Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
 TÍNH ĐẶC THÙ CỦA PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIESU

 

Is 42:1-4, 6-7; Cv 10:34-38 / Is 55:1-11; 1Ga 5:1-9; Mc 1:7-11

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 

Lễ Giáng Sinh đã qua. Lễ Hiển Linh cũng đã qua. Ba nhà đạo sĩ đã theo con đường khác trở về quê quán của họ. Lễ Chúa chịu phép rửa có vẻ như kết thúc mùa Giáng Sinh, nhưng thực tế lễ Chúa Dâng Mình Trong Đền Thánh ngày 2 tháng 2 mới thực sự kết thúc mùa Chúa sinh ra. Chúng ta thử lướt qua ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh rồi tìm hiểu ý nghĩa và sự khác biệt giữa việc Chúa Giesu chịu phép rửa và phép rửa của chúng ta như thế nào?


 

 CẢM NGHĨ VỀ LỄ GIÁNG SINH

Thông thường ai cũng biết lễ Giáng Sinh là một lễ tôn giáo về đêm rất đầm ấm với những tiếng hát ngân vang Mừng Chúa ra đời và đèn sáng trưng trong các thánh đường và ngập trời ngoài đường phố. Lễ Giáng Sinh đã trở thành một tập tục văn hóa chung bất kể tôn giáo hay không. Nhiều nơi người ta lại thay đổi tên, không muốn gọi là lễ Giáng Sinh mà gọi là Ngày Lễ Nghỉ để có lý do và cơ hội tụ họp nhảy đầm ăn chơi rượu chè chúc tụng nhau.

Thực sự, lễ Giáng Sinh không mang nghĩa trần tục như vậy. Chúa Giesu Hài Đồng giáng trần không phải là một đứa trẻ bình thường. Ngài đến không chỉ đơn thuần gắn chặt ở máng cỏ bò lừa nơi đồng không mông quạnh nhưng còn mang một ý nghĩa đặc biệt có tính thánh thiêng, liên quan đến cả nhân loại. Chúng ta phải chấp nhận ý nghĩa cao cả của đấng nằm trong máng cỏ. Ngài sẽ cứu chúng ta thoát cảnh tội lỗi. Từ giờ phút này chúng ta bắt đầu phải sống với ý nghĩa đó, quyết tâm loại bỏ quá khứ tội lỗi, chọn cho mình một hướng đi mới, một cuộc sống mới với những hiểu biết mới, vì một nhân vật mới đã biến đổi và dẫn dắt chúng ta trong cuộc sống mới theo từng chi tiết nhỏ.

 

 Ý NGHĨA CHÚA HIỂN LINH

 

Không kể việc Chúa tỏ mình cho dân ngoại qua ba nhà đạo sĩ và các trẻ mục đồng, Chúa Giesu còn biểu lộ tính Thiên Chúa của mình qua việc Chúa chịu phép rửa bời thánh Gioan Tiền Hô. Phép rửa này là lễ khánh thành mở đầu sứ mạng của Chúa trên mặt đất này. Bản văn tuyệt đẹp trong kinh chiều  ngày Lễ Hiển Linh cho thấy: “Ba dấu lạ bí mật cho thấy hôm nay là ngày thánh: ngày Sao Trời dẫn lối ba vua đến thờ lạy Chúa Hài Đồng. Hôm nay Nước đã biến thành rượu trong tiệc cưới. Hôm nay chúa Kito đã để cho Gioan làm phép rửa nơi sông Jordan đã mang lại ơn cứu độ cho loài người.” Mỗi biến cố đều có tính hiển linh, có sự can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa: Sao Trời, Nước hóa rượu. Tiếng nói phát ra từ trời và hình Chim Bồ Câu. Hôm nay chúng ta chứng kiến Chúa chịu phép thanh tẩy, nhờ đó chúng ta cũng được thông phần với phép thanh tẩy ấy.

 

 

TÍNH ĐẶC THÙ CỦA PHÉP THANH TẨY CỦA CHÚA GIESU

 

Trong bài Phúc Âm hôm nay, sự xuất hiện của Gioan Tiền Hô như đưa chúng ta trở lại Mùa Vọng. Sự hiện diện của Gioan Tiền Hô, người làm phép thanh tẩy cho Chúa Giesu và chính Chúa Giesu chịu phép Thanh Tẩy đã giúp chúng ta quyết định cuộc sống mới của chúng ta hôm nay và tương lại. Marco là thánh sử đầu tiên kể việc chúa Giesu chịu phép rửa bởi Gioan Tiền Hộ với một văn phong rất hấp dẫn và xác thực. Mở đầu bài giảng ngài đã đặc biệt lưu ý mọi người là “đấng sẽ tới có uy quyền hơn tôi rất nhiều” (c.7). Toàn thề sứ mệnh của Gioan là sửa soạn cho đấng Thiên Sai đến. Khi thời điểm đã tới, Gioan dẫn các đệ tử của ông đến gặp đức Giesu và báo cho họ biết Người là đầng Thiên Sai, là Ánh Sáng Thực, là Chiên Thiên Chúa đấng xóa tội trần gian.

 

Đức Giesu đã chấp nhận để Gioan làm phép rửa cho mình đã khiến mọi người ngạc nhiên phải chú ý đến Gioan, đồng thời Chúa muốn xác định Chúa cũng là con người như chúng ta. Do đó Chúa cho chúng ta thấy chúng ta cần phải phấn đấu để rũ sạch mọi tội lỗi. Qua cử chỉ để Gioan làm phép rửa cho mình trong nước sông Jordan, chúa Giesu chấp nhận tính loài người của chúng ta để chúng ta có thể nối kết với Thiên Chúa dễ dàng theo cách thức của chúng ta. Chúng ta đã được thanh tẩy trong cái chết và phục sinh của Chúa Kito. Nhờ bí tích thanh tẩy, nước trời đã mở rộng cho chúng ta. Chúng ta càng liên kết nhiều với chúa Giesu thì nước trời càng mở rộng cho chúng ta nhiều bấy nhiêu.

 

 

ĐÔI LỜI KẾT
 

Khi nghiên cứu lịch sử Giáo Hội sơ khai, chúng ta thấy lễ chúa Giesu chịu phép Thanh Tẩy rất thích hợp với chúng ta. Vào thế kỷ III, Cyprian thành Carthage đã viết cho bạn mình là Donatus như sau: “Donatus thân, chúng ta đang sống trong một xã hội rất xấu xa tội lỗi. Nhưng giữa thế giới đó, tôi đã khám phá ra những người rất thánh thiện đang sống trong thầm lặng. Họ là những người đã được hạnh phúc hơn cả ngàn lần những kẻ hưởng thụ trên tội lỗi. Họ bị khinh khi và ruồng bỏ, nhưng đó là điều họ không coi là trọng. Họ là những Kito hữu, Donatus ạ, và tôi là một trong số những người đó.”
 

Khi nhớ lại việc chúa Giesu chịu phép Thanh Tẩy nơi sông Jordan, chúng ta hãy để cho lời Cyprian vang vọng trong đầu chúng ta: “Chúng tôi là một trong số những người đó….” Phép Thanh Tảy của chúng ta thúc dục chúng ta nhớ lại quá khứ của chúng ta với lòng tri ân, để chấp nhận tương lai đầy hy vọng, những giây phút hiện tại đầy ngỡ ngàng và kinh sợ. Mỗi khi chúng ta vui hưởng Mình Thánh Chúa là chúng ta được mời gọi tham dự tiệc vui với Chúa đang đổ tràn đầy ân sủng trên chúng ta. Khi chúng ta chia sẻ phép Thánh Thể là chúng ta liên kết các anh chị em huynh đệ của chúng ta với nhau, những kẻ được tràn đầy ân huệ chúa Kito qua phép Thanh Tẩy. Chúng ta hãy cầu xin ân sủng phép Thanh Tẩy của chúng ta soi sáng cho chúng ta và cho mọi người trên khắp thế giới, giúp họ thêm sức mạnh và can đảm để làm một cái gì khác biệt và đặc thù đẹp lòng Thiên Chúa.


 

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!