.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● ÂN SỦNG

Bài suy niệm 16

ÂN SỦNG 

Cách sống trong Giáo Hội Công giáo vào những thập niên 1940 và 1950 – ít nhất là ở trong gia đình mà tôi lớn lên – là người ta phải sống trong tình trạng ân sủng. Để sống trạng thái tâm hồn đó, người ta phải tuân giữ rất nhiều điều luật mà không có gì chê trách được.  

Nếu người ta tuân giữ cẩn thận và chu toàn đầy đủ những nghĩa vụ đối với Giáo Hội thì được kể như ở trong tình trạng ân sủng. Đó là phải năng đi xưng tội. Căn cứ trên những điều luật cũ đó, tôi không ở trong tình trạng ân sủng được, kể từ khi nhận lãnh bí tích Thêm Sức! 

Sự hiểu biết trước đây về ân sủng – và quan trọng hơn, chúng ta đã hiểu ân sủng như thế nào – ngày nay cần phải xem xét lại. Phần đông giáo dân không hiểu rõ nền thần học về ân sủng.  

Khi còn là một em bé lớn lên ở phía bắc thành phố Dublin, gia đình chúng tôi có sẵn một kế hoạch cứu rỗi. Nói rõ hơn, chúng tôi sẽ lên thiên đàng theo phương cách của mẹ tôi. Mẹ tôi đã có đầy đủ kế hoạch để đạt tới mục tiêu đó. 

Một phần của kế hoạch đó là chúng tôi phải đi xưng tội mỗi ngày thứ bảy cho dù có cần thiết hay không. Hãy nhớ đi xưng tội! Đó là một trong bảy bí tích, đừng quên. Vào thời kỳ đó, chỉ có một nghi thức xưng tội. Ngày nay có nhiều nghi thức hơn.

 

Nhiều nghi thức xưng tội 

Nghi thức thứ nhất là “một đối một” – tức giữa linh mục và hối nhân – đó là điều chúng ta gọi là “xưng tội riêng”. 

Nghi thức thứ hai mới được áp dụng gần đây thôi, có tính cách “cộng đồng”. Đó là một nghi thức phụng vụ gồm có cầu nguyện, đọc Thánh Kinh, nghe giảng, xét mình và xưng tội riêng.  

Nghi thức thứ ba cũng liên hệ đến “cộng đồng với sự giải tội chung”. Nghi thức nầy không được phổ thông trong Giáo Hội. 

Nghi thức thứ bốn do tôi sáng chế, xem ra có phần kỳ dị, nhưng xin kiên nhẫn theo dõi. Tôi sẽ đưa dẫn bạn tới một điều quan trọng. Thoạt đầu có thể bạn không nhận ra điều đó, nhưng tôi hứa với bạn là chúng mình sẽ đạt tới đó. Tôi dùng nghi thức thứ bốn nầy để diễn tả sự khác biệt giữa việc hiểu biết xưa kia và ngày nay về ân sủng.

 

Chị Dorothy 

Nghi thức đó như thế nầy: sau khi nhà thờ có đông người đến tham dự, linh mục đứng trước bàn thờ, xoay mặt về phía giáo dân. Ngài đọc lên một danh sách dài về các thứ tội. Ai phạm tội nào khi được nhắc tới thì đứng lên. Tôi thiết tưởng nghi thức xưng tội nầy sẽ lôi cuốn đông người. Không ai muốn để mất cơ hội đó. 

Có thể đó là dịp đông người tới nhà thờ nhất. Tôi chắc chắn người ta không ưa thích ngồi ở hàng ghế đầu. Chỗ ngồi tốt nhất có lẽ là ở cuối nhà thờ. Tôi biết một nơi mà nghi thứ xưng tội thứ tư nầy đã được thí nghiệm, nhưng tôi không muốn nêu tên ở đây. 

Ở ngôi làng mà nghi thức nầy được thí nghiệm, vào chiều tối hôm đó, không còn một chỗ trống trong nhà thờ. Chị Dorothy ngồi ở hàng ghế đầu. Chị là một góa phụ và là sếp sòng trong giáo xứ. Chị rất hăng say trong mọi công việc liên hệ đến nhà thờ. Chị lau chùi nhà thờ, thay khăn bàn thờ, chưng hoa, lập bảng phân công những người đọc sách và thừa tác viên Thánh Thể cùng đếm tiền quyên góp mỗi cuối tuần. 

Sau khi giảng xong, linh mục bắt đầu đọc lên danh sách liệt kê các thứ tội. Ngài bắt đầu với những tội nhẹ và tiếp tục như thế cho đến những tội nặng hơn. Dorothy nhìn quanh và thỉnh thoảng đứng lên khi nghe nhắc đến một vài thứ tội. Vị linh mục rất lấy làm cảm kích. 

Sau cùng, khi đến những tội nặng nhất – những tội dâm dục, thuộc giới răn thứ sáu – ngài quyết định đọc các tội theo thứ tự A, B, C, D… Ngài bắt đầu bằng mẫu tự “A”: “Adultery” (“ngoại tình”). Dorothy ngồi yên lặng, cũng như mọi người khác ở trong nhà thờ. Chị nhìn quanh, đỏ mặt, rồi đứng lên. Linh mục đâm ra ngạc nhiên. 

Ngài tiếp tục đọc tới mẫu tự “F”: “Fornication” (“gian dâm”). Cả nhà thờ im lặng. Người ta có thể nghe tiếng chiếc kim rơi xuống đất. Dorothy nhìn quanh và từ từ đứng dậy. Linh mục đâm ra sửng sốt và cộng đoàn dán mắt nhìn chị.  

Ngài tiếp tục đọc tới mẫu tự “M”, tức “Masturbation” (“thủ dâm”). Hoàn toàn im lặng. Mọi con mắt đều hướng về Dorothy. Lại một lần nữa, chị nhìn quanh rồi đứng lên.  

Vị linh mục rất kinh ngạc nhưng cứ tiếp tục đọc và sau cùng đến mẫu tự “P”: “Pornography” (“đọc sách báo và xem phim ảnh khiêu dâm”). Lúc bấy giờ trong nhà thờ căng thẳng tột độ. Dorothy lại nhìn quanh và đứng lên lần nữa. Đó là tội được xướng lên sau cùng trong buổi xưng tội tập thể tối hôm đó. 

Linh mục tì tay trên bục giảng và nói: “Dorothy, cha chắc chắn con không phạm tất cả các thứ tội đó.” Chị trả lời: “Ồ, thưa cha, con không phạm một tội nào trong các thứ tội đó hết. Con đã đứng lên vì con không muốn thấy cha là người duy nhất đứng một mình như vậy!

 

Điểm cần nhấn mạnh 

Điều tôi muốn làm nổi bật bằng thí dụ ở đây là trước Công Đồng Vatican II được khai mạc vào năm 1962, khi người ta đi xưng tội mỗi thứ bảy, điểm được nhấn mạnh là một danh sách những thứ tội cần phải tẩy xóa. Danh sách đó hoàn toàn phi nhân cách.  

Điều đó có tính cách toán học và máy móc, có nghĩa là phải nhớ ra các thứ tội, số lần đã phạm và những trường hợp phạm tội. Khi đã xưng kỹ như thế, người ta nhận lãnh phép tha tội và đọc kinh đền tội. Như vậy người ta đã xưng tội nên và sống trong ân sủng của Chúa. 

Người ta đã hiểu ân sủng một cách hẹp hòi. Điều đó căn cứ trên một ý thức chắc nịch là ân sủng có thể kiếm xin được và Thiên Chúa là một Đấng canh chừng cùng đoán xét chúng ta: Ngài hay khiển trách, la rầy và không đứng về phía chúng ta. Ngài là Đấng mà chúng ta cần phải làm cho nguôi cơn giận và tán tỉnh vuốt ve. Và Ngài cũng là Đấng mà chúng ta có thể thương lượng, mặc cả. 

Vào thời kỳ đó, người ta đi xưng tội với một bảng liệt kê các thứ tội đã phạm và phải làm thể nào để linh mục có thể tin được. Người ta không thể đi xưng tội với cha Cunningham nào đó với hai thứ tội mà thôi. Không xong, phải năm thứ tội mới đươc. 

Lại còn rắc rối hơn nữa, nếu bạn xưng quá nhiều thứ tội và ở lâu trong tòa cáo giải bốn năm phút thì những người đứng đợi bên ngoài sẽ thắc mắc bạn đã làm gì trong tuần đó mà ra nông nỗi như vậy! 

Tôi nhớ lại vào một ngày thứ bảy, trên đường trở về nhà, tôi nói với mẹ tôi: “Má ơi, con không có tội nào hết trong linh hồn. Con tinh sạch và tràn đầy ân sủng.” Mẹ tôi quay nhìn tôi và nói: “Vincent ơi, đó là tính tự phụ và tự phụ là một thứ tội!” Như vậy tôi đã phạm tội và tôi phải đi xưng tội để được sống trong tình trạng ân sủng. 

Đó là trước Công Đồng Vatican II. Giờ đây chúng ta đang chứng kiến những gì thâm sâu hơn, có khả năng biến đổi tương giao giữa chúng ta với Chúa và với mỗi một người khác.

 

Sự chuyển hướng 

Sự chuyển hướng cơ bản nhất mà Giáo Hội Công Giáo đã thực thi, qua Công Đồng Vatican II, là lối suy tư của chúng ta về ân sủng: đó là chúng ta không thể kiếm giành sự đồng tình hay đặc ân của Thiên Chúa. Ân sủng là một tặng phẩm, hoàn toàn nhưng không, phổ quát và được trao tặng cho hết mọi người.

Điều đó có nghĩa là Thiên Chúa hoạt động trong đời sống chúng ta  ở mọi nơi và mọi thời: chúng ta không thể làm gì đối với ân sủng. Điều đó cắt nghĩa – hơn bất cứ điều gì hết – tại sao những người Công giáo xa lìa Giáo hội một thời gian lâu dài đã trở về rất đông. 

Nhiều người Công giáo còn chưa chuyển hướng trong sự tìm hiểu ân sủng. Chúa rất ưu đãi chúng ta. Chúng ta là sự hãnh diện và niềm vui của Chúa, là con ngươi ở trong con mắt, được Ngài trân quý. Chúa đứng về phía chúng ta. Chúng ta không phải làm cho Ngài vừa lòng hay nguôi giận, hoặc được ngài ghi vào sổ tay. Tình yêu của Chúa không được xác định bởi tư cách đạo đức hay vô đạo đức của chúng ta.  

Thật ra, không có gì chúng ta có thể làm để Thiên Chúa yêu thương chúng ta hơn lên. Không vì sự kiêu hãnh, đố kỵ, ghen tương, ngoại tình, xem sách báo và phim ảnh khiêu dâm, hiếp dâm, thủ dâm, kỳ thị hay sát nhân… có thể khiến Thiên Chúa yêu thương chúng ta kém hơn. Chúa đã yêu thương chúng ta với tất cả tình thương của một Thiên Chúa vô biên có thể yêu thương được. 

Dĩ nhiên, đó là một huyền nhiệm lớn lao về đức tin. Nhiều huyện nhiệm có tính cách đớn đau, tuy nhiên đây là một huyền nhiệm chứa chan niềm vui – một huyền nhiệm cần được sống – bởi vì không có một cách sống cao quý nào hơn cho bằng sống dưới tác động và cảm hứng của ân sủng Chúa. 

Người ta có thể cưỡng lại ân sủng. Cần phải có một sự hợp tác nào đó về phía chúng ta. Mẹ Maria đã thưa “vâng” để quyền năng của Thiên Chúa được thực thi trọn vẹn. Chúng ta cũng phải thưa “vâng” và phải thưa “vâng” một cách thật rốt ráo, nếu chúng ta muốn ngồi vào bàn tiệc của Chúa, cho dẫu khi chúng ta bất xứng. 

Thật tuyệt vời khi nghe Dorothy thốt lên những lời nầy – không phải Dorothy trong câu chuyện trên đây, nhưng là Dorothy Day, một phụ nữ đã từ bỏ đảng Cộng Sản để trở lại Công giáo và hăng say hoạt động trong Phong Trao Thợ Thuyền Công giáo trong 37 năm mà án phong thánh đang được cứu xét – và hy vọng chúng ta cũng có thể nói như chị: “Ân sủng của Chúa đã đeo đuổi và ám ảnh tôi suốt cả cuộc đời.

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!