Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
MUỐI VÀ ÁNH SÁNG


CHÚA NHẬT 5A THƯỜNG NIÊN

Is 58:7-10; 1Cr 2:1-5; Mt 5:13-16

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD 

 

Hãy thử tưởng tượng quang cảnh Chúa Giesu đứng giảng trên bờ biển Galilee, trên đồi, trong sa mạc hay quanh đền thờ Jerusalem có những bạn trẻ ngồi quây quần chung quanh. Người lấy cảnh vật trước mặt  làm ví dụ, gây tượng hình cho khán thính giả phù hợp với tập quán và sinh hoạt của dân địa phương và con người thời đại trên khắp thế giới. Những đặc tính này được thể hiện rất rõ trong bài Phúc Âm hôm nay (Mt 5:13-16), nối tiếp bài giảng trên núi mà chúng ta nghe Chúa Nhật trước. Trở lại đất thánh Jerusalem, tại một làng nào đó, chúng ta sẽ thấy cách sinh hoạt và vật dụng của cư dân hiện vẫn còn tồn tại giống như Chúa nói trong những bài giảng của Người.  

TẠI SAO LẠI LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG 

Muối là một loại gia vị không thể thiếu trong nghệ thuật nấu ăn. Nó làm cho thức ăn có mùi vị thơm ngon, là chất giữ cho đồ ăn khỏi hư hoại. Muối còn là chất điều hòa sinh học trong cơ thể làm người ta hết khát nước. Chúa Giesu muốn các môn đệ giảng lời Chúa làm sao để người nghe cảm thấy thích thú, có một ‘mùi vị’ đặc biệt khó quên, muốn giữ nó lại, muốn có thêm nữa, và không còn thèm khát gì khác. Những ai đã đi hành hương Jerusalem và có dịp thăm giếng Jacob sẽ thấy những lò bếp làm bằng đất sét ở gần những làng người Palestine. Dân địa phương hiện nay vẫn dùng và thích loại lò đất này hơn lò điện hay gaz. Thời xưa, kiểu lò này thường thấy lác đác quanh vùng, đặc biệt thời kinh thánh, mỗi làng đều có một lò như vậy chung cho cả làng. Vào một dịp hành hương Jerusalem lâu rồi, trên đường đi, chúng tôi có dừng lại nơi một số tiệm bánh và thử bánh vẫn còn nóng hổi mà dân làng vừa mới làm từ những cái lò đất như vậy. Thay vì dùng gỗ để đốt, người ta lấy phân lạc đà hay lừa trộn với muối làm thành từng vỉ rồi phơi nắng cho khô. Trên thế giới hiện nay cũng vẫn còn nhiều nơi dùng phân lừa kiểu này để đốt. Người ta để một lớp muối ở đáy lò rồi đặt lên trên một vỉ phân lừa trộn muối. Muối làm mồi cho phân bốc cháy. Khi lửa đã cháy lớn rồi, muối không còn khả năng súc tác nữa và trở thành vô dụng. Cha hướng dẫn đã chỉ cho chúng tôi những vỉ phân lừa mà dân làng phơi ở ngoài nắng, trên các nóc nhà, bờ tường, dọc trên đường đi. Như vậy chúng ta thấy lời chúa Giesu nói quả là hữu lý, và dân địa phương khi nghe Người nói họ sẽ tượng hình hiểu ra ngay: “Nếu muối không còn dùng được nữa, sẽ bị ném vất bỏ đi…..” (Mt 5:13). 

Thời cựu ước, ngoài việc dùng để làm gia vị, ướp thức ăn dự trữ, muối còn dùng để rắc trên của lễ hiến tế loại ngũ cốc và toàn thiêu. Nó cũng được dùng để làm giao ước và tượng trưng cho lời thề hứa: “Ngươi sẽ không được quên cho muối giao ước với Thiên Chúa vào của lễ ngũ cốc dâng lên Thiên Chúa (Lv 2:13).

Cựu Ước cũng nói về ‘Giao Ước Muối’: “Tất cả các phần trích dâng trong các của lễ thánh mà con cái Israel dâng lên Thiên Chúa Ta đều ban cho ngươi, cũng như cho con trai con gái ngươi, chiếu theo một qui luật vĩnh viễn. Đó là giao ước muối muôn đời tồn tại trước mặt Thiên Chúa cho ngươi và con cháu ngươi (Ds18:19). ‘Giao ước muối’ là một liên hệ vĩnh viễn với nhau. Ăn muối với ai nghĩa là có ràng buộc trung thành với nhau. Đây là lý do để Marco viết: “Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống thuận hòa với nhau” (Mc 9:50). Hồi xưa người ta lấy muối thoa lên trẻ sơ sinh, như là thuốc chống nhiễm độc hoặc với mục đích để đứa trẻ khỏi bị ma quỉ quấy phá.  

CÁC CON LÀ MUỐI TRẦN GIAN 

Làm sao biết được khi nào muối mất mùi vị? Thực sự khó có thể biết rõ ràng bởi vì muốn hiện nay được làm rất tinh khiết. Vào thời chúa Giesu, muối không được tinh khiết lắm vì cách làm rất thô sơ; người ta lấy muối từ đáy biển chết rồi đem phơi khô là có thể dùng. Muối này vì bị phơi ra gió sương, nóng lạnh bất thường nên bị vữa ra từng hạt nhỏ khiến mất đi mùi vị ngon thơm tự nhiên. Do đó muối tượng trưng vho tình môn đệ bạn bè. Theo thời gian, nó có thể mất đi vị nồng mặn nếu không biết bảo tồn cẩn thận. Xa mặt cách lòng là thế. Khi gọi các môn đệ là “muối trần gian”, Chúa ám chỉ những hình thái khác nhau của muối, không bao giờ được để cho muối mất hương vị thực của nó.. Môn đệ là người làm cho những gì không có mùi vị trở nên đậm đà và đầy hương sắc cũng như gìn giữ bảo toàn những gì dễ bị hư hoại đồng thời nói lên một giao ước là lòng trung tín với nhau. Môn đệ của chúa Giesu phải là những người: “Lời ăn tiếng nói cho thật mặn mà có duyên, như muối làm cho thức ăn thêm khởi vị ngon lành để có thể đối đáp xuôi xẻ với mọi người” (Cl 4:6) . Muối trong lò đất sét cần phải có lửa để làm cho lò cháy rồi tiếp tục cháy to, soi sáng ra chung quanh. Nếu làm được như vậy, giống như các môn đệ, chúng ta cũng có thể là “ánh áng cho trần gian”. Muối và Ánh Sáng” đúng là hai chủ thể liên kết khăng khít với nhau.  

CÁC CON LÀ ÁNH SÁNG TRẦN GIAN

Thêm vào chủ đề “muối cho trần gian”, đức Giesu còn kêu gọi những người theo Chúa hãy trở nên “ánh sáng của trần gian”. Trong một bài giảng để đời ở sườn đồi Galilee, đức Giesu đã chuyển ánh sáng của Chúa cho những người theo chúa: “Anh em là ánh sáng của thế gian.” Chúa Giesu là ánh sáng thế gian thì Chúa cũng muốn chúng ta trở nên ánh sáng như Chúa.  

Trong nghệ thuật hội họa, ánh sáng là yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Thiếu nó, tranh vẽ mất giá trị. Ánh sáng xua đuổi bóng tối, làm ấm và vui nhộn nơi nào có nó xuất hiện. Tất cả những đặc tính đó cần phải thực hiện nhanh chóng và nhịp nhàng. Là ánh sáng trần gian có nghĩa là người Kito giáo cần phải chiếu sáng trần gian bằng ánh sáng đến từ trời cao, chiến đấu đánh tan đêm tối của ma quỉ tội lỗi, vô cảm, ngu dốt, thiên kiến và ích kỷ. Càng ngắm nhìn dung nhan chúa Giesu, giống như ngắm một bức tranh thuộc phái ấn tượng, chúng ta càng thấy nhiều ánh sáng và chúng ta càng bị biến hình mê hoặc bởi ánh sáng. 

 CHAN HÒA  NHƯ ÁNH SÁNG BÌNH MINH 

Bài đọc sách Isaiah hôm nay (Is 58:7-10) nhắc nhở chúng ta là thờ phượng nếu chỉ chú ý đến vẻ bề ngoài thì không giúp ích gì cho Thiên Chúa; nó phải có từ trong lòng, tin yêu và thành khẩn, cung kính thực sự. Ăn chay hãm mình -theo Isaiah- là cách mà Chúa muốn chúng ta nên có. Người khuyến khích chúng ta hãy vất bỏ mọi ‘gánh nặng xiềng xích, những đe dọa, những lời nói thô lỗ cục cằn’, và hãy ‘chia sẻ cơm áo cho người nghèo khổ, đớn đau, trần truồng’. Khi anh em làm như vậy thì ánh sáng của anh em sẽ bừng sáng trong đêm tối, bóng mờ u ám sẽ được sáng tỏ chan hòa như chính ngọ.” 

Đôi lúc có thể có nhiều lý do khiến chúng ta chọn hành động đe dọa hơn là khoan hòa rộng mở khi chúng ta đau khổ và thất vọng, mệt mỏi, sợ hãi, hiểu lầm và ích kỷ. Dù lý do gì đi nữa, đe dọa luôn luôn nhắm vào những người mình không ưa viện cớ họ không phải là bà con bạn bè hay phe phái mình. Trái lại, bàn tay rộng mở lại là bàn tay huynh đệ, anh chi em cùng con một cha ở trên trời, đấng đã chia sẻ cho mọi người phúc lợi đồng đều như nhau. 

Nhờ vậy, các môn đệ đã gây được ảnh hưởng tốt trong thế gian. Các ngài không còn chạy trốn thành thị lên ở ẩn trên núi. Nếu các ngài không làm điều thiện thì sẽ trở thành vô dụng như muối mất vị, ánh sáng bị tắt. Khi kêu gọi hãy trở thành ánh sáng, chúa Giesu muốn chúng ta làm cho Chúa hiện diện trong thế gian. Muối và ánh sáng thì không thể che dấu ẩn núp được nên khi vắng thiếu nó là biết ngay. Chẳng ai lại nỡ từ chối người tốt lành tử tế. Những việc thiện do bàn tay rộng mở thực hiện sẽ như ánh bình minh khiến muôn dân vui mừng mà tung hô ca ngợi Thiên Chúa vì sự thánh thiêng của Người đã thể hiện nơi tạo vật.   

SỰ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CẮT NGHĨA KINH THÁNH

Dựa vào bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta tiếp tục suy niệm LỜI CHUA / VERBUM DOMINI, đoạn #74 của hậu tông huấn thượng hội đồng các Giám mục về “Lời Chúa trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội.”

 Những chiều kích Kinh Thánh trong việc dạy Giáo Lý

#74- Mặt quan trọng của công tác mục vụ của Giáo Hội -nếu được áp dụng một cách khôn ngoan thì có thể giúp ta tái khám phá ra trọng điểm của Lời Chúa- là phương pháp dạy giáo lý, mà trong nhiều hình thức và trình độ khác nhau, phải liên tục đi theo cuộc hành trình của dân Chúa. Thánh sử Luca tả cảnh hai môn đệ gặp Chúa Giesu trên đường Emmaus (Lc 24:13-25), trong một ý nghĩa nào đó, nói lên khuôn mẫu của phương pháp dạy giáo lý, lấy trọng tâm là việc “cắt nghĩa Kinh Thánh”, cách cắt nghĩa mà chỉ một mình đức Kito có thể đưa ra (Lc 24:27-28), như đã ứng nghiệm nơi chính con người đức Giesu. Mỗi khi vượt thắng được một thất bại thì hy vọng lại hồi phục và chinh phục được những môn đệ này, biến họ thành những chứng nhân đáng tin cậy về việc Chúa sống lại.

 Hướng dẫn Tổng Quát về việc dạy Giáo Lý 

Cẩm nang hướng dẫn tổng quát cho việc dạy Giáo Lý có nhiều chỉ dẫn có giá trị cho việc dạy giáo lý đúng theo kinh thánh, và tôi khuyến khích nên tham khảo những hướng dẫn này. Ở đây, trước hết và trên hết, tôi muốn nhấn mạnh rằng phương pháp dạy giáo lý “phải được thấm nhuần trong tâm trí, theo tinh thần và viễn ảnh của Kinh Thánh / Phúc Âm qua việc cần cù tiếp cận với chính những bản văn. Tuy nhiên cũng phải nhớ rằng giảng dạy giáo lý sẽ là trên hết tất cả, càng phong phú càng có kết quả nhiều hơn để đọc những bản văn với hết trí óc và tâm hồn của Giáo Hội”, để rút ra linh hứng từ những chiêm niệm và đời sống của Giáo Hội từ hai ngàn năm qua. Vì vậy làm quen với những nhân vật, những biến cố và những lời nói rất thông dụng trong Kinh Thánh cần phải được khuyến khích. Điều này cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhờ nhớ lại tỷ mỉ một số đoạn đã diễn tả đặc biệt những màu nhiệm Kito giáo. Cuối cùng thì công tác dạy giáo lý cũng phải tiếp cận với Kinh Thánh bằng niềm tin và truyền thống Giáo Hội để những công tác đó được tiếp đón như những thành quả sống động như chính Chúa Giesu hiện còn đang sống ở “bất cứ chỗ nào có hai hay ba người tụ họp với nhau vì danh ta” (Mt 18:20). Phương  pháp dạy giáo lý cũng phải nói lên được lịch sử ơn cứu độ và nội dung của niềm tin Giáo Hội để mọi thành viên của cộng đồng tín hữu có thể nhận ra lịch sử này cũng là một phần của đời sống họ. “Đến  đây cũng cần phải nhấn mạnh đến sự tương quan giữa Kinh Thánh và sách giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, như đã được xếp đặt trong bản Hướng Dẫn Giáo Lý Tổng Quát: “Thực sự, Kinh Thánh là Lời Chúa được viết ra do Chúa Thánh Thần linh hứng, và sách giáo lý của Giáo Hội Công Giáo là sách diễn tả một cách đặc biệt những truyền thống sống hiện nay của Giáo Hội, và là cách giảng dạy bình thường và chắc chắn về niềm tin, đã được kêu gọi, tùy theo mỗi người và theo quyền bính đặc biệt, để nuôi dưỡng khoa giảng dạy giáo lý trong Giáo Hội ngày nay”.” 

Fleming Island, Florida

Feb.1, 2017

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!