.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● CẦU NGUYỆN

Bài suy niệm 50

CẦU NGUYỆN 

Chúa Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. Người nói: ‘Trong thành kia, có một ông quan tòa. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì. Trong thành đó cũng có một bà goá. Bà nầy đã nhiều lần đến thưa với ông: đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.  

Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: Dẫu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng bà goá nầy quấy rầy mãi thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc. 

Rồi Chúa nói: ‘Anh em nghe quan toà bất chánh ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?’” (Lc 18, 1-8)  

*** 

Nhiều năm trước đây, nhan đề của một cuốn phim phổ thông đã làm phong phú hoá ngôn ngữ bằng một thành ngữ mới: Catch 22. 

Hoàn cảnh “Catch 22” là một hoàn cảnh vô vọng. Một thí dụ về một nữ giáo viên được người ta cho biết là chị không thể kiếm được việc làm, ngoại trừ chị có kinh nghiệm, nhưng chị không thể có kinh nghiệm, nếu không có việc làm. “Catch 22” là một hoàn cảnh tuyệt vọng. 

Người đàn bà goá trong dụ ngôn Phúc Âm trên đây là một hoàn cảnh “Catch 22”. Chị là một nạn nhân không được giúp đỡ vì một hệ thống thối nát. Một người giàu có đã chiếm đoạt tài sản của bà là thứ bà cần đến trong cơn nguy biến. Để được thu hồi tài sản đó, bà phải “đáo tụng đình”.  

Trước khi bà có thể thưa kiện ở toà, bà phải trả án phí để được tòa xét xử. Nhưng bà đã khánh kiệt. Hoàn cảnh vô vọng của bà kèm thêm một yếu tố nữa là quan tòa trong cuộc “chẳng kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì” (Lc 18, 2).

 

Mắt xích 

Người đàn bà goá dùng thứ võ khí duy nhất mà bà đang có. Trung thành với câu châm ngôn lâu đời là “bánh xe kêu cót két cần phải cho dầu mỡ nhiều nhất” nên bà đã đến toà án mỗi ngày để kêu ca. Sau nhiều tuần lễ và có thể nhiều tháng… kiên trì như thế, đột nhiên người đàn bà goá được xử án, điều mà bà rất cần đến.  

Bà nhận ra cái thành trì kiên cố về sự không quan tâm đang bao phủ ông quan tòa bất công đó. Đột nhiên, để được an bình và khỏi bị quấy rầy, quan tòa đã nhượng bộ trước những lời yêu cầu của bà goá ngõ hầu tống khứ bà đi. Quan tòa đã xử án và bà đã thu hồi tài sản bị chiếm đoạt. 

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn nầy để diễn tả điều Ngài muốn nói. Tâm điểm của dụ ngôn là sự khác biệt giữa quan tòa tham nhũng và Thiên Chúa. Đó là một câu chuyện chứa đựng nhiều mâu thuẫn.  

Đối với Thiên Chúa, hoàn cảnh chúng ta không bao giờ tuyệt vọng, vì Ngài không giống quan toà tham nhũng. Ngài không phải được mua chuộc trước khi Ngài đáp lại lời cầu xin của chúng ta. Thiên Chúa luôn sẵn sàng nghe lời chúng ta, bởi vì chúng ta có thể đền gần Ngài dễ dàng. Ngài luôn ở về phía chúng ta và ở nơi góc xó của chúng ta.

 

Cầu nguyện

 

Vậy cầu nguyện tác động như thế nào? Đối với câu hỏi đó, không có câu trả lời thoả đáng. Cầu nguyện, cũng như bất cứ điều gì khác liên hệ đến Thiên Chúa, cuối cùng là một huyền nhiệm. 

Tại sao Thiên Chúa nghe lời chúng ta cầu nguyện? Điều đó nằm ra ngoài tầm hiểu biết của tôi, nhưng tôi nhận chân rằng chính Thiên Chúa đã rõ biết về sự thất vọng đó. Trong vườn Giết-sê-ma-ni, Ngài đã ngã gục xuống đất và than khóc cách nào đó.  

Ngài cầu xin cho Giáo Hội trên trần thế nên “một”: một lời cầu xin gần như không được đáp trả. Ngài còn cầu xin “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”, nhưng đọc qua báo chí hằng ngày, rõ ràng lời cầu xin đó chưa được đáp trả. 

Tôi có thể đặt thêm câu hỏi nữa: “Vậy ích lợi gì để cầu nguyện, nếu Thiên Chúa đã biết hết mọi việc?” Chúa Giêsu đã lặng thinh trước những câu hỏi như thế. Nếu Chúa Giêsu thấy nhu cầu phải cầu nguyện, đôi khi cấp bách đến nỗi Ngài đã thức trọn đêm để cầu nguyện, vậy tôi cũng làm như thế.  

Tuy nhiên chắc chắn một điều là lời cầu nguyện không thay đổi Thiên Chúa được. Chúng ta không có quyền đó đối với Thiên Chúa. Nhưng ngược lại, cầu nguyện đích thực thay đổi chính chúng ta. Cầu nguyện cởi mở con người chúng ta để Thiên Chúa tác động và hiện diện trong đời sống chúng ta. Đồng thời, chúng ta đón nhận ân sủng kinh ngạc để nhận biết Thiên Chúa khoan nhân, đầy mẫn cảm và chan chứa tình yêu cùng đầy lòng thương xót.

 

Hãy lặng thinh để biết Ta ở với con 

Theo Henri Nouwen, động tác “đích thực” của cầu nguyện là trở nên thinh lặng và lắng nghe tiếng nói liên hệ đến những điều tốt đẹp đối với tôi. Cầu nguyện đặt để tôi vào một nơi mà ở đó tôi có thể bắt đầu chiêm ngắm thực tế lạ lùng là Thiên Chúa say mê con người tôi. 

Trong một loại suy táo bạo, Kathleen Norris đã đảo ngược quan điểm chúng ta thường gán cho Thiên Chúa:  

Vào một buổi sáng mùa xuân trước đây, tôi nhận thấy một đôi vợ chồng trẻ ẵm một em bé ra phi trường, đi băng qua cổng khởi hành. Em bé nhìn chòng chọc những người khác. Khi em nhận ra một khuôn mặt người nào, cho dù khuôn mặt đó như thế nào, già hay trẻ, đẹp hay xấu, chán chường hay hạnh phúc hoặc lo âu, em vẫn đáp lại với niềm vui sướng tuyệt đối. Nhìn cảnh tượng đó thật đẹp biết bao! 

Cánh cổng khởi hành buồn tẻ của chúng ta đã trở nên cánh cổng thiên đàng. Khi tôi nhìn xem em bé chơi với bất cứ người trưởng thành nào được phép, tôi đâm ra kinh sợ. Tôi nhận ra rằng đó là cách thức Thiên Chúa nhìn xem chúng ta như thế nào. Ngài nhìn chòng chọc vào đôi mắt ta, Ngài ngây ngất vì thấy những tạo vật Ngài đã dựng nên và Ngài đã gọi tất cả là tốt đẹp, cùng với những loài thọ tạo khác.”

 

Lời cầu của thần bí gia

 

Cho phép tôi tóm gọn: Một cụ già ngồi bất động trong nhà thờ từng giờ cho đến khi người ta đóng cửa. Ngày kia, vị linh mục hỏi cụ: “Bác ơi, Chúa đã nói gì với bác?” Cụ trả lời: “Chúa không nói. Chúa chỉ lắng nghe.” Vị linh mục nói tiếp: “Tốt! vậy bác đã nói gì với Chúa?” Cụ trả lời: “Con cũng không nói gì. Con chỉ nghe thôi.

 

Trong một bản tóm gọn, có năm giai đoạn phải trải qua, trong khi cầu nguyện:

Con nói. Chúa nghe.

Chúa nói. Con nghe.

Không ai nói. Cả hai nghe.

Không ai nói. Không ai nghe.

Thinh lặng. 

Cầu nguyện chiêm niệm là thinh lặng trước sự hiện diện của Chúa. Cầu nguyện là một huyền nhiệm của đức tin chúng ta. Đó là “tâm kề tâm” (“cor ad cor”) với Chúa trong nơi linh thánh nội tâm của linh hồn chúng ta. Chính đó là nơi cao quý nhất của chúng ta.

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!