.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN

Bài suy niệm 11

NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN 

Rồi Chúa Giêsu đến Na-da-rét là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: ‘Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa’. 

Chúa Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: ‘Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.’ Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.” (Lc 16-22)

 

*** 

Khi Chúa Giêsu trở lại quê hương với tư cách là một giáo sĩ Do-thái (rabbi), lời kêu gọi đầu tiên của Ngài đã vang ra trong giáo đường địa phương, nơi mà Ngài đã thờ phượng trong ba mươi năm. Để giữ truyền thống tôn vinh một giáo sĩ lỗi lạc, họ đã trao cho Ngài cuộn sách của tiên tri I-sai-a và mời Ngài đọc lên.  

Theo đoạn Phúc Âm trên đây, khi đọc xong, Ngài gấp sách lại và trao cho ủy viên quản lý giáo đường. Ngài ngồi xuống. Mọi con mắt đều nhìn về Ngài. Im lặng hoàn toàn tiếp theo sau đó cho tới khi Ngài trịnh trọng cất tiếng lên khiến cả hội đường sủng sốt, nín thở. Ngài tuyên bố: “Hôm nay đoạn sách nầy đã ứng nghiệm như quý vị đã nghe.”

 

Chính cụm từ “hôm nay” khiến họ chú ý. Chúa Giêsu vừa mới tuyên bố Ngài là Messiah (Đấng Cứu Thế) và công bố Nước Thiên Chúa đang ngự trị trên mặt đất. Ngài vừa mới ký bản án tử hình cho mình, bởi vì Ngài biết khi tự cho mình là tiên tri thì hoặc họ tin tưởng Ngài, hoặc họ sẽ giết chết Ngài.

 

Giáo huấn cốt lõi 

Nước Thiên Chúa đang ngự trị” là giáo huấn cốt lõi của Chúa Giêsu. Chúng ta thường nghe câu nói đó vang vọng ở trong Giáo Hội, nhưng ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta ngày hôm nay? Câu nói đó có còn như tiếng chuông ngân vang lên nữa không? Câu nói đó còn gây hứng khởi cho chúng ta không? Đó mới là điều quan trọng. Tôi xin đưa ra một vài chỉ tiêu. 

Tôi sẽ bắt đầu với Debbie, một bé gái bụi đời sinh đẻ ở Brooklyn mà tôi gặp gỡ ở trung tâm dành cho những em bé bị khủng hoảng tại thành phố Nữu Ước. Em nhìn tôi chòng chọc, gần như tuyệt vọng và nói: “Thưa cha Vincent, con chỉ muốn biết có đáng như vậy không?” Tôi hỏi: “Debbie, ‘có đáng như vậy khôngnghĩa là gì? Con cho cha rõ hết câu chuyện.”  

Em ngừng giây lát và tôi đợi em nói tiếp: “Con mới mười sáu tuổi đời. Con đã trải qua các thứ đó. Con đã bỏ nhà ra đi. Con đã dùng xì ke, ma túy và sống lang chạ.” Em chấm dứt bằng câu nói: “Cuộc sống thật trống rỗng vô vị. 

Khi nghe em nói như thế, tôi biết em có chiều hướng muốn tự tử. Điều em đã trình bày gợi ý cho tôi để ngỏ lời với đám trẻ bụi đời đang đứng cùng với em. Tôi hỏi: “Theo kinh nghiệm, các con nghĩ thế nào về cuộc sống trống rỗng vô vị?”

 

Các em đáp:

“Không có bạn bè.”

“Không được thương yêu.”

“Ly dị.”

“Gia đình đổ vỡ.”

“Không còn liên hệ với cha mẹ.”

“Khuất mặt cha mẹ.”

“Không còn kiềm chế mình được.”

“Cuộc sống vô dụng.”

“Thất bại.”

“Bị chối bỏ.”

 

Không còn em nào trả lời nữa. Tôi không thể để như vậy được. Tôi hỏi: “Ngược lại với cuộc sống trống rỗng vô vị là gì?” Một em trả lời: “Cuộc sống viên mãn.” Tôi theo đó mà hỏi tiếp: “Cuộc sống viên mãn là gì?” Một chuyện lạ lùng xảy ra. Tâm trạng các em thay đổi hẳn. 

Các em bừng vui lên và nói:

“Có những bạn bè tốt.”

“Những bạn bè mà mình có thể tương giao được.”

“Tương giao tốt với cha mẹ.”

“Sống một nơi mà mình được chấp nhận và yêu thương.”

“Sống với những người mà mình có thể tin tưởng và cỡi mở được.”

“Cuộc sống có ý nghĩa.” 

Những gì các em nói ra thật lý thú, bởi vì chính đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã sinh xuống trần gian nầy. Ngài đến để biến đổi cuộc sống trống rỗng vô vị thành cuộc sống viên mãn, cuộc sống chan chứa hạnh phúc. Chỉ khác một điều là Ngài không sử dụng những từ ngữ đó. Cụm từ Ngài dùng là “Nước Thiên Chúa đang ngự trị”. Cuộc sống viên mãn chính là điều mà thi sĩ Yeats gọi là “thửa đất khao khát của con tim”. Chúng ta có thể tin tưởng là thi sĩ đã dùng những chữ đó rất chính xác!

 

Sự hoán cải  

Cuộc sống viên mãn không dễ gì có được, cho dù người ta rất mực khao khát. Điều đó đòi hỏi một sự “hoán cải”. Tôi còn nhớ khi hỏi các trẻ em bụi đời: “Hoán cải là gì?” Ban đầu các em hơi bí. Rồi một em nói: “Phải cải giáo.” Một em khác trả lời: “Phải thay đổi cách sống. 

Đối với các em, “thay đổi” là chìa khóa để hoán cải. Hoán cải chính là quay đầu xe lại theo hình chữ U. Đó là lúc Thánh Phaolô đang cỡi ngựa trên đường đi tới thành phố Đa-mát để bắt bớ chém giết các Kitô hữu thì đã bị một cái chớp đánh ngã và té ngựa, rơi xuống đất. Ngài đã thấy ánh sáng và toàn bộ cuộc sống của Ngài đã được thay đổi. Đó là hoán cải!  

Chúng ta cần hiểu rõ động lực của sự hoán cải. Đó không phải là quyết định dứt khoát một lần, mà là quyết định phải thực thi hằng ngày, nhiều lần trong ngày, cho suốt cuộc đời còn lại của chúng ta. Bạn phải nói: hôm nay, tôi phải quay đi với sự trống rỗng vô vị của cuộc sống và hôm nay tôi phải quay về với cuộc sống viên mãn. Tại sao phải mỗi ngày? Lý do rõ rệt vì chúng ta là con người. Chúng ta bị kềm kẹp trong giới hạn chúng ta.  

Bạn cũng như tôi, chúng ta không phải là Thiên Chúa. Thật đáng buồn, đáng thất vọng! Chúng ta tìm kiếm việc làm, nhưng không tìm ra được. Chúng ta không phải là Thiên Chúa. Chúng ta bị giới hạn. Chúng ta hay bị sai lầm và năng phạm lỗi. Chúng ta vấp ngã và khi vấp ngã như thế, chúng ta đã thua cuộc đối với chước cám dỗ. Chúng ta có cảm tưởng là chẳng ích lợi gì. Chúng ta bị giới hạn như thế rồi và sẽ thua cuộc mãi mãi.  

Tại sao phải bắt đầu trở lại khi chúng ta biết là sẽ thua cuộc nữa. Lý do chúng ta phải trở lại, chính vì đó là con đường duy nhất để tiến về phía trước.

 

Từ từ mà tiến 

Tôi rất ưa thích mẩu chuyện nói về một em bé trượt băng thật giỏi. Một người trượt băng lớn tuổi quan sát em rất kỹ càng và nhận thấy chưa bao giờ có một em nào còn nhỏ tuổi mà trượt băng hay như thế. Khi em bé dừng lại để nghỉ ngơi, người đàn ông đó tiến lại gần và nói: “Cháu cho chú biết làm sao mà cháu trượt băng hay như thế, khi cháu còn quá nhỏ tuổi?” Em bé trả lời: “Thưa chú, cháu chỗi dậy, mỗi khi bị té.”  

Đó là hoán cải! Đó là cách đưa chúng ta tới một cuộc sống cao cả và viên mãn. Chúng ta cần phải nghe cho rõ, nhất là đối với giới trẻ, “hoán cải là quyết định xảy ra mỗi ngày. Không ai nội trong một đêm mà trở nên hoàn hảo. Kinh thành Roma không thể xây xong trong một ngày được. 

Người ta tập được thói quen hoán cải như thế nào? Cho phép tôi chia sẻ một cách thực hành sự quyết định hằng ngày. “Rửa mặt” là việc chúng ta làm mỗi sáng mai, khi thức dậy. Khi rửa mặt, bạn hãy nhìn vào kiếng soi và nói: hôm nay, tôi quyết quay ra khỏi cuộc sống trống rỗng vô vị và tôi quay về với cuộc sống viên mãn.  

Cử chỉ đơn giản đó, khi bắt đầu một ngày mới, trở thành khởi điểm trong ngày của bạn. Xưa kia, người ta hay gọi việc đó là “Dâng Ngày”. Sự việc đơn giản đó sẽ chỉ đạo cho bạn suốt cả ngày.  

Hoán cải là diễn tiến trở về với Thiên Chúa đang ngự trị. Một sự trở về không ngừng nghỉ. Đó là bước quyết định đi vào con đường hẹp dẫn tới “mãnh đất của sự khát vọng con tim” và phải suốt cả một đời người mới tới đó được.

 

Không thể quay lại 

Một người đã chia sẻ với tôi như sau: “Mỗi sáng mai tôi cạo râu. Tôi nhìn vào kiếng soi mặt và tự nhủ: ‘mình đúng là một con chuột dơ dáy’. Đó là giây phút của sự thật đối với tôi, giây phút của ân sủng, giây phút của hoán cải. Tôi bị giật lùi vô số kể trong suốt hành trình cuộc sống, nhưng tôi chẳng bao giờ quay trở lại.” 

Nước Chúa ngự trị bằng chân lý, công chính, tình yêu và an bình không đến một cách dễ dàng mau chóng được. Không thể vắn tắt được. Không cách nào bạn lên tới đỉnh núi mà không phải leo trèo. Đó là phương cách để xem thấy Chúa và Chúa thật phức tạp. Đó là cách thức để xem thấy cuộc sống và cuộc sống thật nhiêu khê.  

Chúng ta không thay đổi cuộc sống được nếu chúng ta không thay đổi cách nhìn sự vật. Chúng ta cần một thị kiến. Thánh kinh đã quả quyết điều đó như sau: “Không có thị kiến, người ta sẽ chết.” Thật đúng như vậy! Không có thị kiến, chúng ta bước đi như những xác chết không hồn. Chúng ta không đi tới đâu được hết. 

Chúng ta có được thị kiến ở trong nhà thờ, tại gia đình, nơi trường học và “nơi nào có hai hay ba người tụ họp nhau vì danh Ngài.” Điều đó cắt nghĩa tại sao tôi rao giảng cũng một bài giảng vào mỗi Chúa nhật, nhưng bằng trăm ngàn cách khác nhau. Với thị kiến, mọi việc đều đáng bõ công. Cuộc sống đáng sống bởi vì chúng ta có rất nhiều điều để sống.

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!