.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● PS5: ĐẠI NGHĨA

Bài suy niệm 31

ĐẠI NGHĨA 

Để khuyên bảo những Kitô hữu vào buổi ban đầu, Thánh Phao-lồ đã nói: “Nếu ta cùng chết với Người, ta cũng sẽ sống cùng Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người.” (2Tm, 2, 11-12). Thánh Phao-lồ đã nói như thế, do kinh nghiệm bản thân. Ngài đã chịu đựng nhiều gian khổ trước khi làm nên những việc lớn lao.

Như người ta thường nói: “Một con tim nhút nhát không thể nào chinh phục được quả tim vàng.” Kitô giáo không phải là một tôn giáo dành cho những con tim nhút nhát. Chúng ta phải chịu đựng nhiều hy sinh gian khổ trong cuộc đời thường, đầy chông gai thử thách, trước khi có thể vào Nước Thiên Chúa.  

Đó là định luật của cuộc sống, vừa khắt khe vừa hùng tráng. Không thể có triều thiên mà không có thánh giá, không thể có chiến thắng mà không đổ mồ hôi, máu và nước mắt. Không thể có Chúa nhật Phục Sinh mà không có Thứ Sáu Tuần Thánh, không thể có sống lại nếu không có chết đi.

 

Đại nghĩa 

Tôi thiết tưởng “đại nghĩa” phải là sứ điệp cốt lõi cần được trao ban cho giới trẻ ngày nay. Dorothy Day, khi còn thiếu nữ, là một người mẹ có con nhưng không có chồng và là đảng viên Đảng Cộng Sản, nhưng hiện tại là một ứng viên để được phong thánh trong Giáo Hội Công Giáo. Có lần chị đã nói là giới trẻ phải hy sinh mạng sống mình vì đại nghĩa. Chị hoàn toàn có lý. 

Chúng ta phải công bố một cách cương quyết là sự đại nghĩa” có thể có được trong cuộc đời thường của Kitô hữu. Nhiều việc lớn lao cần được thực thi và ai sẽ thực thi, nếu giới trẻ không được chuẩn bị để đứng lên nhận lãnh trách nhiệm. Nếu tôi không công bố là Kitô hữu phải can đảm để trở thành anh hùng trong cuộc đời thường thì tôi không làm tròn nhiệm vụ loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu.  

Do đó, tôi xin trình bày dưới đây ba gương chứng nhân về sự “đại nghĩa” được lấy từ cuộc đời thường của những người tầm thường như bạn và tôi.

 

Ba câu chuyện 

Trước hết là câu chuyện về một nhóm người sinh sống ở thành phố Sitka, Alaska mà đa số là tín hữu Công giáo. Một bênh viện mới được xây cất cho cư dân ở đó và ngay khi thành lập, bệnh viện đã bắt đầu thực hiện dịch vụ phá thai. Những nhân viên cao cấp của bệnh viện đồng ý, vì đối với họ không thành vấn đề. Các bác sĩ trẻ tuổi và giới y tá cũng đồng ý, vì đối với họ cũng không thành vấn đề. 

Tuy nhiên, nhân viên phụ trách vệ sinh đã phản đối. Họ cho biết sẽ không lau chùi sạch sẽ sau khi dịch vụ phá thai được thi hành và họ rút lui khỏi phần vụ đó. Họ là những người Phi-luật-tân và bị cho nghỉ việc. Họ đã đứng lên tranh đấu đối với việc làm vô luân như thế, cho dù phải nhận lãnh hậu quả trầm trọng.  

Sự thải hồi nầy đã gây nên một làn sóng chống đối dữ dội và kết quả là nhân viên phụ trách vệ sinh được phục hồi và bệnh viện phải thay đổi chính sách về việc phá thai. Việc đứng lên chống đối bởi nhân viên phụ trách vệ sinh trong bệnh viện đó đã thể hiện “đại nghĩa” trong cuộc đời thường và khiến chúng ta kính trọng cùng ngưỡng mộ họ hoàn toàn. 

Câu chuyện thứ hai tôi muốn chia sẻ với quí bạn về hai người kết hôn và sau đó một hai năm, một trong hai người phối ngẫu bị một tai nạn thảm thương. Đó là những người mà tôi quen biết. Trong trường hợp nầy, chính người chồng bị tàn phế. Bà vợ của anh chăm sóc anh từ năm nầy qua năm khác, không bao giờ có thể sắp đặt cuộc sống cho mình, vì bận săn sóc cho chồng với một tình yêu tận tụy và không bao giờ ngừng nghỉ, ngày cũng như đêm, theo kim đồng hồ.  

Chị đã giữ lời hứa trong ngày kết hôn: “Em sẽ yêu anh trong khi đau yếu cũng như lúc khỏe mạnh cho đến ngày nhắm mắt” và chị không lỗi lời thề. Những gì chị làm thật anh hùng cao cả, đúng là “đại nghĩa”.

 

Khác thường

Câu chuyện thứ ba đã xảy ra hơn năm mươi năm rồi, trong Đệ Nhị Thế Chiến. Đó là câu chuyện về một người phản chiến vì lương tâm. Anh là một thanh niên đã sống một cuộc sống cuồng loạn trong một trang trại. Cuối cùng anh đã lập gia đình và ổn định cuộc sống. Vào thời điểm đó, anh được hoán cải và bắt đầu thay đổi cuộc sống. 

Mấy năm sau đó, nói chính xác hơn là vào năm 1942, anh nhận được lệnh gọi nhập ngũ qua bưu điện. Anh phải đi khám sức khỏe để tòng quân. Sau khi khám sức khỏe, anh trở về nhà. Anh nhận thấy chiến tranh là một hành động vô luân và thật là sai lầm khi phải cầm súng. Anh đi gặp một vị linh mục để xin ý kiến và ngài cho biết đó là bổn phận phải chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Anh cảm thấy không thỏa mãn với lời khuyên bảo đó. 

Anh đến gặp Đức Giám Mục và ngài cũng nói như vị linh mục vậy. Đức Cha cho biết đó là một cuộc chiến tranh để bảo vệ tổ quốc, chống lại một chính thể độc tài vô thần, nên anh có bổn phận phải gia nhập quân ngũ. Lời khuyên bảo đó cũng không có sức thuyết phục anh. 

Anh vẫn tin tưởng chiến tranh là điều không chính đáng, không thể biện minh được. Vì thế thật sai lầm đối với anh là một Kitô hữu phải đi đánh giặc. Vợ anh và nhiều bạn hữu của anh cũng khuyên nhủ anh nên hợp tác với chính quyền. 

Sau cùng, anh nhận được lệnh của quân đội buộc anh phải trình diện nhập ngũ. Anh quyết định thông báo cho biết là anh không tuân lệnh. Do đó anh bị bắt, bị xét xử theo quân luật, bị kết tội mưu phản và nhận lãnh bản án tử hình.  

Chính Phủ Đức Quốc Xã đã thi hành bản án ngày 9 tháng 8 năm 1943 tại Bá-linh. Anh là người Áo, với danh xưng là Franz Yeagersteter. Không giống như vị linh mục và giám mục đã khuyên bảo, anh xác tín việc tham gia vào cuộc chiến của Hitler là điều vô luân và anh đã chết vì niềm tin của mình. 

Khi đọc câu chuyện nầy, có thể bạn không thích người đó vì anh không chiến đấu cho một cuộc chiến chính đáng, và đó cũng là cuộc chiến chính đáng đối với Đức Quốc Xã. Mọi cuộc chiến được xem là chính đáng vì lý do luân lý, đối với những người chiến đấu cho những cuộc chiến đó. Họ đã chiến đấu ở nước Áo để bảo vệ Kitô giáo, chống lại chế độ Công Sản vô thần của Nga Sô Viết. Đó là điều chính quyền tuyên truyền cho dân chúng và nhiều người đã tin theo.  

Nhưng thử nói lại điều đó cho những nạn nhân các lò hỏa thiêu của Đức Quốc Xã và những người đã mất tất cả trong Đệ Nhị Thế Chiến, chắc chắn không lọt tai chút nào. Sự đứng lên chống lại cuộc chiến đó của Franz Yeagersteter khiến chúng ta ngày nay ca tụng anh là người anh hùng cao cả. Ngày anh lên đoạn đầu đài, anh đã viết một lá thư trần tình cho biết tại sao anh đã hành động như thế.  

Anh viết: “Tôi tin tưởng đó là điều Chúa đã kêu gọi tôi làm và tôi đã dâng hiến cuộc đời của tôi như một hy lễ đền tội cho Đức Quốc Xã. Tôi ngước mắt nhìn trời là nơi tôi sẽ tới và rồi từ đó tôi sẽ  nhìn xem các con tôi trong tương lai và được biết chúng sẽ hỉểu tại sao cha chúng đã làm điều đó.”  

Đó là đức tính anh hùng cao cả chắc chắn được nói lại cho chúng ta một cách hùng hồn nhất. Đó là anh hùng tính mà chúng ta được kêu gọi để sống như Kitô hữu trong cuộc đời thường của chúng ta.

 

Những việc lớn lao cần phải thực hiện 

Không có chỗ để thỏa hiệp ở đây. “Đại nghĩa” là việc có thể thực hiện được trong cuộc đời thường. Một người có thể giữ ngày Sabbat cho dẫu không ai tuân giữ hết, hoặc xem lễ Chúa nhật cho dẫu bạn bè từ khước. Người ta có thể sống quảng đại, quan tâm và vị tha đối với người khác, hoặc thảo kính và phụng dưỡng cha mẹ trong tuổi già. 

Người ta có thể không làm chứng gian, không nói dối, trộm cắp hay ngoại tình. Người ta có thể không bị lãng phí bởi nếp sống tiêu thụ và giới trẻ có thể khước từ việc nghiện ngập, xì ke, ma túy và dấn thân vào những tương giao đặt cơ sở trên những nguyên tắc luân lý vững chắc.  

Người ta có thể đương đầu với những trào lưu thế tục, cho dẫu phải đứng lên một mình, hơn là chạy theo quần chúng. Bạn có thể ngẩng đầu lên cao trong khi những người chung quanh cúi thấp đầu xuống. Người ta có thể sống cũng như mọi người nhưng lại khác biệt mọi người, tức là “hòa nhi bất đồng”. Người ta có thể đi con đường hẹp, ít người đi và có thể trở thành một nhà lãnh đạo hơn là người theo bén gót.  

Người ta có thể sống và chết cho một lý tưởng cao đẹp, như sống cho Chúa Kitô trong một bối cảnh trần tục. Khi chúng ta vấp ngã, và điều đó thường xuyên xảy ra, chúng ta có thể chỗi dậy, với ơn Chúa phù trợ, bằng lời cầu nguyện hằng ngày để tiếp tục đoạn đường kế tiếp.  

Tuy nhiên những điều đó sẽ không xảy đến, nếu chúng ta không chấp nhận cho mình một kỷ cương và sức mạnh nội tâm, cũng như có ý muốn chấp nhận gian khổ để được dẫn tới Vương Quốc của Chúa.

 

Lời khen tặng cao đẹp nhất 

Trước khi chấm dứt, tôi tưởng đây là dịp tốt nhất để nêu lên một vài câu hỏi gợi ý. Gần đây bạn có bị bắt bớ vì niềm tin của bạn không? Bạn có bị người khác hạ thấp xuống, làm cho ngã quỵ và kể bạn là kẻ điên rồ vì đức tin Kitô giáo không? Nếu có, đó là một dấu hiệu tốt. 

Bạn có cam chịu đắng cay để bảo tồn sự liêm chính của mình không? Nếu có, tốt lắm! George Bernard Shaw có lần đã nói: lời khen tặng cao đẹp nhất đối với một tác giả là đốt cháy tác phẩm của họ. Ông ta thật có lý. Người ta không tấn công một người vô tích sự, tầm thường và rõ ràng không ra gì.  

Bị bắt bớ, chế nhạo hay cười chê vì đức tin của mình là lời khen tặng cao đẹp nhất, bởi vì đó là chứng cớ người ta đã “đứng lên vì một điều gì”. Đối lại với việc đứng lên vì một điều gì là không đứng lên vì điều gì hết. Và người không đứng lên vì điều gì hết, buồn thay, đó là người sẽ gục ngã vì bất cứ điều gì. 

Đôi khi chúng ta tưởng Phúc Âm là một tập hợp những ý niệm không thể thực hiện được. Thật ra lý tưởng của Phúc Âm có thể thực hiện được “ngay bây giờ và ở nơi đây”, bởi những người tầm thường như bạn và tôi, bởi vì Chúa không truyền dạy cho ta những gì không thể làm được. Chúa chỉ truyền dạy những gì chúng ta có thể làm được mà thôi.

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!