôn vinh sự hiện diện của chúa Kito, người đang hành động trong chúng ta mọi nơi mọi lúc khi vui cũng như lúc buồn. Thiên Chúa xâm nhập cở thể chúng ta vào mọi cơ quan trong ngoài để giúp chúng ta. Thiên Chúa xâm nhập đời sống chúng ta cùng với Chúa Thánh Thần và hành động trên mọi phần cơ thể, biến chúng thành diện mạo, lời an ủi và an bình của chúa Kito.


 SỐNG MÙA CHAY THÁNH

1- Nhờ ánh sáng những bài đọc hôm nay, chúng ta thử coi lại đoạn #73 trong tông huấn hậu thượng hội đồng của đức Benedict XVI về lời Chúa / Verbum Domini trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội, đồng thời suy nghĩ làm sao chúng ta có thể để cho Kinh Thánh cảm hứng chúng ta trong các công tác mục vụ.

Xuyên suốt những giòng này, tông huấn kêu gọi một cam kết đặc biệt về mục vụ, nhấn mạnh vào trọng điểm của Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội, và đưa ra một phương cách “hoạt dộng tông đồ dựa vào kinh thánh”, không phải chỉ hời hợt bề ngoài mà nhắm vào việc thực hành kinh thánh được linh hứng qua công tác mục vụ”. Điều này không có nghĩa là thêm vào cuộc hội họp ở chố này chỗ kia trong các giáo xứ hay giáo phận, nhưng là xem xét những hoạt động bình thường của cộng đồng Kito hữu trong các giáo xứ, hội đoàn hay phong trào để xem họ có thực sự quan tâm đến việc gặp gỡ với Chúa Kito của từng cá nhân không, vì Người đã hiến mình cho chúng ta trong Lởi của Người. Bởi vì : “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kito”, biến Kinh Thánh thành linh hứng cho những hành động mục vụ bình thường và đặc biệt sẽ dẫn đưa tới nhận biết lớn lao con người Chúa Kito, đấng đã thể hiện Thiên Chúa Cha và là mạc khải Thiên Chúa một cách trọn vẹn.

Vì lý do này, tôi khuyến khích các mục tử và giáo dân nhận ra sự quan trọng phải nhấn mạnh này về Kinh Thánh: nó cũng là cách tốt nhất để đương đầu với một số vấn đề đã được bàn luận tại thượng hội đồng và phải thi hành, chẳng hạn, với sự phát sinh những phong trào đang cố tình làm méo mó việc đọc Kinh Thánh. Ở đâu các tín hữu không được giúp đỡ để biết Kinh Thánh cho phù hợp với niềm tin và truyền thống sống của Giáo Hội thì khoảng trống mục vụ đó sẽ trở thành khu đất phì nhiêu trong thực tế để các phong trào đó bắt rễ.  Dự phòng cũng phải có để chuẩn bị thích hợp cho những linh mục  và giáo dân có thể hướng dẫn dân Chúa tiếp cận thực sự với Kinh Thánh.

Ngoài ra, như đã từng mang ra trong các cuộc họp của Thượng Hội Đồng, hoạt động mục vụ cũng nên ưu tiên để cho các cộng đồng nhỏ lớn mạnh, là những cộng dồng “do những gia đình hay xứ đạo hoặc có liên hệ với những phong trào khác nhau của Giáo Hội và những cộng đồng mới”, họ có thể giúp khuyến khích dào tạo, cầu nguyện và hiểu biết Kinh Thánh theo niềm tin của Giáo Hội.

2- Hãy cầu nguyện cho cộng đồng giáo dân “Mondo X” đang cung cấp nhà tĩnh tâm ở  đỉnh núi Tabor ngay trung tâm Israel . Cộng đồng chữa lành Ý này do cha Eligio, dòng Phan sinh thành lập năm 1967, đã giúp nơi nghỉ ngơi cho lữ khách qua cơn buồn phiền và tai họa trong đời. Thăm viếng cộng đồng này nhiều lần tại chính nơi Chúa Giesu đã biến hình, tôi đã chứng kiến sự hiện diện của chúa Kito biến hình đã mang người ta trở lại cuộc sống, chữa lành và phục hồi họ, mang hy vọng cho những kẻ cô đơn, đổ vỡ vì đau khổ và mất niềm tin.

3- Hãy cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình thế giới, cho dân oan, những người bị ức hiếp mất đất mất nhà ở Việt Nam, nhất là cho đồng bào 4 tỉnh miền Trung đang chịu khổ, không công ăn việc làm, không tương lai do họa Formosa. Xin quyền năng Chúa biến hình che chở những kẻ đang gặp nguy hiểm, an ủi những kẻ đau khổ, ban an bình cho những kẻ khóc than, công lý và lòng trắc ẩn cho những kẻ cầm quyền, bề trên.

NTC

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!