Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
YÊU THƯƠNG NGƯỜI HÀNG XÓM


CHÚA NHẬT VII A THƯỜNG NIÊN

Bác sĩ  Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

Đức Giesu là một nhà sư phạm lỗi lạc, cách giảng thuyết của người rất hiện thực và uyển chuyển. Người thường lấy những  khung cảnh thực tế địa phương nhưng vẫn có tính phổ quát làm nền cho bài giảng. Yêu là một đặc tính của con người, nhưng có nhiều sắc thái khác nhau tùy địa phương, hoàn cảnh, dân tộc tính và từng người. Và yêu thế nào để đáp ứng được nguyện vọng và yêu cầu của Thiên Chúa mới là vấn đề.  


HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ


Về yêu, đức Giesu đưa ra hai giới răn: Yêu Chúa và Thương Người (Mt 22:38-39; Mc 12:30-31; Lc 10:27). Đối với người Kito hữu, để có cuộc sống hài hòa yêu thương nhau thực sự, không có hướng dẫn nào thực tế và chính xác hơn là Yêu Chúa và Thương Người. Tất cả  lời nói và hành động của chúng ta đều phụ thuộc vào hai phạm trù này. Khi Chúa nói “Hãy yêu thương người láng giềng” thì tự nhiên ai cũng thắc mắc, muốn vấn đề được rõ ràng hơn. Người láng giềng là ai? Thế nào là người láng giềng? Có thể chúng ta rất ngạc nhiên, đôi khi khó chịu, cho là đùa dỡn khi nghe chúa Giêsu trả lời: “Hãy yêu kẻ thù. Hãy làm điều tốt lành cho kẻ ghét mình. Hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ vu khống anh em. Ai vả anh em má này thì hãy đưa má kia cho họ vả” (Lc :27-29). Những lời này nằm trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật mà tuần trước chúng ta đã nghe qua, nhưng nó có tính cá nhân và ở thời Giáo Hội sơ khai.  


Dân Israel / Do Thái có tinh thần đoàn kết rất keo sơn. Một người bị đau thì tất cả đều đau theo, một người vui sướng hạnh phúc thì tất cả mọi người đều mừng vui, như Việt Nam ta thường nói ‘một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ’. Lý do vì cộng đồng dân Israel thường hay bị áp bức đe dọa, nên sợi dây liên kết giữa họ với nhau rất chặt chẽ. Cũng chỉ vì lẽ sống còn đã được hun đúc ẩn chứa trong lòng mọi người dân Do Thái đến độ họ thù oán, ghét cay ghét đắng kẻ thù. Nhưng đối với người láng giềng của  họ, họ chẳng thắc mắc gì khi nghe Chúa Giesu nói “Hãy yêu thương người láng giềng” chừng nào những người này vẫn còn là bạn hữu, đồng hương với họ. Tuy nhiên, nói trống không “hãy yêu kẻ thù của mình” thì quả là chuyện quái gở và khó có thể “nuốt”. Nếu đây không phải là một thí dụ đầy đủ có thể thuyết phục được mọi người, chúng ta hãy coi lại câu chuyện trong sách Samuel 1 xem David tha thứ cho kẻ thù là Saul như thế nào (1Sm 26:2,7-9, 12-13,22-23).  


DAVID THA CHẾT CHO KẺ THÙ 

 

Câu chuyện David tha chết cho Saul trong sách Samuel nhắc ta nhớ lại lịch sử Israel. Khi kẻ thù của Israel trở nên hùng mạnh, sức ép quân sự rất rõ ràng, nên họ kêu cứu xin một vị vua đến để giúp đỡ hướng dẫn họ. Lúc ấy Israel mất hết các liên bang chi họ, lại không còn quân lực, chính phủ hiệp nhất trung ương thì yếu trong khi các quốc gia lân bang lại nắm được quyền lực dưới sự chỉ đạo của một vị vua. Họ cũng  đi tìm một vị lãnh đạo như vậy cho đất nước họ. Vì Giave đã là vua, nên đã tạo ra nhiều mối bất hòa giữa các giai cấp trong dân Israel. Hy vọng có một vị vua lãnh đạo đất nước thì đã bị tiêu tan mất rồi. Saul thì lại là vua đầu tiên được ngôn sứ Samuel chọn và xức dầu. David tha chết cho Saul phải chăng là vì vậy. 


NGƯỜI  ĐƯỢC THIÊN CHÚA XỨC DẦU 


Nếu có nhiều trường hợp quyền lực trở nên tha hóa thì đó là trường hợp của Saul. Hắn là kẻ lãnh đạo bất tài và tự cảm thấy thấp kém và bị đe doa bởi David, một quân vương có thế giá đang được dân chúng ủng hộ. Hắn trở nên ghen tương đố kỵ. Câu chuyện cho thấy hắn rắp tâm tìm mưu kế hãm hại David với 3000 quân lính (1Sm 26:2), một lực lượng quân sự đáng kể trong khi David chỉ có 600 quân! (1Sm 27:2).  Vào một đêm, David đột nhập được vào lều của Saul trong khi Saul và quân linh vẫn còn đang ngủ say.  Nếu  muốn giết Saul thì quá dễ dàng, nhưng David đã tôn trọng Saul là vua, là người đã được Thiên Chúa xức dầu (26:9). Dù cho Saul đã rắp tâm tìm cách giết David, nhưng David không thể lỗi phạm làm trái ý Chúa đã chọn Saul làm vua. David đã chỉ lấy của Saul một bình nước và thanh gươm rồi biến mất vào trong đêm tối (26:12). Khi đã yên vị an toàn ở sườn đồi, David mới tuyên bố sự hiện diện của mình và chủ tâm tha chết cho Saul (26:23).  


Sau đó câu chuyện ra sao thì không thấy Samuel nói tiếp, nhưng chúng ta có thể đoán được là Saul đã rất nể vì và biết ơn David đã tha mạng cho mình. Nhưng vấn đề  không  hoàn toàn là như vậy. Trong một ý nghĩa nào đó đã có sự hòa giải khi David gặp Saul mặt đối mặt để xin được chúc lành. Tuy nhiên khi hai người rời nhau thì tình liên đới giữa họ vẫn không được hàn gắn. 


HÃY NÊN THÁNH- ĐỪNG LẤY OÁN BÁO OÁN


David tha chết cho Saul thực ra là một trường hợp hiếm có. Bài Phúc Âm hôm nay đưa ra một thí dụ rất thực tế khi đức Giesu nói: “Hãy yêu kẻ thù của mình” bằng cách chia sẻ của cải, đồ vật của mình cho kẻ bất hạnh nghèo khổ thiếu thốn; ai muốn vay mượn mình thì đừng từ chối; khi ai súc phạm mình thì đừng trả thù; ai vả má này hãy đưa má kia cho họ vả. Đức Giesu đã không nói rằng chúng ta phải để cho thiên hạ lạm dụng, hành hạ, bôi nhọ chúng ta. Người nói rằng hận thù, nóng giận thì không nên tiếp diễn đáp trả. Khi ai súc phạm anh em thi ví như trái banh đã ném qua bên sân của mình rồi. Nếu ta ném trái banh trả lại tức là ta đã xác định một sự đối đầu rồi. Hỏi rằng chúng ta có nên đáp trả như vậy để rồi tiếp tục leo thang qua lại, biến thành bạo động liên tiếp qua lời nói và việc làm, hay chúng ta tự chế chấm dứt tình trạng đối đầu ấy? Chọn lựa không đáp trả hận thù đương nhiên nạn nhận sẽ ở vào vị thế thượng phong. Oán báo oán là chuyện thường tình. Lấy ân báo oán mới là anh hùng.

 

Bài đọc 1 sách Levi hôm nay, Thiên Chúa kêu gọi dân Israel nên có một tâm thức khác, một tiếng gọi lương tâm thánh qua lời phán cùng Maisen rằng: “Ngươi hãy nói cho toàn thể cộng đồng con cái Israel là hãy nên thánh, vì Ta là đấng thánh, là Thiên Chúa các ngươi. Đừng giữ lòng thù ghét anh em để khỏi mang tội vì họ. Đứng lấy oán báo oán…Hãy yêu thương mọi người như yêu thương chính mình vậy. (Lv 19:1-2, 17-18). 


Chúa đã từng nói một ngày nào đó chúng ta sẽ được nâng lên vượt khỏi những khuynh hướng “trần gian”. Ông Adong và bà Eva là những thí dụ về nhân tính “trần gian”. Chúa Kito là thí dụ nhân tính “trên trời”. Chúng ta sinh ra là tạo vật ở trần gian, nhưng trong con người chúng ta có một khả năng tăng trưởng, lớn lên để thành con người “trên trời” hay “thiên đàng” (1Cr 15:45-49).  


Tăng trưởng, lớn lên không phải bỗng nhiên mà có, nó đòi hỏi phải phấn đấu, vì vậy nhiều khi chúng ta đã đáp ứng với hoàn cảnh theo cách “trần thế”. Nhưng trong một số trường hợp chúng ta vượt thoát khỏi khuynh hướng ‘mắt đền mắt, răng đền răng , oán báo oán’, chúng ta đã trở nên giống David. Chúng ta tận dụng nghị lực dự trữ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta hiện đang tiềm ẩn trong tâm chúng ta, và bất thần lương tâm chúng ta nhắc nhở chúng ta là  Hãy yêu thương tha nhân như Chúa Kito yêu thương chúng ta vậy. Đừng lấy oán báo oán. Hãy lấy ân báo oán. 

 

NTC

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!