Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

NHỮNG ĐIỀU GIÁO HỘI SƠ KHAI TIN VÀ THỰC HÀNH - MARTIN LUTHER (Bài 5)
Giáo Hội sơ khai đã tin và thực hành những gì? Sách Công Vụ Tông Đồ là chứng nhân của Giáo Hội Sơ Khai từ khi Chúa Kito chết cho đến khoảng năm 60 AD. Chương 2 ghi lại bước khởi đầu của Giáo Hội khi Thiên Chúa gửi Chúa Thánh Thần xuống trên 12 tông đồ của Chúa Giesu Kito.

BÀI HỌC VỀ CUỘC ĐÀM THOẠI GIŨA ÔNG NICODEMO [1] VÀ ĐỨC GIESU
Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay nói về cuộc đàm thoại giữa hai nhân vật rất quan trọng được gọi là “Thầy Dạy” của hai tôn giáo. Một bên là “thầy dạy của dân Israel” là  Nicodemo và một bên là đức Giêsu mà ông Nicodemo gọi là “Thầy Dạy đến từ Thiên Chúa”.. Ông là thành viên Tối Cao Pháp Viện thuộc Hội Đồng Quốc Gia Do Thái, có nhiệm vụ gìn giữ và bảo toàn những truyền thống quan trọng. Ông là chuyên viên về Thiên Chúa của cả nước. Nicodemo đến gặp chúa Giêsu vào ban đêm

MARTIN LUTHER VÀ THÁI ĐỘ BÀI DO THÁI (MARTIN LUTHER Bài 4)
Tại sao Martin Luther chống Do Thái? Có phải con người ông bản tính quá phức tạp, và vì ảnh hưởng chủ thuyết Bài Do Thái của Giáo Hội Sơ Khai?

NHÀ TA LÀ NHÀ CẦU NGUYỆN
Chúa nhật này chúng ta suy niệm về việc Chúa Giesu thanh tẩy đền thánh Jerusalem và sứ điệp của Phaolo nói về Thánh Giá Chúa Giesu. Hai hình ảnh khá độc đáo này sẽ giúp chúng ta -trong mùa Chay Thánh- hiểu biết và yêu mến chúa Giesu Kito nhiều hơn.  

Ý NGHĨA CHÚA BIẾN HÌNH
Moriah, Sinai, Nebo, Carmel, Gilboa, Gerizim, Núi Tám Mối Phúc Thật, Tabor, Hermon, Zion, Núi Cây Dầu, Calvary, Golgotha là những đỉnh núi thường được nói tới trong Kinh Thánh. Tại những nơi này đã từng xẩy ra những biến cố gặp gỡ quan trong giữa Thiên Chúa và dân Israel. Dù chưa bao giờ đến những vùng đất đó nhưng tất cả chúng ta khi đọc Kinh Thánh đều có thể mường tượng ra những địa danh này cùng với những biến cố đặc biệt đã xẩy ra ở đó.

NHỮNG SA MẠC CUỘC ĐỜI
Thứ tư là lễ tro bắt đầu Mùa Chay. Chúa nhật này là Chúa Nhật I Mùa Chay, mùa ăn năn thống hối.. Có mấy ai thực sự nghĩ đến Mùa Chay không? Mùa chay thúc dục chúng ta làm gì? Hành trình mùa chay thử thách chúng ta thế nào? Hãy suy niệm những bài đọc Kinh Thánh trong mùa Chay để chúng ta cùng nhau sống lại lịch sử ơn cứu độ .

NIỀM TIN VÀ ƠN CỨU ĐỘ (Martin Luther bài 3)
 Martin Luther đúng khi không chấp nhận giảng huấn và thực hành của Giáo Hội Công Giáo về việc “mua bán” lòng khoan dung của Thiên Chúa bằng tiền bạc để hình phạt cho người ở trong luyện ngục được giảm bớt. Nhưng ông cho rằng chỉ cần “Tin Là Đủ” để có được ơn cứu chuộc  là một sai lầm nghiêm trọng đã dẫn đến nhiều di hại đáng kể.

Ý NGHĨA MÙA CHAY THÁNH - LỄ TRO
Mùa Chay Thánh là mùa ăn năn sám hối, làm phúc, cầu nguyện, để sửa soan tâm hồn đón nhận Ơn Cứu Độ mà Đức Giêsu Kitô ban cho chúng ta nhờ cuộc khổ nạn và cái chết của Người trên thập giá. 

MARTIN LUTHER VÀ CUỘC CẢI CÁCH GIANG DỞ (bài 2)
Năm thế kỷ đã qua từ ngày Martin Luther khởi sự phong trào Thệ Phản Cải Cách làm thay đổi thế giới, chúng ta thấy có gì lạ? Tại sao Luther nhất quyết đòi cải cách và ông đã khởi sự phong trào cải cách của ông thế nào?

TÌNH YÊU VÀ BÁC ÁI
 Bốn chữ Tình Yêu và Bác Ái (Amor  et Caritas) là khẩu hiệu Giám Mục của ĐC J.B Cassaigne, vị sáng lập trại cùi Di Linh tại Việt Nam. Ngài đã sống và chết với những người cùi tai đó. Chúa Nhật này Giáo Hội qua Phúc Âm đã trình bày về bệnh cùi, một bệnh mà cả xã hội và con người đều ghê sợ và xa lánh. Nhưng Chúa Giesu không vì thế mà bỏ rơi người cùi hủi. Chúng ta hãy cùng nhau suy niệm về căn bệnh hiểm nghèo này được Chúa Giesu chữa lành thế nào và vì sao những danh nhân ở quá khứ đã muốn bắt chước Chúa Giesu, làm theo lời Chúa dạy “Yêu Chúa và Thương người” phải đi đôi với nhau. Yêu thương bạn hữu mình thì dễ, nhưng thương yêu người mà xã hội xa lánh ruồng bỏ mới khó.  Yêu thương người cùi hủi.

CUỘC CẢI CÁCH CỦA MARTIN LUTHER ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN? (Bài 1)
 Khi Martin Luther đưa ra 95 đề án cải cách Giáo Hội Công Giáo thì mọi người bàng hoàng, coi đó là một cuộc cách mạng lớn sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng. Giáo Hội sẽ phân tán. Đến nay đã 500 năm kể từ ngày Luther yêu cầu cải cách, Kito giáo đã có dấu hiệu gì hiệp nhất chưa? Kinh Thánh có dấu chỉ nào cho thấy sẽ có hiệp nhất không?

XIN CHÚA CHỮA LÀNH CHÚNG CON
Qua bài Tin Mừng hôm nay (Mc 1:29-39), Marco nói về quyền lực chữa lành bệnh của Chúa Giesu. Câu chuyện xẩy ra tại nhà của ông Simon Phero, thuộc làng Capernaum nằm trên bờ biển Galilee về phía Tây Bắc. Chúa đã chữa lành bệnh sốt cho mẹ vợ ông Simon Phero. Chúa chữa khỏi bệnh không chỉ cho bà mẹ vợ ông Simon mà còn nhiều người khác nữa vì nghe biết danh tiếng Người họ đã đổ xô về đó để xin Chúa chữa lành.

ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA GIESU TRONG ĐỀN THÁNH
Hôm nay ngày 2-2-2015 là lễ Tiến Dâng Đức Giesu cho Đức Chúa Cha trong đền thánh, Giáo Hội phương Đông gọi là lễ Hypapante (1) . “Mùa Giáng Sinh”, là “khởi điểm” ơn Cứu Độ, nhắc nhở chúng ta màu nhiệm con Thiên Chúa xuống thế làm người. Vì là con người, đức Giesu cũng phải tuân theo luật của Maisen là tiến dâng mình trong đền thánh. Vậy  tiến dâng Chúa trong đền thánh như thế nào?

THẦM QUYỀN NÓI LỜI CHÚA
 Trong câu chuyện của Macco nói về Con Thiên Chúa, có việc Chúa gọi các môn đệ đầu tiên (Mc 1:16-20) và việc người đối đầu với ma quỉ (Mc 1:21-28). Những lời các tiên tri kêu gọi (Is:1-13; Gr 1:14-19) là do Thiên Chúa bắt buộc, là mẫu mực Chúa Giesu gọi các môn đệ. Chúa Giesu không phải là ngôn sứ độc nhất, người có nhiều cộng tác viên, là những người bạn đồng hành với Chúa” (Mc 3:14). Người đi vào cuộc sống của bốn vị đó, kêu gọi họ cam kết làm việc với Người. Người chỉ vắn gọn gọi họ: “Hãy theo ta” (Mc 1:17), thì ngay lập tức họ bỏ mọi sự và theo Người.

MẺ LƯỚI LỚN BẮT ĐƯỢC CÁ BỰ
Nếu hiểu bài đọc 1 tiên tri Gona hôm nay (Gn 3:1-5, 10) theo nghĩa đen thì có thể nói đây là một mẻ lưới lớn bắt được rất nhiều cá bự, vì Gona đã được Thiên Chúa ủy quyền mang lời cảnh báo đến dân làng Assyria và thành công rực rỡ. Nói cách khác, những ai đã từng nghe và chứng kiến cảnh tượng này với con mắt đức tin thì phải hiểu sâu xa hơn. Điều chính yếu không phải là kích thước con cá của Thiên Chúa, cũng không phải diện tích rộng lớn của những thị trấn hay số người trở lại đường ngay nẻo chính.

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA
Đọc những bài đọc Chúa Nhật hôm nay, đặc biệt lời Chúa kêu goi Samuel, Anrê và em ông, tôi đã nhớ đến một điều mà Dietrich Bonhoeffer, vị mục sư Tin lành Lutheran người Đức đã viết trong nhà tù Đức Quốc Xã: “Chỉ có sống một cách thoải mái, không dè dặt băn khoăn về những bổn phận, những khó khăn, những thành công hay thất bại, những trải nghiệm hay những xáo trộn của cuộc đời mới có thể làm cho người ta trở thành một con người và một Kitô hữu thực sự”. Bonhoeffer đã trải nghiệm một cách cay đắng điều mà ông gọi là “Cái Giá Phải Trả Đề Là Môn Đệ Chúa”. 

Ý NGHĨA CHÚA GIESU CHỊU PHÉP RỬA
Chúa Giesu là Thiên Chúa, tại sao Chúa lại phải chịu phép thanh tẩy? Khi ấy, Chúa Giesu rời xứ Galilea đến gặp Gioan ở sông Jordan và xin ông làm phép rửa. Ông Gioan đã can và thưa với Người rằng: “Chính tôi phải được Ngài làm phép rửa mới đúng, cớ sao lại là Ngài?” Chúa Giesu đáp lại: “Không sao, vì chúng ta cần phải chu toàn bổn phận như thế!” (Mt 3:13-15)

 TÍNH ĐẶC THÙ CỦA PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIESU
Lễ Giáng Sinh đã qua. Lễ Hiển Linh cũng đã qua. Ba nhà đạo sĩ đã theo con đường khác trở về quê quán của họ. Lễ Chúa chịu phép rửa có vẻ như kết thúc mùa Giáng Sinh, nhưng thực tế lễ Chúa Dâng Mình Trong Đền Thánh ngày 2 tháng 2 mới thực sự kết thúc mùa Chúa sinh ra. Chúng ta thử lướt qua ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh rồi tìm hiểu ý nghĩa và sự khác biệt giữa việc Chúa Giesu chịu phép rửa và phép rửa của chúng ta như thế nào?

LỄ HIỂN LINH
LỄ HIỂN LINH hồi xưa gọi là Lễ BA VUA, tức lễ kỷ niệm ba nhà đạo sĩ đến thờ lạy Chúa Hài Đồng Giêsu, còn có nghĩa Thiên Chúa tỏ mình cho dân ngoại. Tại sao lại nói là Chúa tỏ mình cho dân ngoại? Họ nhận ra Chúa bằng cách nào?

ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA
Hôm nay là ngày đầu năm Dương Lịch, ngày Lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Xuyên suốt giòng lịch sử Giáo Hội, lễ này đã có nhiều danh hiệu khác nhau, mỗi danh hiệu đều nói lên tính đặc thù của nó.

[1] 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 [17/41]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!