Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Đồng Hành Với Chúa
● Người Đàn Bà Góa

 

Bài suy niệm 8

NGƯỜI ĐÀN BÀ GÓA 

Trong lúc giảng dạy, Chúa Giêsu nói rằng: ‘Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn. 

Chúa Giêsu ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rô-ma. Chúa Giêsu liền gọi các môn đệ lại và nói: ‘Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo nầy đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà nầy thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để nuôi sống mình.’” ( Mc 12, 38-44) 

*** 

Câu chuyện người đàn bà góa trong Phúc Âm Thánh Mác-cô trích dẫn trên đây, gợi cho tôi dòng chữ dễ mến của C.S. Lewis: “Điều gì bạn nghe và thấy phần lớn tùy thuộc chỗ bạn đứng và tùy bạn thuộc hạng người nào.”  

Câu chuyện trong Phúc Âm, tự bản chất, không phải là một câu chuyện người đàn bà góa cho đi hết tiền bạc của mình. Cũng không phải là một câu chuyện về đức hạnh. Người đàn bà đó không nhận được một lời cám ơn hay một sự tưởng thưởng nào đối với lòng quảng đại của mình. Chúa Giêsu cũng không ca ngợi tán dương bà.

 

Thiên Chúa nhận biết 

G.K. Chesterton định nghĩa “thiên tài như là khả năng quan sát điều gì minh bạch hiển nhiên. Căn cứ trên sự nhận xét đó, Chúa Giêsu là một thiên tài. Cặp mắt quan sát của Ngài không nhìn nơi cao xa quyền quý thuộc thế giới nầy mà ở đó thường xuất hiện những nhân vật được mọi người chú ý.  

Đúng hơn, đôi mắt quan sát của Ngài nhìn xuống một người mà bất kỳ ai cũng không để ý tới. Ngài nhận ra người đàn bà góa không ai trông thấy, vì không có gì nổi bật nơi bà – một người rất khó nhận diện, ở tột cùng nấc thang xã hội. Ngài nhận thấy cử chỉ âm thầm của lòng quảng đại nơi bà – một thứ xúc tác làm cho cuộc nhân sinh trở nên tốt đẹp hơn. 

Chúa Giêsu ghi nhận điều đó và đã bình phẩm thêm. Đó chính là trọng điểm của đoạn Phúc Âm nầy. Trọng điểm đó, đối với chúng ta, là phải cân nhắc để “sống như chúng ta phải sống”, trong một thế giới xem ra vô nghĩa và dễ lạc mất trong đám “quần chúng đang điên loạn lên” rồi!

 

Người cha tôi yêu 

Tôi biết một ông cụ bị bệnh Alzheimer. Cụ góa vợ. Người con gái sống với cụ cũng góa chồng. Chị cảm thấy không dễ dàng chút nào khi phải chăm sóc một người cha như thế. Chị bộc lộ tâm tình:

“Cha tôi cứ đi thẩn thờ một mình ngoài đường phố và cứ tưởng mình đang trên đường trở về ngôi nhà xa xưa nơi xóm cũ. Vào một buổi sáng sớm tháng ba, nhằm lúc mùa đông lạnh lẽo, cảnh sát đã nhặt ba tôi ở ngoại biên thành phố. Ba tôi nói với cảnh sát là đi xem lễ Giáng Sinh nửa đêm.  

Tôi không biết còn tiếp tục được bao lâu nữa để thay áo quần cho ba tôi, tắm rửa và cho ăn uống. Tôi đã mỏi mệt lắm rồi. Cuộc sống thật quá khắt khe, quá đòi hỏi! Và tôi cảm thấy tội lỗi khi suy nghĩ như thế về một người cha mà tôi rất mực thương yêu.”

Tôi nói phụ họa vào: “Đúng thế! Cuộc sống thật quá đòi hỏi khắt khe. Tôi không biết rồi đây chị phải ứng phó như thế nào, nhưng tôi biết chị sẽ tiếp tục cuộc sống như thế bao lâu có thể được, miễn là chị còn mạnh mẽ và sức khỏe tốt. Tôi thông cảm với chị. Khó khăn của chị hoàn toàn bị đóng khung trong thân phận con người.”  

Sau đó, trước khi lái xe về nhà, tôi đã vẫy tay chào. Cả chị và cha chị đứng trước cổng ra vào, cũng vẫy tay lại. Người cha – không phải do lỗi lầm nào của chính mình – hoàn toàn không nhận biết sự tận tâm tận lực của người con gái yêu quý.  

Khi đang lái xe về nhà, tôi nhớ lại một tù nhân ở Lao Xá Mountjoy thường nói với tôi câu nầy: “Khi con làm điều tốt, không ai nhắc nhở tới; khi con làm điều bậy, không ai quên được.”

 

Hai loại giả dối 

Câu nói của tù nhân trên đây cho thấy một nan đề: ở mỗi một người trong chúng ta, đều có pha lẫn cái xấu và cái tốt. Chúng ta đã có kinh nghiệm xung đột đó ở bên trong chúng ta. Chúng ta vừa “lương thiện”, vừa “bất lương”.  

Tôi thường hay nói: “Chỉ những kẻ tội lỗi mới đến nhà thờ Chúa nhật để xem lễ.” Thật đúng như thế! Chúa không bao giờ khó chịu với kẻ tội lỗi. Tôi biết khi nói điều đó sẽ làm cho một số người sửng sốt. Chúa chỉ khó chịu với những ai nghĩ mình không phải là kẻ tội lỗi. 

Nếu bạn không tin lời tôi, xin bạn hãy đọc lại Thánh Kinh. Tất cả chúng ta đều giả dối. Có hai hạng người giả dối. Có người biết mình giả dối và có người phủ nhận mình giả dối. Hy vọng chúng ta là những kẻ giả dối nhưng cố gắng sống Tin Mừng, ngược lại với những kẻ không cố gắng sống theo Tin Mừng chút nào. 

Tôi thường chỉ cho những tù nhân ở Lao xá Mountjoy thấy sự khác biệt lớn lao giữa họ và tôi: đó là họ nhận thấy điều đó còn chính tôi thì không nhận ra.

 

Tất cả đều bại lộ 

Nếu tất cả những thời gian đen tối trong đời sống chúng ta cũng như những tâm tư xấu xa của chúng ta được phô bày, chắc chắn những người quen biết chúng ta sẽ sửng sốt, ngay cả công phẫn nữa. Nhưng tất cả cốt chuyện không nằm ở chỗ đó.  

Nếu tất cả những việc thiện giấu kín của chúng ta, những sự hy sinh cũng như những việc đạo đức của chúng ta được gia đình và bạn bè biết đến, chắc chắn họ sẽ ngạc nhiên và có thể thán phục nữa về lòng hào hiệp ẩn tàng nơi chúng ta.  

Vì vậy chúng ta không nên quan tâm đến tội lỗi mình cũng như tội lỗi người khác không bị ai hay biết, và chỉ “nên sống lương thiện một cách âm thầm”, như người đàn bà góa trong câu chuyện nầy. Không ai cả, ngoại trừ Chúa ra! Chúa biết rõ như thế, và một ngày nào đó kẻ trộm cắp sẽ được tha thứ, cũng như tất cả những việc lành giấu kín rồi đây sẽ được tỏ bày cho mọi người trông thấy.

 

Bàn tay của Chúa 

Cho phép tôi đan kết lại với nhau về những gì mà tôi đang chia sẻ với quý bạn bằng một câu chuyện liên quan đến một đôi tân hôn bị lâm vào trận bão tố trên con đường heo hút ở Rặng Núi Đá miền Tây Canada.  

Vì không thể đi xa được nữa, họ bắt buộc phải bỏ xe hơi lại. May mắn thay, có một trang trại gần đó. Một ánh đèn le lói từ nơi cửa sổ trang trại phóng ra đã đưa họ đến đó để được giúp đỡ.  

Chủ nhà là một đôi vợ chồng già nua, khi nghe tiếng gõ cửa, họ đã vội vàng mở. Đôi vợ chồng trẻ giải thích với họ về tình trạng ngặt nghèo của mình và xin ngủ tạm qua đêm. Họ nói: “Xin cho chúng tôi ngủ nhờ nơi nào cũng được, trên tấm thảm nơi sàn nhà…”  

Khi họ đang nói, một vài hạt thóc dính trên đầu tóc bạc phơ của bà già rơi xuống. Lập tức, cặp vợ chồng già nhận biết họ là đôi tân hôn. Cặp vợ chồng già đưa mắt nhìn nhau rồi nói: “Được rồi, anh chị cứ ngủ lại di. Hãy ngủ trong phòng dành cho khách khứa.” 

Đêm hôm đó, đôi tân hôn đã sử dụng phòng dành cho khách. Sáng hôm sau, họ đã thức dậy sớm và ra đi thật lặng lẽ để khỏi quấy rầy chủ nhà. Họ vội vã mặc quần áo và để lại một tờ giấy năm chục đô-la trên bàn trang điểm.  

Họ cúi mình để xuống thang lầu và trong khi nhón gót đi qua phòng khách, họ rất đỗi ngạc nhiên thấy ông cụ già đang co cụm trên chiếc ghế bành, còn bà cụ già đang cuộn mình lại trên ghế trường kỷ.  

Cặp vợ chồng già đó không có phòng dành cho khách. Họ đã dành giường ngủ của họ cho đôi tân hôn xa lạ kia. Họ không muốn làm hỏng thời gian trăng mật của đôi tân hôn đó. 

Cặp vợ chồng già đó cũng giống như người đàn bà góa ở trong Phúc Âm. Họ đã “cho đi những gì tốt đẹp nhất” trong hoàn cảnh của họ. Đến lượt đôi tân hôn, họ cũng “cho lại những gì tốt đẹp nhất”  mà họ có được trong cảnh ngộ đó của họ. 

Chúng ta cần một linh đạo nối kết chúng ta lại với cuộc sống, khà dĩ giúp chúng ta nhận thấy bàn tay của Chúa trong cuộc sống thường nhật. 

Câu chuyện đáng chú ý về người đàn bà góa không nhằm mục đích đề cập tới đức độ hay lòng quảng đại, nhưng nhằm cho chúng ta thấy điều kỳ diệu trong cuộc đời thường. Đó là: 

Chúng ta phải quan tâm hằng ngày;

Chúng ta phải quan tâm tất cả những gì Chúa nhìn thấy hết

Và Ngài không thể quên được!



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!