Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
SÓNG GIÓ CŨNG PHẢI NGHE LỜI NGƯỜI

 

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN B

G 38:1,8-11; 2Cr 5:14-17; Mc 4:35-41

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

  

Christ in the Storm on the Lake of Galilee” by Rembrandt

    

Hình ảnh biển nổi sóng đã được nhắc tới nhiều lần trong Kinh Thánh. Chúa cứu dân Do Thái thoát cảnh nô lệ Ai Cập bằng cách khiến biển tràn ngập quân Ai Cập khi chúng đuổi theo để bắt dân Do Thái lại (Xh 15:8). Những lúc khác, sóng biển gầm thét ghê gớm bỗng chốc trở lại yên tịnh (Tv 89, Is 51: 9-10). Những câu chuyện  biển trở nên ghê gớm và nguy hiểm thấy trong Cựu Ước ở bài đọc 1, ca khúc Thánh Vịnh và bài Phúc Âm Chúa nhật này.

 

TẠI SAO NGƯỜI HIỀN LÀNH LẠI BỊ KHỐN KHỔ?

    

Thắc mắc của ông Job cũng là thắc mắc của mổi người chúng ta ngày nay: “Tại sao những người hiền, đơn sơ, tốt lành cứ bị khốn khổ, tai nạn hoài?” Trải dài suốt cuốn sách, ông Job luôn luôn kêu xin Chúa giải thích để làm sáng tỏ hành động của Chúa và, trả lời của Chúa là phần chính của câu chuyện. Thiên Chúa hỏi ngược lại ông Job về tạo dựng thì ông Job không thể cắt nghĩa được sự đau khổ của ông vì giải đáp của Chúa lại trở thành thách thức cho thắc mắc của ông về quyền năng của Thiên Chúa. Mọi sự đều do Thiên Chúa. 

 

THIÊN CHÚA QUAN PHÒNG

    

Một đoạn nhỏ lời Thiên Chúa nói về Chúa qua một hình ảnh rất tuyệt vời. Chúa nói với ông Job về giông tố sóng biển và hỏi ông ai đã điều khiển chúng. “Ngươi ở đâu khi ta đặt nền móng cho trời đất? Hãy nói cho ta biết nếu ngươi hiểu” (G 38:4), hoặc “Ai đã đóng chặt cửa biển khi nó bung ra từ đáy biển xâu?” (G 38:8). Câu hỏi đó có nghĩa là: Nếu ông Job không hiểu nổi sự quan phòng của Thiên Chúa về biển cả và sức mạnh của tạo hóa thì làm sao ông có thể nắm bắt được sự săn sóc của Thiên Chúa đối với loài người? Theo tác giả sách Job, quyền năng có nghĩa là phục vụ.

    

Thánh vịnh 107 nói lên lòng Chúa thương xót mọi người  đã được tỏ lộ lúc ẩn lúc hiện dưới muôn hình vạn trạng. Thánh vịnh nói về những hiểm nguy khác nhau mà người tín hữu phải đối diện như đi du lịch trên đất liền và biển cả, tù tội, ốm đau. Hãy coi những hình ảnh trong thánh vịnh này: “Gió bão khiến sóng biển dâng cao” (107:25); sóng bốc lên trời cao làm họ kinh hồn hoảng sợ” (107:26). 

    

Giông tố sóng cả cản trở con người khiến nguồn lợi của họ bị kiệt quệ họ mới nhận ra là chỉ có Thiên Chúa mới có thể cứu thoát họ khỏi những gian nan đó. Tuyệt vọng, họ mới kêu cứu. Thiên Chúa can thiệp giúp họ, lúc đó họ mới nhận ra họ mang ơn Chúa. Bão tố đang gầm thét bất thần trở lại yên tĩnh khiến cho lời Chúa trở thành sống động đối với những ai đang cần sự cứu giúp. Khi tác giả thánh vịnh nói sóng biển trở nên yên tịnh thì theo tiếng Hebrew có nghĩa là không hoàn toàn yên lặng như tờ mà vẫn còn thổi nhè nhẹ. Thực ra, trong văn chương kinh thánh từ này được dùng ở đây và trong Jonah 1:11, 12 có nghĩa là biển đang cuồn cuộn nổi sóng bỗng nhẹ bớt hẳn đi, chỉ còn gợn sóng lăn tăn, và trong Châm Ngôn 26:20 thì là ngừng tranh luận.
 

 

TÌNH YÊU LÀ TRỌNG ĐIỂM

     

Trong bài đọc 2 (2Cr 5:14-17), thánh Phaolo nói về tình yêu của ngài đối với Chúa Kito. Tình yêu xác tín đó là căn nguyên chính thúc dục ngài thực thi trách nhiệm mục vụcủa mình. “Tình yêu Chúa Kito” -theo nghĩa Hy Lạp- gồm cả tình yêu chúng ta yêu Chúa Kito và tình yêu Chúa yêu chúng ta, do đó Chúa Kito vừa là chủ thể lẫn đối thể. Chúa Kito đã yêu chúng ta trước bằng cách chết và sống lại cho chúng ta thì chúng ta cũng phải yêu lại Chúa. Khi chúng ta chia sẻ cái chết và phục sinh của Chúa, chúng ta không còn sống cho chúng ta nữa mà sống đời phục vụ giống như Chúa Kito. Thánh Phaolo cũng nhấn mạnh là ngài đã phải thay đổi quan niệm về chúa Kito, không phải đơn thuần trên quan điểm con người nhưng dưới ánh sáng mạc khải của Chúa Thánh Thần. Nếu chúng ta nhìn chúa Kito về phương diện Thiên Chúa thì chúng ta cũng phải nhìn tha nhân như vậy. Thánh Phaolo đã đi đến tột đỉnh khi ngài nhấn mạnh rằng bất cứ ai ở trong chúa Kito thì đã thành một người mới và tất cả mọi sự của họ đều mới cả: “mọi cái cũ đã qua đi, mọi sự trở thành mới!”(2Cr 5:17). Quyền lực Thiên Chúa nơi đức Giesu là một thực tế hiển nhiên. Vì lợi ích của chúng ta quyền lực đó rất khiêm tốn và hoàn hảo đến nỗi chúng ta cảm thấy như một tự do thánh, khiến ta không còn sợ và đầy can đảm để hành động.

    

Trong Tân Ước, biển luôn luôn tượng trưng cho những giây phút cải đổi. Dọc theo bờ biển, Chúa Giesu đã kêu gọi mọi người bước theo Chúa làm mục vụ, đến với người nghèo khổ và yếu đau. Một cơn gió lớn bất thần nổi lên trên biển Galilee sau một ngày Chúa Giesu giảng dạy mệt nhọc (Mc 4:36-41) là một bài học. Gió yên biển lặng đối với chúa Giesu cũng là một  giảng huấn quan trọng. Khi các môn đệ đánh thức Chúa dậy, họ gọi Chúa là “Thầy”. Mat Cô nhấn mạnh vẻ bình tĩnh của chúa Giesu trong lúc bão to sóng lớn xẩy ra, Chúa vẫn tỉnh bơ nằm ngủ (Mc 4:38) vì người tin tưởng nơi Thiên Chúa, ngược lại các môn đệ thì hốt hoảng run sợ. Họ trách Chúa cứ tỉnh bơ ngủ. Chúa trách họ  thiếu niềm tin. Trong câu chuyện Mat Cô kể, cả lời  các môn đệ trách Chúa lẫn lời Chúa nói về niềm tin của các ông đều gay gắt. Trong Mathieu và Luca thì nhẹ nhàng hơn, nhưng các môn đệ thì thực sự đã trách Chúa Giesu, còn Chúa thì nói họ không chỉ “thiếu niềm tin” mà còn “không có niềm tin”.

    

Khiến gió bão yên lặng trở lại đối với chúng ta rất có ý nghĩa như trong bài đọc 1 sách Job đã nói, chỉ có Thiên Chúa mới điều khiển và kiểm soát được gió và biển.  Sóng gió gầm thét trên mặt biển khiến tầu lăn qua lật lại tưởng như sắp chìm mà Chúa Giesu đã làm cho mọi sự an bình phẳng lặng trở lại. Chúa Giesu cho thấy sự quan phòng và điều khiển biển cả của Thiên Chúa như một tân hóa công mang lại an bình và trật tự cho một hỗn mang buổi sơ khai và nhân mình là đấng thống trị Tân Vương Quốc Israel. 

 

SÓNG GIÓ CŨNG PHẢI YÊN

    

Ngoài việc Thiên Chúa của chúa Kito có quyền trên mọi loài thụ tạo, làm cho sóng yên biển lặng cũng nói lên quyền năng của Chúa trên ác quỉ, vì biển thường là biểu tượng của ác quỉ và hỗn loạn. Con tầu là biểu tượng Giáo Hội. Gió bão thách thức chúng ta tin tưởng vào quyền năng của Chúa Kito để có thể thoát khỏi mọi phong ba bão tố tấn công chúng ta và Giáo Hội. Mat Cô viết cho cộng đồng của ngài lúc họ cảm thấy rối loạn khi vắng Chúa, như lúc Chúa đang ngủ chẳng để ý đến những lo lắng của họ. Chúa Giesu thử niềm tin của họ và quả quyết quyền năng người luôn luôn hiện diện.. Biển thì chẳng có lúc nào là bình thường, mà luôn luôn rối loạn, bất ngờ và nguy hiểm dưới muôn hình vạn trạng…Có những lúc đưa đến hậu quả khôn lường không thể khống chế nổi. Bài phúc âm hôm nay nói về sóng gió trên biển Galilee cũng có thể xẩy ra trong cuộc đời chúng ta và hướng dẫn chúng ta vượt qua những nguy hiểm ấy.

    

Con tầu là hình ảnh của Giáo Hội. Ở đây nó là biểu tượng của một cộng đồng đang chao đảo cần được cứu giúp. Chúa Kito thì như đang ngủ chẳng thèm để ý tới nhưng Người vẫn  luôn nắm quyền điều khiển nó. Sóng gió yên lặng trở lại nói lên nỗi vui mừng Chúa Kito phục sinh. Có Chúa Kito, chúng ta thoát khỏi mọi hiểm nguy của biển cả. Khi sóng gió yên lặng trở lại, chúng ta chia sẻ sự bình an đó cho mọi người dù chúng ta vẫn có những thắc mắc như  ông Job mà không vẫn không giải đáp được. 

 

ĐÔI LỜI KẾT

    

Tất cả những bài đọc hôm nay cho thấy cuối cùng quyền lực vẫn là Tình Yêu. Ai là người nắm giữ quyền lực đó trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta? Quyền lực của cha mẹ, thầy giáo, các vị dân cử, thủ tướng, tổng thống hay ai ai khác? Mức độ của quyền lực đích thực nằm ở hai chữ HY SINH. Cha mẹ cho con cái mọi sự, thầy giáo hiến những giờ phút cực nhọc cho học sinh sinh viên, cha xứ vui vẻ chia sẻ thời giờ của mình với cộng đồng…Kết quả của tất cả những thứ đó là một cuộc sống mới cho cả hai. Chúa Giesu cuối cùng đã hy sinh mạng sống mình bằng phục vụ và quyền lực. Mạng sống của Người, ở giữa những phong ba bão tố, đã dạy chúng ta cách sống giữa mọi nguy hiểm của cuộc đời. Tình Yêu và Phục Vụ.

 

Trong tuần này chúng ta cùng nhau suy niệm về ý nghĩa các bài tin mừng hôm nay.

- Những sợ hãi ghê gớm nhất của chúng ta là những gì?

- Tôi cảm nghiệm thế nào khi Chúa cho tôi lại trật tự và an bình giữa những xáo trộn mờ tối của cuộc đời?

- Giáo Hội ngày nay đang bị sóng gió vùi dập như thế nào? Làm sao chúng ta nhận biết Chúa Giesu hoàn toàn điều khiển và thống trị tình trạng đó? 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!