Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
SỨ ĐIỆP CỦA ĐTC PHANXICO VỀ NGÀY THẾ GIỚI CHO NGƯỜI BỆNH THỨ 28


 

Chuyển ngữ: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

@Vatican Media

Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28).

Đó là chủ đề sứ điệp của ĐTC về Ngày Thế Giới Cho Người Bệnh thứ 28 được tổ chức  ngày 11 tháng 2 năm 2020 nhằm ngày Lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Dưới đây là trọn bản sứ điệp đã được ĐTC ký ngày 3-1-2020, Lễ Thánh Danh Chúa Giesu (Lễ Đặt Tên) được chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Zenit staffhealth and healthcare /nguyên ngữ tiếng Ý.

                                                             ******

Anh chị em thân mến,

1- Lời Chúa Giesu phán: “Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28) đã làm nổi bật con đường ân sủng mầu nhiệm được tỏ lộ cho những kẻ hiền lành và ban sức mạnh mới cho những ai mệt mỏi vì phải mang gánh nặng. Những lời này của Chúa Kito đã nói lên tình liên đới giữa Con Một Người và tất cả những ai bị khốn đốn và đau khổ. Quả là có biết bao nhiêu người bị khốn khổ cả thể xác lẫn tâm hồn! Chúa Giesu thúc dục mọi người hãy đến gần Chúa -Hãy đến cùng Ta!- và ta hứa an ủi họ, cho họ nghỉ ngơi. Chúa Giesu nói như vậy là lúc Chúa đã có trong mắt Người những người mà Chúa đã từng gặp trên đường phố ở Galilee hàng ngày: rất nhiều người hiền lành, nghèo khó, bệnh hoạn, tội lỗi, những người bị ném qua lề đường do gánh nặng của luật lệ, của hệ thống áp bức trong xã hội….Những người này luôn luôn đi theo Người để nghe lời Người dạy, lời của hy vọng! Những lời của Chúa Giesu luôn luôn mang lại hy vọng!” (Kinh Truyền Tin Angelus 6 July 2014).

Vào Ngày Thế Giới Cho Người Bệnh thứ XXVIII, Chúa Giesu nhắc lại những lời này cho những người bệnh hoạn, những người bị áp bức và nghèo khổ. Để nhận thức được là họ hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa, và dưới ách nặng của thử thách, họ hãy đứng dậy xin Chúa ban ơn chữa lành. Chúa không buộc họ phải ráng chịu đựng tình trạng mong manh, đau khổ và yếu đuối của họ. Nhưng Chúa tặng cho họ tình Chúa thương sót và an ủi qua sự hiện diện của Người. Chúa nhìn nhân loại đang bị tổn thương bằng con mắt chăm chú như thấu suốt tâm hồn từng người. Cái nhìn thấu suốt đó không phải là cái nhìn dửng dưng vô cảm, mà như ôm chặt tất cả mọi người, từng người một trong từng hơi thở của mổi người, không trừ một ai. Đúng ra là Chúa mời gọi mỗi một người cùng chia sẻ cuộc sống của Người và thực nghiệm tình yêu dịu hiền của Người.

2- Tại sao Chúa Giesu lại có những cảm nghĩ như vậy? Bởi vì chính Người cũng trở nên mềm yếu, hứng chịu đau khổ của loài người và đã nhận sự an ủi từ Thiên Chúa Cha. Thực vậy, chỉ có những ai tự mình thực nghiệm nỗi niềm đau khổ thì mới có thể an ủi người khác được. Có rất nhiều loại đau khổ trầm trọng như những bệnh kinh niên và bất trị, những bệnh tâm lý, những tình trạng cần được phục hồi hay làm thuyên giảm, những hình thức tàn tật, bệnh người già hay bệnh trẻ nít…Đôi khi tình nồng ấm của con người  vẫn không đủ để xoa dịu những đau thương ấy. Điều cần thiết là sự tiếp cận với người bệnh phải được nhân cách hóa, không chỉ để chữa trị mà còn là ân cần săn sóc, biểu hiện một chú ý chữa lành, thực sự quan tâm trọn vẹn của con người. Cảm nghiệm bệnh hoạn, cá nhân con người không phải chỉ cảm thấy mình bị đe dọa  thâm sâu nơi thể xác mà còn ở những chiều kích của cuộc sống tinh thần, tình cảm, lý trí và tương quan giữa con người với nhau. Vì lý do đó, để thêm vào cách chữa trị và an ủi, người bệnh cần có sự săn sóc và chú ý. Nói gọn một tiếng là Tình Yêu. Bên cạnh mỗi người bệnh còn có gia đình của họ; người ta cũng cảm thấy đau khổ, cần sự giúp đỡ và an ủi.

3- Anh chị em thân mến, Anh chị em là những người bệnh hoạn; bằng một phương cách đặc biệt nào đó, nó biến anh chị em thành những người “vất vả và mang gánh nặng”, và vì vậy đã khiến Chúa Giesu ghé mắt để tâm đến. Nơi Chúa, anh chị em sẽ tìm thấy ánh sáng chiếu rọi cho anh chị em những lúc đen tối nhất và hy vọng làm dịu lại những buồn phiền của anh chị em. Chúa thúc dục anh chị em: “Hãy đến với Ta”. Nơi Chúa, anh chị em sẽ tìm thấy được sức mạnh để đương đầu với tất cả mọi ưu phiền và thắc mắc đang tấn công anh chị em cả hồn lẫn xác trong “đêm tối này”. Chúa Kito không biên cho chúng ta toa thuốc, nhưng qua cuộc khổ nạn, cái chết và phục sinh của Người, Chúa giải phóng chúng ta khỏi mọi ràng buộc của ác quỉ tội lỗi.

Qua những trải nghiệm về đau yếu, anh chị em chắc chắn phải cần một nơi để tĩnh dưỡng. Giáo Hội ước mong là một “quán trọ” của người Samaritano tốt lành là Chúa Kito (Lc 10:34). Đây là mái ấm gia đình, ở đó anh chị em có thể tiếp cận với ân sủng của Thiên Chúa, thể hiện qua sự thân thiện, nồng nhiệt chấp nhận và giảm bớt khổ đau. Ở dưới mái nhà này anh chị em có thể gặp những người đã được chữa lành khỏi tình trạng yếu đuối do lòng Chúa thương xót, họ sẽ giúp anh chị em mang thánh giá của mình và nhờ sự đau khổ đó anh chị em có được một viễn ảnh mới. Anh chị em có thể nhìn vượt quá khỏi cảnh đau ốm của anh chị em và vươn tới một chân trời rộng lớn hơn có ánh sáng mới, sức mạnh mới cho cuộc sống của anh chị em.

Chìa khóa giữ nhiệm vụ này để giúp những anh chị em đau yếu của chúng ta có được nghỉ ngơi là những nhân viên y tế như bác sĩ, y tá, chuyên viên y khoa và hành chánh, những phụ tá và thiện nguyện. Nhờ những chuyên ngành này, họ có thể giúp cho bệnh nhân cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Kito là đấng an ủi và săn sóc những kẻ đau ốm, chữa lành mọi vết thương đau. Tuy nhiên họ cũng là con người với tất cả những yếu đuối của mình, ngay cả bệnh hoạn nữa. Họ sẽ cho thấy “nguồn an ủi nghỉ ngơi có được do Chúa Kito sẽ thực sự thế nào”, thì đến lượt chúng ta, chúng ta cũng được kêu gọi để trở thành nguồn an ủi và nghỉ ngơi cho những người anh chị em của chúng ta, với một thái độ khiêm tốn và dịu dàng giống như Thầy của chúng ta (Angelus, 6 July 2014).

4- Anh chị em chuyên viên y tế thân mến, chúng ta hãy luôn nhớ rằng phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và chữa trị, nghiên cứu, săn sóc và phục hồi bệnh phải luôn luôn có mục đích là phục vụ người bệnh. Đúng vậy, danh từ “người” phải luôn luôn ưu tiên hơn tĩnh từ  “bệnh”. Trong khi làm việc, quí vị nên luôn luôn cố gắng nêu cao nhân phẩm và sự sống con người, và từ chối bất cứ một thỏa hiệp nào hướng tới an tử (chết một cách an bình không đau đớn), trợ giúp tự tử hoặc hủy hoại sự sống, ngay cả trường hợp giây phút cuối cùng của bệnh trạng.

Khi gặp phải những giới hạn và cả thất bại của y khoa trước những trường hợp bệnh lý  quá nan giải và chẩn đoán khó khăn, quí vị cũng được kêu gọi đi sâu vào những chiều kích siêu việt của nghề nghiệp có thể khám phá ra được ý nghĩa tối hậu của nó. Chúng ta nên nhớ rằng đời sống là thánh thiêng và thuộc về Thiên Chúa. Do đó nó là bất khả xâm phạm. Không ai có thể tuyên bố mình có quyền hủy hoại nó một cách tự tiện (Donum Vitae, 5; Evangelium Vitae, 29-53). Sự sống phải được đón chào, bảo vệ, kính trọng và phục vụ từ lúc khởi đầu cho đến giây phút cuối cùng. Tác giả của sự sống đòi hỏi hai lý do này: lý do con người và niềm tin vào Thiên Chúa. Trong một vài trường hợp, nếu quí vị nhất quyết giữ vững lập trường “đồng ý” của quí vị về sự sống và con người thì việc phản đối theo lương tâm trở thành một quyết định cần thiết. Nghệ thuật nghề nghiệp của qui vị, được chấp nhận bởi đức bác ái Kito giáo, sẽ là công việc tuyệt hảo để quí vị có được an toàn về nhân quyền thực sự nhất, là quyền được sống. Khi quí vị không còn giúp đỡ được nữa bằng chữa trị, quí vị có thể săn sóc và chữa lành bằng cử chỉ và kỹ thuật để làm người bệnh được dễ chịu và giảm thiểu đau đớn.

Buồn thay, trong những hoàn cảnh chiến tranh và tranh chấp bạo động, nhân viên và cơ sở y tế nhận bệnh và giúp bệnh nhân lại bị tấn công. Cũng ở một vài nơi, nhà cầm quyền vì chính trị lại cố điều khiển cách săn sóc bệnh nhân theo lợi ích riêng của mình thành thử tính tự trị hợp pháp của y khoa bị giới hạn. Tuy nhiên đả kích những người tận hiến đời mình cho việc phục vụ những thành phần đau khổ trong xã hội cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho ai.

5- Nhân dịp ngày thế giới cho người bệnh thứ XXVIII, tôi nghĩ đến nhiều anh chị em của chúng ta trên khắp thế giới, những người không nhận được săn sóc y tế vì họ phải sống trong cảnh nghèo khó. Vì lý do này, tôi xin những cơ quan y tế và những nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đừng lơi là vấn đề công bằng xã hội nại cớ bận rộn phải lo vấn đề tài chánh. Tôi hy vọng rằng, nhờ kết hợp những nguyên tắc về tình đoàn kết và trợ cấp, mọi cố gắng sẽ được thực hiện để cùng nhau bảo đảm mọi người đều được chữa trị thích hợp hầu có thể gìn giữ và phục hồi sức khỏe của mình. Tôi hết lòng cám ơn tất cả mọi tình nguyện viên đã từng phục vụ người bệnh, thường thường là để bù đắp cho những thiếu hụt của tổ chức. Họ đã phản chiếu hình ảnh Chúa Kito, người Samaritano nhân hậu bằng những hành động tình yêu dịu hiền và chân tình.

Tôi phó thác cho Đức Maria đồng trinh đầy ơn phúc -là sức khỏe của người bệnh- tất cả những ai đang mang gánh nặng bệnh tật cùng với gia đình họ và tất cả mọi nhân viên y tế. Tôi bảo đảm tôi sẽ nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện và tôi thân ái gửi Phép Lành Tòa Thánh của tôi đến tất cả anh chị em.

Từ Vatican, ngày 3 tháng 1 năm 2020

Ngày Lễ Thánh Danh Cực Thánh Chúa Giesu

 

FRANCIS

Ngày 11 tháng 2 năm 2020

Chuyển ngữ: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Theo Zenit Bản tiếng Anh của Staff/Health and Healthcare (bản gốc: tiếng Ý)

 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!