Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHÂN DUNG ĐỨC GIÁO HOÀNG LEO XIV
NHỮNG ĐẶC TÍNH ĐỂ CHỌN GIÁO HOÀNG
CHÚA NHẬT LỄ LÁ & CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU
ĐI ĐI! VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
LÒNG KHOAN DUNG
HÃY CẢI ĐỔI VÌ THỜI ĐIỂM ĐANG ĐẾN
HÃY CÙNG NHAU LÀM CUỘC HÀNH TRÌNH HY VỌNG
LÒNG QUẢNG ĐẠI
SUY NIỆM MÙA CHAY: NĂM C 2025 – TUẦN LỄ II
Mừng đời sống mới, nhớ lại cuộc sống cũ (Tuần I Mùa Chay)
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ YÊU NGƯỜI?
CÔNG BẰNG VÀ PHÚC LỢI
TỘI NÀO THIÊN CHÚA KHÔNG THA?
THIÊN CHÚA ĐÃ XUỐNG TRẦN
CHUẨN BỊ CHÚA ĐANG ĐẾN GẦN KỀ (CHÚA NHẬT IV MV)
LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC LÀ THIÊN CHÚA ĐANG NÓI VỚI TÔI
ĐI ĐÚNG ĐƯỜNG VÀ ĐÚNG HƯỚNG
CHÚA GIÊSU LÀ VUA VŨ TRỤ
NGÀY CHÚA ĐANG ĐẾN
GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐÓNG GÓP
LỄ HALLOWEEN VÀ LỄ CÁC THÁNH
CÁI KHÔN NÀO GIÚP TA VÀO ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
LÒNG CHUNG THỦY VỢ CHỒNG
ÍCH KỶ HAY GHEN TỴ
CHÚA THÁNH THẦN VÀ PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIÊSU KITO
NIỀM TIN THỰC SỰ SẼ MỞ LÒNG MỞ TRÍ CHÚNG TA.
MÀN MỞ ĐẦU THẾ VẬN HỘI THẾ GIỚI NĂM NAY TẠI PARIS LÀ MỘT Ô NHỤC
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VĨ ĐẠI NHẤT
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
TẠI SAO GỌI LÀ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITO (CORPUS CHRISTI)

 

 

Xh 24:3-8; Dt 9:11-15; Mc 14:12-16/22-26

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Kito giáo nếu không có bí tích Mình và Máu Thánh Chúa thì mất hết ý nghĩa. Cũng như đức Giesu chịu chết vì tội lỗi nhân loại mà không sống lại thì chẳng ai tin. Nhân Lễ Mình và Máu Thanh Chúa, chúng ta thử tìm hiểu đôi chút về MÌNH và MÁU Chúa KITO. Tại sao lại gọi là Mình và Máu Thánh Chúa Kito?


 

LỄ VƯỢT QUA VÀ LỄ PHỤC SINH 

Qua bài Phúc Âm hôm nay (Mc 14:12-16, 22-26) chúng ta thấy Lễ Vượt Qua của người Do Thái và Lễ Phục Sinh của Kito giáo có một liên hệ khá mật thiết với nhau. Lễ Vượt Qua còn gọi là Lễ Giải Phóng dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập (Xh 12; Lv 23:5-6). Dân Do Thái ăn mừng Lễ Vượt Qua đầu tiên bằng cách giết một con chiên hay dê non không tỳ vết rồi lấy máu quét lên cửa nhà để sứ thần Thiên Chúa tránh không giết con đầu lòng của họ. Cử chỉ bẻ bánh trong bữa tiệc ly nói lên sự hiến dâng và chia sẻ của Chúa Giesu với các môn đệ. Trong buổi tiệc ly này, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể và chức Linh Mục. Chúa giải phóng dân Do Thái ra khỏi Ai Cập là hình ảnh báo trước Lễ Vượt Qua của Kitô Giáo, trong đó nhờ hy tế của Chiên Thiên Chúa mà nhân loại thoát ách nô lệ ma quỉ và tội lỗi. Lễ Phục Sinh chính là Lễ Vượt Qua của Kitô Giáo. Uống chén Máu Thánh Chúa là tạo dây liên hệ chung và sống động giữa Tân Ước và chúa Giêsu Kito. Máu chúa Kitô đã thánh hóa và làm cho mỗi người chúng ta được sống lại. Thánh Thể hoàn toàn không phải là một hình thức kỷ niệm như những kỷ niệm bình thường, dù diễn ra dưới hình thức Bánh và Rượu.
 

 MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA LÀ CỦA NUÔI LINH HỒN 

Phụng vụ Thánh Thể nói lên sợi dây liên kết, là khế ước giữa Thiên Chúa và dân Người, như máu lưu thông từ tim đi các phần thân thể để phát sinh sự sống, biến thành của nuôi linh hồn. Khi chúng ta đón nhân Mình và Máu Thánh Chúa, chúng ta được kết hợp với Chúa một cách rất thiết thân. Chính bản tính của Thánh Thể hàm ẩn sự liên kết đó với Chúa và với cộng đồng chúng ta. Số phận của chúng ta gắn liền với cuộc sống của Chúa. Chúng ta không còn cô đơn, bởi lẽ máu chính là sợi đây nối kết sự sống chung giữa Chúa và chúng ta.

Hàng ngày chúng ta dâng lễ là chúng ta mừng lễ Mình và Máu Thánh Chúa. Chúng ta mừng trọng thể lễ Mình và Máu Thánh Chúa hàng năm là chúng ta dành riêng ra một ngày để mừng một cách đặc biệt và long trọng một trong những ngày lễ hàng ngày ấy. Điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ mừng bánh và rượu trở thành mình và máu Chúa, nhưng vì đó là một di sản sống, đặc thù, là bản căn cước mới được Chúa ban cho những ai cùng nhau chia sẻ Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu để rồi họ cũng trở nên giống như Chúa là Mình và Máu Chúa mà họ đã ăn và uống.

 

 ĐÔI LỜI KẾT: CHIA SE CƠM ÁO CHO NGƯỜI NGHÈO KHỔ 

Đạo Công Giáo là đạo chung cho hết mọi người, cho tha nhân và vì tha nhân. Người công giáo thực hành đạo không chỉ để lo cho bản thân mình, nhưng còn có bổn phận rao truyền niềm tin vào Chúa cho những người khác. Sự hiện diện của Chúa trong Bí Tích Thánh Thể có nghĩa là Chúa muốn chia sẻ mọi sự Nguời có cho chúng ta để rồi chúng ta cũng chia sẻ lại cho những người khác. 

Niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh tự nó sẽ chẳng sinh lợi ích gì và có thể nguy hiểm, nếu nó không kích thích chúng ta chia cơm sẻ áo với những người anh chị em huynh đệ đang đói khổ. Chúng ta không tham gia vào những sinh hoạt chính trị, xã hội để nắm quyền hành, nhưng chúng ta mừng mầu nhiệm thánh Chúa như một hoài niệm, nghĩa là chúng ta hồi tưởng lại cuộc đời và cái chết của Chúa Giesu Kito, về những kẻ không tin Chúa phục sinh, tưởng tượng mình đang ở địa vị danh dự của Chúa để bênh vực những kẻ bị áp bức và chia sẻ với những kẻ nghèo khổ không có cơm ăn áo mặc, bị áp bức, mất tự do nhân quyền, công lý, công bằng và nhân cách của mình. Khi chúng ta rước mình thánh Chúa là chúng ta tham dự với đấng đã trở nên của ăn và nước uống cho nhân loại. 

Mỗi khi chúng ta thờ lạy Mình Thánh Chúa, chúng ta có nhận ra rằng Mình Thánh Chúa Kitô thực sự hiện diện trong ta như là cơm áo, sự sống cho những người nghèo khó và bị áp bức không? 

Bí Tích Thánh Thể không phải là một ý niệm thần học, một bài học, một đồ vật, một lý tưởng hoặc cái gì không tưởng hay chỉ là một biểu tượng, nhưng là một con người thực có tên là Giêsu mãi mãi hiện diện giữa chúng ta.


 

Fleming Island, Florida

June 2018

NTC



Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!