Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI - NHÂN TÍNH VÀ THIÊN TÍNH CỦA MẸ MARIA
Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Đồng Trinh Hồn Xác Lên Trờii vào ngày 15 tháng 8 hàng năm. Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa là dấu chỉ an ủi và hy vọng của chúng ta. Nhìn lên Mẹ thấy muôn thiên thần ca hát vui mừng, cuộc sống loài người như nở hoa để vươn tới một viễn tượng hạnh phúc vĩnh cửu. Chết không phải là hết mà là bước vào một cuộc sống mới không bao giờ chết. Chúng ta là nghĩa tử của đức Giesu và Mẹ Maria, chúng ta cũng được thông phần nhờ những ân huệ Chúa ban qua đức Maria. Đức Mẹ khác người thường thế nào?

CÓ TA ĐÂY! ĐỪNG SỢ, HÃY CAN ĐẢM LÊN,
Trong điểm của các bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là NIỀM TIN. Biểu lộ niềm tin thì mỗi người mỗi khác, nhưng điều duy nhất là “Đừng Sợ” thì sẽ đi tới đích bằng an, vì có Chúa luôn luôn ở bên cạnh.

KHÔN NGOAN KITO GIÁO VÀ NƯỚC TRỜI
Chúa nhật hôm nay, Giáo Hội đề cập đến sự khôn ngoan Kito giáo. Khôn ngoan để nhân biết Thiên Chúa, tôn thờ Thiên Chúa, để được cứu rỗi và đạt Nước Trời. Hai bài đọc và bài Phúc âm hôm nay sẽ dẫn đưa chúng ta tới ba chủ đề đó.

HÃY ĐỂ CHO CHÚNG LỚN LÊN CHO ĐẾN MÙA GẶT….
Lại một lần nữa, đoạn Tin Mừng tuần này cho chúng ta hình ảnh đám cây âm thầm phát triển giống như Vương Quốc Thiên Chúa triển nở từ từ trong lòng chúng ta. Câu chuyện ngụ ngôn khá đặc thù của Mathieu (13:24-33) nói về lúa mì và cỏ dại mọc chung với nhau, nhưng chủ vườn không cho thợ nhổ bỏ cỏ dại vì sợ khi nhổ cỏ dại rễ của lúa sẽ bị động.

LỜI CHÚA PHÁN RA KHÔNG BAO GIỜ VÔ ÍCH
Sách tiên tri Isaiah kể: “Mưa và tuyết rơi từ trời xuống thì nó sẽ không trở lại trời nhưng sẽ làm cho đất mát mẻ, sinh màu mỡ giúp cho hạt giống nảy mầm rồi sinh hoa trái để cho ta có cơm ăn.”(Is 55:10). Mưa trong sa mạc có vẻ chẳng sinh lợi ích gì, nhưng nó đã hoàn thành một mục đích nào đó của Thiên Chúa. Tuyết từ trời rơi xuống cũng vậy, không phải để phủ kín núi đồi cho người ta trượt tuyết, trẻ con chơi đùa, nhưng mục đích của nó, cũng  như mưa, là hóa ra nước làm ướt đất, giúp cho hạt giống nảy mầm và lớn lên, cây cối xanh tươi trở lại. 

ÁCH TA ÊM ÁI, GÁNH TA NHẸ NHÀNG VÀ TA THÌ HIỀN LÀNH
Con người khi vui thì cười, khi buồn thì khóc. Trong bài Tin Mừng Mathieu hôm nay, chúa Giesu nói “Hãy mang lấy ách của ta và hãy học cùng ta, vì ta dịu dàng và khiêm nhường trong lòng và tâm hồn các ngươi sẽ được an bình….” (Mt 19:29). Chúa dịu dàng hiền lành chắc Chúa phải luôn luôn tươi cười?

HÃY QUẢNG ĐẠI LÀM VIỆC THIỆN
Tin Mừng tuần này nói về việc thiện. Có nhiều cách làm việc thiện. Bố thí cho người nghèo khó của cải vật chất, thức ăn, nơi ăn chốn ở là làm việc thiện. Yêu Chúa, hy sinh vì Chúa, chết cho Chúa cũng là một cách làm việc thiện…Tất cả những phạm trù đó đều nằm trong Lời Chúa của chúa nhật này.

CHẲNG CÓ GÌ CÓ THỂ QUA KHỎI MẮT CHÚA
 Bài đọc 1 hôm nay diễn tả cảnh tiên tri Jeremiah bị dân chúng chế nhạo, lừa đảo, đe dọa làm ông kinh hãi vô cùng. Dù mọi sự xẩy ra đều bất công đối với ông, nhưng ông vẫn tin tưởng vào Thiên Chúa.“Hắn bị đánh tơi bời tứ phía!” là câu mà kẻ thù tung ra để chế nhạo ông vì những lời tiên đoán đầy bi thảm của ông. “Chúng ta hãy lột mặt nạ hắn ra!” cũng là câu mà ông luôn luôn diễn tả tư cách và việc làm của nhiều người, ngay cả những người đã từng là bạn bè với ông. Chúng âm mưu: ‘Hãy gài bẫy hắn để lột mặt nạ hắn và trả thù hắn.’ Chúa Giesu cũng từng bị đối sử như vậy bời những người Pharisieu và luật sĩ luôn luôn tìm cách để tố cáo Chúa vi phạm luật. Chúng đem những người bệnh đặt trên đường Chúa đi vào ngày Sabah để xem Chúa hành sử ra sao, có chữa bệnh ngày sabah không? Chúng hỏi Chúa có nên đóng thuế cho Caesar không? Trả lời CÓ hay KHÔNG Chúa đều bị chúng bắt lỗi và tố cáo.

TÔN THỜ MÌNH THÁNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITO - BIỂU HIỆU CỦA TÌNH THƯƠNG, HIỆP NHẤT VÀ BÁC AI
Ba bài đọc hôm nay mỗi bài diễn tả Mình và Máu Thánh Chúa một cách., nhưng đều qui về một mối là Tình Thương, Hiệp Nhất và Bác Ái. Là Kito hữu chúng ta phải sống thế nào cho thích hợp với những ý nghĩa đó?

THẾ NÀO LÀ TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO?
 Truyền thông là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người. Nhưng truyền thông cũng có mặt trái của nó. Truyền thông nâng cao đời sống tinh thần và đạo đức nhưng cũng vùi sâu con người trong hận thù và tội lỗi. Người làm truyền thông công giáo, ngoài nhiệm vụ của một nhà truyền thông bình thường còn có bổn phận đối với niềm tin của mình. Người viết, không phải là một nhà truyền thông chuyên nghiệp nhưng cũng đã trót vướng vào cái nghiệp viết lách, nên có ít ý kiến muốn chia sẻ với mọi người, hy vọng phần nào chúng ta cùng nhau vui hòa trong niềm tin Thiên Chúa Ba Ngôi, cùng nhau cất cánh bay cao tới hiệp nhất, sự thật, thiện ích và vẻ đẹp, vươn tới hy vọng cuối cùng của niềm tin. Dĩ nhiên bài viết không được đầy đủ mọi khía cạnh của truyền thông báo chí, mà chỉ nói về những điểm chính liên quan đến sứ mệnh niềm tin của người truyền thông Kito hữu.

MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA LÀ CỦA ĂN HÀNG NGÀY
Kito giáo nếu không có Bí tích Mình và Máu thánh Chúa thì mất hết ý nghĩa. Cũng như đức Giesu chịu chết mà không sống lại thì còn ai tin nữa. Nhân Lễ Mình và Máu Thanh Chúa, chúng ta thử tìm hiểu đôi chút về MÌNH và MÁU chúa KITO.

NHÌN GIÁO HỘI QUA CHÚA THÁNH THẦN
Lúc ấy, các tông đồ đang tụ họp cầu nguyện ở lầu trên cùng với đức Maria Mẹ Thiên Chúa thì bất ngờ các ông cảm thấy có một luồng gió thổi mạnh và hình lưỡi lửa hiện trên đầu mỗi người. Tức thì tâm hồn các ông tràn ngập sức mạnh một cách lạ kỳ.  

CHÚA GIESU VỀ TRỜI - LỄ THĂNG THIÊN
 Mathieu tả cảnh Chúa Giesu về trời ở Galile rất huy hoàng và hoàn hảo (Mt 28:16-20). Ông diễn tả uy quyền mới của Chúa ở trên trời không phải bằng viễn kiến hay hình ảnh, cũng không phải như cách bẻ bánh hoặc đụng vào thân xác Chúa, nhưng một cách đơn giản mà thâm trầm biểu hiện cho Lời Chúa, Thầy Chí Thánh và là Đại sư phụ duy nhất của chúng ta (Mt 23:8-10). Mathieu đã dùng đoạn Tin Mừng này để kết thúc bản  Phúc Âm của ngài. Đây là bản tổng hợp các sứ điệp căn bản mà Chúa muốn nhắc lại cho các tông đồ. Nó cũng là tiến trình truyền giáo rất căm go mà Chúa đã gửi gấm cho các ông trước khi về trời.

THẾ NÀO LÀ MỘT QUỐC GIA VĨ ĐẠI
Khẩu hiệu tranh cử tổng thống của D. Trump: “Hãy làm cho Nước Mỹ vĩ đại trở lại – Make America great again” Câu nói đã làm nức lòng  đa số dân Mỹ nhất là giới bình dân thợ thuyền và người già. Và ông Donald Trump đã đắc cử tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Nhân câu nói này của D.Trump, xin đặt vấn đề cái gì làm cho một quốc gia suy đồi và  cái gì biến một quốc gia thành vĩ đại?

CHÚA THÁNH THẦN LÀ HY VỌNG VÀ LÀ TRẠNG SƯ
 Sáu chương đầu của sách Tông Đồ Công Vụ nói về lịch sử thành lập Giáo Hội tiên khởi ở Jerusalem. Qua bài đọc I (Cv 8:5-8, 14-17) và những câu trong Cv 10: 44-48 & Cv 19:1-6, thánh Luca đã phân biệt bí tích Thanh Tẩy nhân danh Chúa Giesu và sự tiếp nhận chúa Thánh Thần. Trong mỗi trường hợp, có ơn Chúa Thánh Thần đều phải thông qua một trong 12 tông đồ như Phero và Gioan hoặc người đại diện như Phaolo. Đây là cách có vẻ hay nhất mà Luca dùng để diễn tả nhiệm vụ của Giáo Hội trong việc cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Những chỗ khác trong sách Tông Đồ Công Vụ, bí tích Thanh Tẩy và Chúa Thánh Thần lại liên kết mật thiết với nhau (Cv 1:5; 11:16).

CỘNG ĐỒNG NHỮNG VIÊN ĐÁ SỐNG ĐỘNG
Màu nhiệm hiêp nhất với chúa Kito là trung tâm điểm phụng vụ của Chúa Nhật V Phục Sinh này. Bài đọc I sách tông đồ công vụ (6:1-7) cho chúng ta thấy sự khác biệt  giữa nhiệm vụ của các tông đồ trong cộng đồng dân chúa tiên khởi tùy theo sinh hoạt. Những người Hellenist không nhất thiết phải là người Do Thái xa quê hương nhớ cố quốc, mà là người Do Thái gốc Palestine nói tiếng Hy Lạp. Người Hebrew là người Do Thái gốc Palestine nói tiếng Do Thái hay tiếng Aramic và có thễ cũng nói cả tiếng Hy Lạp. Cả hai loại người này đều thuộc về cộng đồng Kito giáo Do Thái ở Jerusalem. Sự sung khắc giữa họ đã làm thay đổi diện mạo của cộng đồng hầu giúp cho nhu cầu của cộng đồng được thực hiện một cách linh hoạt hơn. 

MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Trong tất cả hình ảnh về chúa Giesu, tưởng không có hình ảnh nào gợi lòng trắc ẩn yêu thương hơn hình ảnh Mục Tử Nhân Lành. Trước thời đức Giesu, hình ảnh mục tử nói lên sự dịu dàng và chăm lo cho loài người qua Thiên Chúa. Mục tử và đoàn chiên là hai hình ảnh nổi bật giữa một sa mạc nóng bức, khô cằn và đầy nguy hiểm, trong đó người mục tử là người bảo vệ chiên đồng thời cũng bảo vệ những kẻ di hành trong sa mạc, giúp họ có nơi trú ẩn, tránh sự ám hại của kẻ cướp. Trong Kinh Thánh và thời Cận Đông cổ đại, từ “mục tử” còn là một danh diệu có tinh chính trị ám chỉ bổn phận của vua đối với dân, hàm ý quan tâm, lo lắng, sẵn sàng hy sinh vì dân. Hình ảnh mục tử cũng nói lên một quyền lực.

LOAN TRUYỀN NIỀM TIN
 Bài đọc 1 hôm nay (Cv 2:14, 22-23) là một trong 6 cuộc bàn luận liên quan đến Chúa Giesu Phục Sinh và những lời ngôn sứ nói về Người (Cv 3:12-26; 4:8-12; 5:29-32; 10:34-43; 13:16-41). Năm lời bàn đầu liên hệ tới Phero và lời sau cùng liên hệ tới Phaolo. Những lời bàn này được coi là những Tuyên Cáo / Kerygma (1Cr 15:11). Bài của Phero có thể được chia làm 3 phần, một phần mở đấu và 2 phần kia thì phần 1 (cc16-21) Phero cho biết lời tiên tri Joel nói từ thời ngôn sứ nay đã xẩy ra và phần 2 (cc22-36) ông tuyên bố Đức Giesu thành Nazareth đã bị người Do Thái đóng đanh vào thập giá chính là ngôn sứ đã được Thiên Chúa hứa ban mà người công chính đã chờ mong như nói trong Cựu Ước. Chính Người đã hoàn thành chương trình cứu chuộc loài người của Thiên Chúa.

TỪ VẾT THƯƠNG LÒNG ĐẾN SUỐI NGUỒN THƯƠNG XÓT
 Khi nói hắn là “Tào Tháo” có nghĩa là một tên đa nghi, chẳng tin những gì người khác nói. Tương tự như vậy khi bàn về việc Chúa Kito chết 3 ngày sau sống lại, nói đến Toma, một trong 12 môn đệ của Chúa là chúng ta nghĩ ngay đến việc ông nghi ngờ, không tin Chúa Giesu sống lại. Vào buổi chiều ngày Phục Sinh khi chúa Giesu hiện ra với các môn đệ thì Toma không có mặt. Sau này nghe mọi người kể lại việc Chúa hiện ra với họ, Toma đã không tin và nói: nếu mắt không nhìn thấy những dấu đanh Chúa, ngón tay không đặt vào các lỗ đanh ở tay chân Chúa và tay không đặt vào vết đâm cạnh sườn Chúa thì ông không tin (Ga 20:25). Tám ngày sau Toma đã qui phục và tin thì Chúa phán với ông: “Vì anh đã thấy nên anh tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin!” (c.29)

ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
 Đọc bốn Phúc âm thư, chúng ta thấy mỗi thánh sử đều tường thuật việc Chúa Giesu sống lại khác nhau. Không một thánh sử nào tự mình biết và kể lại câu chuyện. Đây là một biến cố màu nhiệm của Thiên Chúa giữa đức Giesu và Thiên Chúa Cha. Biên cố phục sinh -tự bản tính nó- đã vượt khỏi kinh nghiệm của loài người. Vậy chúng ta học hỏi được gì về hiện tượng Phục Sinh qua từng câu chuyện do mỗi thánh sử kể, đặc biệt câu chuyện của Mathieu mà chúng ta nghe tuyên xưng trong Chúa Nhật  Phục Sinh này? 

[1] 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 [19/41]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!