Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

NHƯ BÌNH NGỌC THẠCH ĐẦY ẮP DẦU THƠM QUÍ HIẾM
 Câu chuyện bi thương ngày thứ sáu tuần thánh không kết thúc với cái chết của chúa Giesu, nhưng sẽ được tiếp nối. Chúa Kito sống lại từ cõi chết và một trang sử mới của ơn cứu độ đã được viết. Đó là ngày mai, bởi vì chết không phải là hết. Việc thông báo Chúa Phục Sinh đã khiến những phụ nữ đạo đức biến chuyển từ buồn phiền thành hân hoan vui sướng vẫn còn vang động xuyên suốt cả Giáo Hội trong buổi tối vọng Phục Sinh này.

HOSANNA! VẠN TUẾ! THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN
 Để chuẩn bị Tuần Thánh chúng ta không thể không biết đến cuốn sách của Biển Đức XVI: “Đức Giesu thành Nazareth – Từ lúc đi vào Jerusalem đến lúc Phục Sinh” (Ignatius Press, San Francisco-USA-2011). Thiết tưởng tất cả mọi người công giáo từ giáo sĩ, linh mục, giám mục đến giáo dân nên đọc để có thể gặp được con người Giesu thành Nazareth và thấu hiểu trọng điểm của màu nhiệm niềm tin mà chúng ta sẽ ôn lại trong tuần thánh này. Chuẩn bị Tuần Thánh và đại lễ Phục Sinh, không có cách nào hay hơn là đọc và suy niêm kiệt tác này. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn về đức Giesu, đồng thời giúp chúng ta cầu nguyện và rao truyền Lời Chúa hiệu quả hơn. 

NGƯỜI MÙ THÌ LẠI THẤY, KẺ THẤY LẠI NHƯ MÙ
 Đọc bài Tin Mừng Gioan hôm nay (Ga 9:1-41), cái hay là phần kết luận, nói về ý nghĩa “nhìn thấy” mặt đức Giesu. Tác động này lại nói lên mức độ mù lòa của mắt chúng ta, sự cảm nghiệm của chúng ta về việc đức Giesu chữa lành bệnh và chúng ta hiểu biết về con người Giesu là ai. Là Thiên Chúa và là đấng Cứu Thế từ trời đến. Ngay từ khởi đầu Tin Mừng Gioan, thắc mắc này đã được nêu lên là Đức Giesu từ đâu đến? Ai đã sai người đến thế gian? Con người thành Nazareth đã theo học ở đâu mà có được tất cả mọi sự như vậy? Tại sao anh ta dám phá bỏ cả lề luật của Chúa? Những thắc mắc này có đầy dẫy trong câu chuyện người mù bẩm sinh được nhìn thấy. 

NÀY TÔI ĐÂY LÀ TÔI TỚ CHÚA
Sự kiện thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria báo hiệu Mẹ sẽ sinh Chúa Giesu rất quan trọng. Nó gói gém tất cả huyền nhiệm về việc đức Giesu sinh ra do quyền năng Thiên Chúa qua đức Maria đồng trinh.

BÀI GIÁO LÝ GIỮA NGỌ
Để nắm bắt được ý nghĩa bài đọc 1 sách Xuất Hành hôm nay (Xh 17:3-7), chúng ta cần nhớ lại những việc xẩy ra ở chương 16: Đoàn chiên nhỏ bé của Thiên Chúa đã than trách ông Maisen vì bị đói, thiếu đồ ăn. Thiên Chúa đã từng nghe tiếng than van của dân vì bị  cảnh nô lệ áp bức ở Ai Cập (Xh 3:7),  bây giờ Người lại phải nghe tiêng kêu than vì đói khát nên đã ban cho họ bánh manna và chim cút. Ra khỏi Ai Cập, họ thiếu thức ăn, một thử thách mới của họ là thiếu nước uống.

HÃY LẮNG NGHE LỜI CHÚA
 Abraham là người của sứ mệnh, một vị thừa sai tuyệt vời. Ông được cả 3 tôn giáo lớn trên thế giới tôn sùng là Kito giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Ông là người sáng lập quốc gia Israel. Tên ông được nói tới 308 lần trong Cựu Ước và Tân Ước. Ông là người đã thay đổi cả giòng lịch sử thế giới. Trong bài đọc 1 hôm nay (St 12:1-4a), Lời Chúa nói với Abraham như một mệnh lệnh:“Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi…” Thiên Chúa truyền lệnh cho Abraham phải cắt bỏ mọi liên hệ tổ quốc, bà con họ hàng, và cuối cùng cả gia đình cha mẹ ruột thịt (c.1). Chúa kêu gọi ông phải lắng nghe và trung thành với lời Chúa bất kể những ràng buộc gia đình vợ con là liên hệ quan trọng nhất ở thời thượng cổ lúc đó. Tuy nhiên kém theo mệnh lệnh này lại là một lời hứa đầy quyền lực. Thiên Chúa hứa với Abraham “một vùng đất phì nhiêu mà Người sẽ chỉ cho biết.” Chúa lại hứa làm cho giòng giống Abraham thành một quốc gia vĩ đại, con cháu đầy đàn vô kể. Chưa hết, Chúa còn hứa  chúc phúc” cho Abraham đầy đủ Phúc Lộc Thọ, làm ăn Phát Tài, Danh Thơm luu truyền.

MỘT TRÁI TIM, MỘT NIỀM TIN, MỘT LÒNG TRUNG
 Các bài Kinh Thánh hôm nay tất cả đều đượm  bầu khí buồn thảm của Mùa Chay. Các bài đọc và Thánh Vịnh 51 là khúc dạo đàn mở đầu cho những đề mục lớn mà chúng ta sẽ nghe và sống trong 6 tuần lễ sắp tới.  Đọc bài đọc 1 sách Sáng Thế (St 2:7-9,3:1-7), chúng ta phải để ý tính thần học và nghĩa đen của những trang đầu. Giống như những câu chuyện ở 11 chương đầu, câu chuyện vườn địa đàng có thể giúp giải đáp những vấn nạn quan trọng về thực tế đời sống của chúng ta. Tại sao người đàn bà lại đẻ đau? Tại sao đất lại khô cằn, cày cấy rất khó khăn cực nhọc? Tại sao con rắn lại bò sát mặt đất? Sách Sáng Thế 2-3 báo trước là nhờ hiểu biết mới đạt được những nhu cầu của đời sống con người và phải khổ cực. Vì vậy ngu dốt đôi khi có thể lại là điều hạnh phúc, nhưng chắc chắn không phải là dấu hiệu của người trưởng thành biết tự lập. Khi con người hiểu được đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa của đời người, thì lúc đó đời sống thực tế sẽ nhẹ nhàng cho dù có phức tạp và khó khăn. Hiểu biết là ánh sáng soi đường và cũng là nỗi khổ đau. 

LỄ TRO KHỞI ĐẦU MÙA CHAY THÁNH
 Thứ Tư Lễ Tro là ngày khởi đầu mùa Chay Thánh, cơ hội để người Kito hữu biểu lộ niềm tin của mình một cách rõ ràng và công khai. Nó phải được thể hiện ở mọi nơi, trong văn phòng, học đường, bệnh viện, trên xe bus, trạm xe lửa, chỗ xếp hàng mua thức ăn. Dấu hiệu thánh giá được ghi bằng tro lên trán có một ý nghĩa rất quan trọng: Niềm tin không chỉ thể hiện ở trong nhà thờ nhưng mỗi ngày trong suốt cuộc sống nơi công cộng. Nó còn là biểu hiệu con người không là gì cả, chỉ là tro bụi, sẽ chết và trở về với tro bụi. Remenbo quia pulvis es et in pulverem reverteris. Amen.

CHIM TRÊN TRỜI HOA ĐỒNG NỘI
Con người ai cũng có nhu cầu, nhưng nhu cầu nào quan trọng nhất? Trong bài Tin Mừng hôm nay (Mt 6:25-34), đức Giesu đã không chối bỏ những nhu cầu thực tế của con người, nhưng Người cảnh báo đừng biến chúng thành đối tượng của cuộc sống để trở thành nô lệ của chúng.  Những ai tin có Thiên Chúa là Cha ở trên trời thì không thể để mình bị vướng mắc vào cái vòng oan nghiệt ấy. Khi các môn đệ buộc phải đẻ ý đến những điều cần thiết cho cá nhân mình và lo lắng vật chất cho những ai mà các ngài có trách nhiệm thì cũng chỉ là thứ yếu so với việc tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự “công chính” (Mt 6:33).  

YÊU THƯƠNG NGƯỜI HÀNG XÓM
Đức Giesu là một nhà sư phạm lỗi lạc, cách giảng thuyết của người rất hiện thực và uyển chuyển. Người thường lấy những  cảnh thực tế địa phương nhưng vẫn có tính phổ quát làm nền cho bài giảng. Yêu là một đặc tính của con người, nhưng có nhiều sắc thái khác nhau tùy địa phương, hoàn cảnh, dân tộc tính và từng người.  yêu thế nào để đáp ứng được nguyện vọng và yêu cầu của Thiên Chúa mới là vấn đề. 

THEO CHÚA GIESU TRONG ÁNH SÁNG CỦA NGƯỜI
 Bài Tin Mừng Mathieu hôm nay phản ảnh Giáo Hội sơ khai sau khi thành Jerusalem bị phá hủy vào năm 70 AD. Theo bài Phúc Âm, đức Giesu đã quả quyết giá trị cố định của luật (Mt 5:18-19), nhưng cách cắt nghĩa thì tùy theo đấng bản quyền (Mt 5:21-48). Chúa đã kiện toàn mọi luật lệ từ căn bản: Đôi khi người làm cho nó nhẹ đi (như luật ly dị, luật báo thù), đôi khi người cắt nghĩa gay gắt hơn (như luật giết người, ngoại tình và thề thốt), hoặc uyển chuyển tùy trường hợp (như luật ngày Sabbath). Chúa Giesu đã nhấn mạnh đến hai loại luật về đức Ái là Yêu Chúa (Tl 6:5) và Thương người (Lv19:18) mà“tất cả mọi luật và các ngôn sứ đều phụ thuộc vào hai luật này” ( Mt 22:34-40). Đức Giesu là một tân Maisen vì Người theo sát luật và truyền đạt ý muốn của Thiên Chúa cho loài người, trước tiên là cho dân Do Thái, sau đó cho tất cả mọi dân tộc trên khắp địa cầu (Mt 28:19-20). 

MUỐI VÀ ÁNH SÁNG
Chúng ta thử tưởng tượng quang cảnh Chúa Giesu đứng giảng trên bờ biển Galilee, trên đồi, trong sa mạc hay quanh đền thờ Jerusalem có những bạn trẻ ngồi quây quần chung quanh. Người lấy cảnh vật trước mặt  làm ví dụ, gây tượng hình cho khán thính giả phù hợp với tập quán và sinh hoạt của dân địa phương và con người thời đại trên khắp thế giới. Những đặc tính này được thể hiện rất rõ trong bài Phúc Âm hôm nay (Mt 5:13-16), nối tiếp bài giảng trên núi mà chúng ta nghe Chúa Nhật trước. Trở lại đất thánh Jerusalem, tại một làng nào đó, chúng ta sẽ thấy cách sinh hoạt và vật dụng của cư dân hiện vẫn còn tồn tại giống như Chúa nói trong những bài giảng của Người. 

BÀI NÓI CHUYỆN VỀ PHÚC THẬT CỦA ĐỨC PHAN SINH BUỔI ĐỌC KINH TRUYỀN TIN
Hiện diện trong buổi cầu kinh Truyển Tin hôm nay, ngoài những khách hành hương khác là những người trẻ của Đoàn Công Giáo Hành Động thuộc giáo phận Roma (CAR: Catholic Action of the Diocese of Rome). Họ cùng với đoàn Lữ Hành Hòa Bình đã kết thúc tháng Giêng là tháng mà theo truyền thống được chọn làm tháng Hòa Bình. Sau khi kết thúc kinh Truyền Tin, hai trẻ nhỏ, một trai một gái, được mời để đại diện Đoàn Công Giáo Hành Động giáo phận Roma đọc sứ điệp của Đức Thánh Cha. Dưới đây là sứ điệp của Đức Phanxico được truyền đi trước và sau Kinh Truyền Tin cho mọi người tụ tập tạị Công Trường Thánh Phero trưa Chúa Nhật 29-1-2017.

HIẾN CHƯƠNG SỐNG VÀ TOA THUỐC NÊN THÁNH
Trên đường hành trình lịch sử của Giáo Hội, chúng ta cần phải có một viễn kiến để giúp chúng ta giữ vững Hy Vọng giữa những mây mù ám khí, hồ nghi và tội lỗi, ngay cả những lúc vui mừng, hy vọng và thắng lợi. Viễn kiến đó là,Kinh Thánh, nằm ngay trong hiến chương sống đời Kito hữu được gói ghém trong đoạn Tin Mừng Mathieu hôm nay tức bài giảng trên núi hay bài Giảng Tám Mối Phúc Thật (Mt 5:1-12a). Đây là bài giảng đầu tiên trong 5 bài quan trọng của Tin Mừng Mathieu (5:1-7:29). Song song với bài của Mathieu, Luca cũng ghi lại một bài tương tự nhưng không phải trên núi mà ở vùng đất bằng.(Lc 6:20-49)

BƯỚC NGOẶT HAY LÀ CÁCH MẠNG
 Người ta có thể nói Bước Ngoặt  Cách Mạng là thay đổi hướng đi, phá bỏ những cái cũ thay thế bằng những cái mới tốt đẹp hơn, là thời điểm thay đổi một tình trạng có tính quyết định và vĩnh viễn.

DIỄN VĂN NHẬM CHỨC T.T. CỦA DONALD J. TRUMP ngày 20-1-2017 tại DC
Buổi lễ hôm nay có một ý nghĩa rất đặc biệt,  bởi vì hôm nay chúng ta không đơn thuần chỉ có trao đổi quyền lực từ chính phủ này sang chính phủ khác hay từ đảng này qua đảng khác, nhưng chúng ta còn chuyển  giao quyền lực từ Washington DC và trả lại nó cho toàn dân.

GIESU THÀNH NAZARETH VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH
 Bài đọc 1 sách tiên tri Isaiah (Is 8:23-9:3) và đoạn Phúc Âm Mathieu hôm nay (Mt 4:12-23) đưa chúng ta trở lại quang cảnh Giáng Sinh. “Những người đi trong bóng tối nhìn thấy ánh sáng; những người sống trên mảnh đất tối tăm dày đặc đã được ánh sáng chiếu rọi chan hòa.” Lời các thiên thần loan báo cho các mục đồng về một con trẻ vừa mới sinh ra: Tuyệt vời, Vinh quang Thiên Chúa uy quyền, Bình an vô tận….(Is 9:6). Lời tiên tri Isaiah trong bài đoc 1 hôm nay chúng ta cũng được nghe trong Lễ Nửa Đêm Vọng Giáng Sinh.

CHIÊN THIÊN CHÚA VÀ CUỘC TỬ ĐẠO
Hình ảnh Gioan Tiền Hô trong bài Tin Mừng hôm nay (Ga 1:29-34) lại một lần nữa đưa chúng ta trở lại Mùa Vọng để suy niệm về cuộc tương phùng giữa Gioan Tiền Hô và Đức Giesu ở sông Jordan với phép Thanh Tẩy. Thánh Gioan kể lại câu chuyện đức Giesu chịu phép rửa khác với ba thánh sử kia, ngay cả cách cắt nghĩa về lịch sử. Thánh Gioan không nói đến truyền thống và liên hệ họ hàng giữa Gioan Tiền Hô và Đức Giesu, bà Elizabeth và mẹ Maria như trong Luca (Lc 1). Trong Tin Mừng Gioan, phép rửa không liên hệ đến tha thứ tội lỗi nhưng có mục đích khải huyền, nghĩa là chúa Giesu muốn tỏ mình cho dân Israel. Đối với Gioan, những biến cố có tính lịch sử thì không đầy đủ; điều quan trọng là phải có tác động làm chứng về Chúa Giesu. 

ĐI TÌM SỰ THẬT VÀ NIỀM VUI
Chúa Nhật thứ hai sau lễ Giáng Sinh Chúa Giesu là lễ Hiển Linh. Từ “Hiển Linh” là dịch từ tiếng “Epiphany” có nghĩa là “tỏ lộ ra”. Hồi xưa lễ này gọi là lễ Ba Vua. Từ Hiển Linh có vẻ đắc địa hơn vì nói lên được ý nghĩa của ngày lễ hơn là từ Ba Vua. Lễ Hiển Linh là một lễ quan trọng, nói lên tính “phổ quát” của Tin Mừng Phúc Âm. Tuy nhiên việc chia sẻ ý nghĩa của ngày lễ này cũng chỉ nói lên được một khía cạnh nào đó mà người viết ưa thích nhất.

ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Chúa Nhật TÂN NIÊN)
Giáo Hội mừng Lễ ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA vào ngày đầu năm. Đối với Việt Nam chúng ta và cả thế giới, ngày đầu năm rất đặc biệt và quan trọng. Phải chăng lễ Maria là Mẹ Thiên Chúa có một liên hệ đặc biệt với ngày đầu năm?  Do Thái giáo và Kito giáo cũng có ngày lễ dành cho ngày đầu năm, gọi là lễ tân niên, Việt Nam chúng ta gọi là TẾT.

[1] 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 [20/41]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!