Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

LỄ THÁNH GIA: BIỂU TƯỢNG GIUSE LÀ CHA TRONG GIA ĐÌNH
Hôm nay, trong hào quang lễ Giáng Sinh, Giáo Hội mừng lễ Thánh Gia. Chúa Nhật này chúng ta suy niệm về tặng phẩm và màu nhiệm đời sống, đặc biệt đời sống và ơn phúc gia đình.

NÀY CON TRẺ ĐÃ SINH RA… HANUKKAH VÀ THIÊN CHÚA GIÁNG TRẦN
 Lòng tôi rạo rực, xúc động khôn tả khi lắng nghe lời tiên tri Isaiah qua các điệu nhạc hòa tấu của Handel về Giáng Sinh: “Hôm nay con trẻ đã sinh ra cho chúng ta. Hôm nay con một người đã giáng trần, và đất nước sẽ đè nặng trên vai người, tên người sẽ gọi là đấng Kỳ Diệu, là Cố Vấn tuyệt vời, là Thiên Chúa toàn năng, là Cha muôn đời, là Hoàng Tử của Hòa Bình” (Is 9:6). Những lời tuyệt diêu đó lấy trong sách Isaiah và bài đọc I mà hàng năm chúng ta nghe vào lễ Nửa Đêm Vọng Giáng Sinh.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MARIA
 Khi viết bài suy niệm Tin Mừng tuần này tư nhiên tôi nghĩ  tới phim The Sound of Music. Câu chuyện nói về chị Maria là một dự tu vì ham chơi ca hát nên quên cả việc kinh kệ. Vì mồ côi, mẹ bề trên không muốn cho về đời nên đã gửi gia dình một đại úy góa vợ, có nhiều con để nhờ coi sóc. Vì có tài ca hát, đám trẻ rất yêu mến Maria nên công việc thành công… Chuyện xẩy ra ở Salzburg thuộc nước Áo.

VUI MỪNG VÀ CHỜ ĐỢI
Mùa Vọng là mùa tìm hiểu lời các tiên tri và suy gẫm Thánh Kinh. Nó giúp chúng ta nhận ra viễn ảnh về một đấng thiên sai mà mọi người đang chờ mong. .

GIOAN TIỀN HÔ, NGÔN SỨ MÙA VỌNG
Một trong những vì sao lớn xuất hiện trên diễn đàn Kinh Thánh hôm nay qua những câu chuyện về Mùa Vọng và Giáng Sinh là Gioan Tiền Hô. Gioan Tiền Hô là ai và Ngài đến với chúng ta thế nào? Ngài nói với chúng ta những gì trong mùa Vọng này?

ĐỨC MẸ MARIA ĐỒNG TRINH VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI*
Tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội là một quan niệm khá phức tạp đã lôi cuốn nhiều nhà thần học hơn là giáo dân vào cuộc nghiên cứu và suy niệm.  Nhiều người hiện nay vẫn còn lẫn lộn, đồng hóa việc Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội với việc Đức Mẹ thụ thai chúa Kito mà vẫn còn đồng trinh. Thực sự điều đó có nghĩa là, -nhờ ơn đặc biệt Thiên Chúa ban- chúng ta tin rằng Mẹ Maria hoàn toàn không vướng tội từ lúc Mẹ thụ thai. Phân vân thắc mắc chính của nhiều người công giáo là tội tổ tông. Ngày nay người ta càng ngày càng ít biết và nói về tội tổ tông. Vì không biết nên quan niệm về vô nhiễm nguyên tội trở thành vô nghĩa. 

ÔN LẠI NHỮNG KỶ NIỆM CỦA LỊCH SỬ VĨ ĐẠI (CHÚA NHẬT I B MÙA VỌNG)
Tuần này, Giáo Hội bắt đầu Năm Phụng vụ là Mùa Vọng. Người Kito hữu tuyên xưng đấng Thiên Sai thực sự đang đến và Vương Quyền Thiên Chúa đang ở trong tầm tay.

CÁC NGƯƠI ĐÃ LÀM NHỮNG ĐIỀU ĐÓ CHO TA
Hôm nay Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ cũng là lễ trọng mừng kính Chúa Giesu Kito, Vua Vũ Trụ. Ngày Đức Kito trở lại lần thứ hai là ngày phán xét chung.  Hôm nay, chúng ta được coi quang cảnh ngày phán xét chung trong bài Tin Mừng  Mathieu (Mt 25:31-46). Đây là lời giáo huấn sau cùng của đức Giesu trước khi Người đi lên Jerusalem để đối diện với thập giá và tử thần. Điệp khúc của bài Tin Mừng này rất rõ ràng: “Các ngươi đã làm những điều đó cho ta” (Mt 25:40)

TẶNG VẬT CHÚA BAN PHẢI ĐƯỢC TIÊU DÙNG, ĐẦU TƯ VÀ CHIA SẺ
Bài Phúc Âm hôm nay là dụ ngôn cuối cùng trong ba dụ ngôn của đức Giesu mà Mathieu đã kể lại. Mỗi dụ ngôn đều có một ý nghĩa đặc biệt đòi hỏi mọi Kito hữu phải chuẩn bị cho ngày vinh quang của đức Kito trên vương quốc nước trời. Bài Tin Mừng nói về ông chủ, đám bày tôi với những tài năng khác nhau (Mt 25:14-30) cho thấy việc chúng ta làm hàng ngày phải theo thiện chí, và khả năng mà Chúa ban cho chúng ta. Những việc thiết thân nhất thì chúng ta không thể bỏ qua được. Sứ điệp Chúa muốn gửi cho chúng ta là tinh thần trách nhiệm đối với Thiên Chúa và loài người với nhau để đạt được vương quốc nước Trời.

CHÚA TÔI, TÔI BIẾT NƠI NÀY RỒI. ĐÂY LÀ NHÀ CON (LỄ CÁC LINH HỒN)
Tại sao người công giáo lại mừng lễ các linh hồn vào tháng 11 hàng năm? Lễ các linh hồn và tháng 11 là suối nguồn an ủi cho mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta đau khổ vì mất người thân, hoặc nếu chúng ta phải đương đầu với những vấn đề khó có thể giải quyết được như biệt ly không nói nên lời hay bất an mà không tài nào có thể thoát được …., chúng ta hãy xin những tín hữu đã ra đi trước chúng ta cầu bầu cho chúng ta được bằng an. Nhờ sự hiệp thông với các thánh, chúng ta cảm thấy gần gũi với những người đã chết, giúp ta thêm hy vọng trong những lúc buồn phiền thất vọng.

TÁM MỐI PHÚC LÀ BƯỚC ĐƯỜNG NÊN THÁNH (LỄ KÍNH CÁC THÁNH)
Chúa Giesu nói: “Anh em hãy học nơi tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng, và tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:29). Đã hơn 2000 năm nay, các thiện nam tín nữ, trẻ già, thông minh lẫn dốt nát, từ Đông qua Tây, tự xin gia nhập trường phái Chúa Giesu, nơi đây giới răn tuyệt vời này đã vang động trong tâm trí họ: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là đấng hoàn thiện” (Mt 5:48) (…)

LÀM SAO ĐỂ MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Bài đọc sách Xuất Hành và bài Phúc Âm hôm nay ( Xh 22:21-27; Mt 22:34-40) nói về Mến Chúa và Yêu người là giới răn quan trọng nhất. Bài đọc sách Xuất Hành nhắc lại một số điều luật về cô nhi quả phụ và người nghèo khó. Thiên Chúa nhắc nhở dân Người rằng: đã có thời các ngươi là người ngoại quốc sống trên đất khách. Đối với người ngoại quốc, cô nhi quả phụ và người nghèo khổ, chúng ta phải lấy công minh và tình thương cảm mà đối sử. Nếu không Thiên Chúa sẽ luận phạt nghiêm ngặt để bảo vệ kẻ cô thế.

THẦN QUYỀN VÀ THẾ QUYỀN HAY THIÊN CHÚA VÀ CAESAR
Trong bài Phúc âm hôm nay (Mt 22:15-21), Mathieu cho biết những người biệt phái lại một lần nữa muốn gài bẫy đức Giesu. Họ nhận thấy Chúa nói bóng gió họ là những kẻ không chịu sửa đổi tâm hồn (Mt 22:1-14) nên họ bắt đầu âm mưu bủa lưới bắt Chúa. Lúc đầu, để cho Chúa không đề phòng, họ hỏi những câu ve vãn Chúa, cho các đệ tử và người theo phe Herode ca ngợi Chúa là lương thiện, tài giỏi, giảng dạy lời Thiên Chúa rất chính xác….

Y PHỤC TIỆC CƯỚI HOÀNG GIA
Dụ ngôn tiệc cưới tuần này (Mt 22:1-14) là cậu chuyện cuối cùng trong ba chuyện liên tiếp được trình bày trong ba tuần nói về Chúa phán xét dân Israel, đặc biệt những người thủ lãnh (bắt đầu ở 21:28). Ba dụ ngôn này liên hệ với nhau khá rõ ràng. Mỗi chuyện đều đưa ra một “hình ảnh về uy quyền” (như người Cha, Chủ vườn nho và ông Vua). Hình ảnh “những người con” hay “một người con” đều có cả trong ba dụ ngôn. Riêng dụ ngôn 2 và 3 thì bàn về những người nô lệ cùng với những phán xét găy gắt đối với những kẻ chống đối người con.

TẠI SAO CHÚA KHÔNG BỎ RƠI VƯỜN NHO CỦA CHÚA?
Tuần này chúng ta trở lại với vườn nho đã được Mathieu nói đến. Trong bài Phúc Âm hôm nay, đức Giesu cho chúng ta biết Vương Quốc Thiên Chúa là gì? Đây là một dụ ngôn ngắn gọn nói về cuộc sống thực tế của dân làng ở Palestine vào thế kỷ I, nó khác với cuộc sống của chúng ta ngày nay. 

THỢ VƯỜN NHO TRUNG THÀNH
Trước khi câu chuyện trong bài Phúc Âm hôm nay xẩy ra, đức Giesu đã trở lại đền thờ (Mt 21:23a) và tuyên bố đền thờ là đất thánh dùng để cầu nguyện và làm mục vụ chữa lành (Mt 21:14). Lới Chúa Giesu như thách thức những kẻ đối kháng Chúa. Họ là các thượng tế và kỳ mục trong dân luôn luôn tạo áp lực để bắt bí Người:“ Ông lấy quyền gì mà làm những điều đó, và ai ban cho ông quyền ấy?”(21:23b). Chính Thiên Chúa là nguồn mạch quyền uy của đức Giesu, nhưng nếu nói ra thì chẳng ích lợi gì mà còn là cớ cho họ xúc phạm Người. Thay vì trả lời thẳng câu hỏi, đức Giesu hỏi ngược lại họ về phép rửa của ông Gioan Tiền Hô. Vì không tin Chúa qua hành động mục vụ của Gioan nên họ không trả lời Chúa. Niềm tin vào Thiên Chúa và đức Giesu của những kẻ đối kháng Chúa đã thể hiện qua phản ứng của họ về ông Gioan Tiền Hô.

THA THỨ VÀ HÒA GIẢI
Người Công Giáo chúng ta thường có tính dĩ hòa vi quí, coi tha thứ và hòa giải là đầu, nại cớ mến Chúa yêu người. Nhưng thế nào là tha thứ và hòa giải? Tha thứ có dẫn tới hòa giải không hay lại chỉ đưa tới hỗn loạn và bất công?  Hai bài đọc và bài Phúc âm tuần này đã đưa ra cho chúng ta những tiến trình của tha thứ và hòa giải đễ dẫn tới hy vọng hàn gắn những vết thương đau.

THEO CHÚA THÌ PHẢI VÁC THÁNH GIÁ
 Qua bài Phúc Âm hôm nay (Mt 16:21-27), Mathieu cho biết đức Giesu báo trước cuộc khổ nạn của người lần thứ nhất. Cùng tư tưởng đó, Marco (Mc 8:31-33) nói rõ chức thiên sai của Chúa không phải là một chức vị vinh quang, quyền quí trần thế. Cuộc khổ nạn theo Mathieu là những đau buồn phiền muộn của “Con Người Chúa Giesu”. Mathieu viết theo bản Tân Ước tiếng Hy Lạp nên giống như Phaolo viết trong thư gửi tín hữu Corinto và Hosea (1Cr15:4; Hs 6:2) mà nhiều người cho là ảnh hưởng bởi Cựu Ước vì nói Đức Giesu sống lại vào ngày thứ ba. 

THÁNH PHÊRÔ GIỮ CHÌA KHÓA THIÊN ĐÀNG
   “Thầy là đấng Kito, con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16). Câu Phero trả lời Chúa Giesu là đỉnh điểm cuộc đời của ông. Chúa đã nói với ông: “Anh là Phero nghĩa là đá, trên đá này, thầy sẽ xây Giáo Hội của thầy…Thầy sẽ trao cho anh quyền giữ chìa khóa nước trời: dưới đất anh cầm buộc điều gì thì trên trời cũng cầm buộc, anh tháo cởi điều gì thì trên trởi cũng tháo cởi…”(Mt 16:18-19). Kể từ đó Phero đứng đầu Hội Thánh và giữ chìa khóa Nước Trời.

HÃY CÙNG NHAU VƯỢT QUA BIÊN THÙY
Chúa Nhật này Giáo Hội đặc biệt chú trọng đến Niềm Tin và việc Phúc Âm Hóa cho toàn thể nhân loại. Tiên tri Isaia đã nói: “…nhà ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc” (Is 56:7). Thánh Phaolo chấp nhận cho dân Israel phân bì với ông mà cứu rỗi được ít người dân ngoại thì ông cũng vui mừng (Rm 11:14). Chúa Giesu đã chữa lành con gái của một bà dân ngoại vì bà có niềm tin vào Chúa (Mt 15:28). Đức Phan Sinh với Niềm Vui Tin Mừng/ Evangelii Gaudium đã đặc biệt nhấn mạnh đến sứ mệnh Phúc Âm Hóa cho mọi dân tộc trên thế giới.

[1] 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 [18/41]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!