.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● ÔNG PHÚ HỘ VÀ ANH LA-DA-RÔ

Bài suy niệm 47

ÔNG PHÚ HỘ VÀ ANH LA-DA-RÔ  

Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo nầy chết và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết và người ta đem chôn. 

Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: ‘Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!’  

Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên nầy muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được. 

Ông nhà giàu nói: ‘Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình nầy!’ Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ thì chúng cứ nghe lời các vị đó. 

Ông nhà giàu nói: ‘Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ thì họ sẽ ăn năn sám hối.’ Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.” (Lc 16, 19-31) 

*** 

Có hai nhân vật trong câu chuyện nầy. Trước hết là người giàu có, tạm gọi là Dives. “Dives” tiếng la-tinh, có nghĩa là “giàu có”. Ông ta sống trong sự giàu sang. Ông ăn uống no say mỗi ngày trong một đất nước mà thường dân may mắn lắm mới có được một bữa no bụng mỗi tuần.  

Nhân vật thứ hai là La-da-rô nằm trước cổng, ngửa tay xin của ăn dư thừa. Anh rất đau yếu bệnh hoạn. Mình mẩy anh đầy ghẻ chốc. Anh yếu đuối cho đến nỗi không đủ sức chống đỡ những con chó ngoài đường đến quấy phá, liếm ghẻ chốc của anh.  

Trong lúc đó, trên bàn ăn, không có dao nĩa và khăn lau, bởi vì người ta ăn bằng tay. Trong những gia đình phong lưu, những miếng bánh mì rẻ tiền được vứt bỏ sau bữa ăn. Họ rửa tay bằng cách lau chùi tay trong bánh mì và bánh mì dơ bẩn được thu nhặt cho vào thùng đựng rác. Chính đó là những mảnh vụn bánh mì mà người nghèo khổ La-da-rô đang mong đợi để nuôi sống mình.

Câu chuyện anh La-da-rô và ông Dives nhắc tôi nhớ lại mẩu chuyện một người đàn bà đĩ thoã và ông trưởng giả đi chung trên một chuyến tàu. Người đàn bà nói: “Ông ơi, ông sặc mùi hôi.” Ông kia đáp lại: “Thưa bà, tôi xông mùi thối, còn bà đánh hơi. 

Do đó, anh La-da-rô là hình ảnh của sự nghèo nàn khốn khổ, còn ông Dives là hình ảnh của sự bê tha ăn uống. Nên để ý điểm nầy là ở đây người ta nhắc đến tên người đàn ông nghèo khó nhưng người giàu sang thì lại không có tên. Trong nền văn hóa ngày nay, người giàu sang cũng như người nổi tiếng thì đều có danh xưng, còn người nghèo hèn thì vô danh tiểu tốt.  

Điều đó cho thấy Chúa Giêsu chú trọng đến những người mà xã hội ruồng bỏ. Ngài đã dành nhiều thời giờ cho những kẻ bị bỏ rơi, những người vô danh tiểu tốt, chứ không phải với những người nổi tiếng.

 

Vai trò đảo ngược 

Rồi cả hai người đều chết. Người giàu có rơi xuống hỏa ngục, còn anh La-da-rô lên thiên đàng, ở trong lòng tổ phụ Áp-ra-ham. Câu chuyện đã diễn tiến theo cuộc đối thoại giữa ông nhà giàu với tổ phụ Áp-ra-ham.  

Từ dưới vực sâu hỏa ngục, người giàu có đã kêu lên: “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!” (Lc 16, 24).  

Tổ phụ Ap-ra-ham đã trả lời: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên nầy muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.” (Lc 16, 25-26) 

Ông nhà giàu lại thưa: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình nầy!” (Lc 16, 27). Ông Áp-ra-ham đáp: “Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.” (Lc 16, 31) 

Khỏi phải nói ra, ai cũng rõ là người giàu có đã đối xử có phần nào tàn bạo với anh La-da-rô. Nhưng xét theo nhiều khía cạnh, ông Dives không phải là một người xấu. Ông đã không bạo hành đối với anh La-da-rô bằng lời nói, như nhiếc mắng anh đáng xuống hỏa ngục. Ông cũng không xua đuổi anh La-da-rô, không cho nằm trước cổng nhà. Ông cũng không báo cáo với cảnh sát, hoặc với những người kiểm tra vệ sinh về anh ta như là một nguy cơ đối với sức khỏe của công chúng.  

Ông không chống đối việc anh La-da-rô chìa tay ra xin thức ăn thừa và cũng không chỉ thị cho đầy tớ ném bánh mì dơ ở nơi khác. Vấn đề là mỗi lần Dives đi ra hay đi vào nhà thì đều phải đi qua nơi anh La-da-rô nằm trước cổng.

 

Tội lơ là chểnh mảng 

Dives không bao giờ nhận ra La-da-rô. Ông không để ý tới La-da-rô trong những năm tháng đó, khi anh ngồi ăn xin trước cổng nhà ông và ngay cả khi ở dưới hỏa ngục, ông cũng không đếm xỉa đến anh. Ông vẫn không thay đổi. Những người ở trong hỏa ngục không thay đổi bao giờ.  

Đối với người giàu có, ông nghĩ về La-da-rô không gì khác hơn ngoài một sứ giả, qua câu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình nầy!” (Lc 16, 27).  

La-da-rô chỉ là một con người tùy tiện đối với ông phú hộ, chỉ là một thứ khí cụ được sử dụng mà thôi. Anh không phải là một con người đáng được kính trọng. La-da-rô chỉ là một đồ vật được sử dụng và đó là lý do tại sao Dives đã xuống hỏa ngục. 

Tội lỗi của người giàu có đối với La-da-rô là tội lơ là chểnh mảng – thứ tội quên làm! Những tội lỗi tệ hại nhất của chúng ta thường khi chính là những tội lơ là chểng mảng và đó là những tội mà chúng ta không bao giờ xưng ra. Nhưng đó chính là những tội của Dives. Có thể đó là những tội mà chúng ta không chút ý thức vì không gây nên thương tổn hay chết chóc cho ai.  

Chúng ta có thể là Dives đối với người phối ngẫu, đối với cha mẹ, anh chị em, người làng giềng, đối với những trẻ nít non dại trong lớp học, đối với những bạn đồng nghiệp trở thành trò cười cho bất cứ cuộc đùa cợt nào. Không phải chúng ta cố ý tàn nhẫn. Điều đó hiếm khi xảy ra, vì chúng ta không đần độn hơn những người khác. Nhưng có những người trong cuộc sống chúng ta đang chết dần chết mòn về mặt thể xác, tình cảm, tinh thần và cả tâm linh nữa, bởi vì có những việc chúng ta có thể làm cho họ, nhưng đã không làm. 

Tôi có dịp trò chuyện với một người láng giềng đã ra vào nhà thương như cơm bữa trong nhiều năm. Tôi hỏi cảm tưởng của ông như thế nào mỗi khi ra vào nhà thương như vậy. Ông trả lời: “Khi cha liên hệ với nhà thương lâu dài như con đây, cha sẽ nhận thấy điều khác biệt lớn lao giữa những kẻ đối xử với cha như một con người và những kẻ đối xử với cha như một trường hợp xảy ra trong bệnh viện.” 

 

Lòng trắc ẩn 

Rồi đây khi tôi gặp gỡ một người ăn xin hay người nghiện ngập, tôi sẽ để ý đến họ. Tôi sẽ nhận ra họ như một con người và tỏ ra kính trọng họ. Đồng thời, một việc thật chính đáng, có thể làm được là tôi sẽ hỏi tên họ. Tôi có thể trả lời “không” khi họ xin tiền, nếu tôi nói một cách dịu dàng, bởi vì tôi biết rằng tiếng “không” cũng là một từ ngữ của yêu thương! 

Bài học của Thánh Lu-ca nhấn mạnh điểm nầy: chỗ đứng của chúng ta để được cứu rỗi tùy thuộc nơi đứng của lòng trắc ẩn chúng ta trước mặt anh chị em chúng ta.

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!