.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU

Bài suy niệm 2

THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU 

Khi Chúa Giêsu nói Ngài phải chết, Phê-rô rất đỗi ngạc nhiên và muốn biết tại sao. Thánh Mác-cô viết (8, 31): “Rồi Ngài bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại.”  

Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng ngạc nhiên và muốn biết tại sao Ngài phải chết. 

Từ lâu, chúng ta đã được dạy rằng ông A-dong tiêu biểu cho nhân loại lúc khởi thủy. Khi phạm tội, ông đã làm hỏng kế hoạch của Chúa đối với tất cả chúng ta. Tội của ông A-dong trở thành tội của chúng ta. Ông đã kéo lôi chúng ta xuống vực thẳm với ông và tất cả chúng ta bị bôi bẩn cũng bởi một cán chổi.  

Thiên Chúa đã can thiệp và mang đến niềm hy vọng hòa giải duy nhất: chính Con Ngài đến vào thời điểm đã định như là vị đại diện mới của nhân loại để chỉnh đốn mọi sự hầu đưa chúng ta đi đúng đường trở lại. Tuy nhiên, trước tiên Thiên Chúa phải tẩy xóa tai họa do ông A-dong gây ra. Để được như thế, Con Ngài phải hy sinh mạng sống mình và chịu chết vì chúng ta. 

Đó là sự tóm gọn về câu chuyện của Thánh kinh mà chúng ta đã được nghe nói rất nhiều lần. Lối giải thích đó cho chúng ta thấy một hình ảnh kinh hoàng về Thiên Chúa. Có lẽ chúng ta nên thay thế vào đó bằng một lối trình bày hoàn toàn khác biệt.

 

Cuộc trắc nghiệm chua cay 

Theo Tin Mừng, Thiên Chúa không giống như thế chút nào. Thiên Chúa là Tình Yêu. (1 Ga 4,8). Bản tính của Thiên Chúa cũng như tên gọi và đại cuộc của Ngài là TÌNH YÊU. Tình yêu là cuộc trắc nghiệm đầy chua cay. Một cách tuyệt đối, bất cứ điều gì chúng ta nói về Thiên Chúa đều phải qua cuộc trắc nghiệm đó.  

Cho dù thông minh đến đâu, cho dù ý nghĩa như thế nào, nếu điều chúng ta nói về Thiên Chúa không qui hướng về một Thiên Chúa yêu thương thì điều đó không chân thật. Thà nhầm lẫn còn hơn biến Thiên Chúa thành một Thiên Chúa hay báo thù hoặc oán ghét. 

Có lần tôi được mời ăn tối tại nhà một người Mễ-tây-cơ và món đặc biệt để đãi khách là đậu nướng. Người Mễ-tây-cơ nói thẳng rằng nếu người ta không đãi món đậu nướng, thực khách có thể rời bàn ăn ngay.  

Nếu chúng ta không tiếp cận với một Thiên Chúa yêu thương thì chúng ta nên rời bàn tiệc mỗi khi chúng ta cảm thấy như thế. Thiên Chúa không bao giờ là kẻ tội lỗi, chất chứa hận thù. Vì nếu thế, Ngài không thể nối lại nhịp cầu đã gãy.

 

Sự huyền nhiệm của Tình Yêu 

Nếu Thiên Chúa không bao giờ ngừng nghỉ yêu thương chúng ta, vậy tại sao Chúa Giêsu phải nối lại nhịp cầu gãy đổ giữa chúng ta với Thiên Chúa? Đó là một câu hỏi lý thú. Chúng ta có thể nói đôi chút bằng cách bình giải – nhưng chỉ đôi chút thôi – bởi vì cuối cùng, chúng ta sẽ kết thúc bằng huyền nhiệm, đúng như chúng ta đã bắt đầu cũng bằng huyền nhiệm. Và sự việc phải như thế, bởi vì Thiên Chúa là một huyền nhiệm về Tình Yêu. 

Chúng ta có thể tạm trình bày như sau: chúng ta cần Chúa Giêsu để nối lại nhịp cầu đã gãy giữa chúng ta và Thiên Chúa, bởi vì có điều gì ở nơi chúng ta không thể kiểm soát được. Gọi điều đó là gì, tùy ý thích của bạn – tội tổ tông, dục tình. Có điều gì đó đã tách rời chúng ta ra khỏi Thiên Chúa và phân cách chúng ta khỏi Ngài.  

Chúng ta đã được sinh ra như thế. Tất cả chúng ta ai cũng nhìn thấy như thế. Trước khi chúng ta lấy một quyết định tiên quyết, chúng ta đã phải tuyên chiến với chính chúng ta và với người khác. Nếu bạn nghi ngờ điều đó, bạn hãy quan sát một em bé sơ sinh. Chúng ta đã đến trong thế gian nầy một cách tuyệt vọng ê chề. Ai sẽ hàn gắn nỗi thương đau cho chúng ta? Ai sẽ giải thoát chúng ta khỏi thân phận làm người đây?

 

Điều tồi tệ nhất 

Trong sáu năm làm tuyên úy tại Lao Xá Mountjoy, hằng ngày tôi đã gặp gỡ những người vợ hiền, những người cha người mẹ nhân từ và những cô bồ dễ thương của các phạm nhân. Họ quẫn trí và tan nát cõi lòng. Họ ghét cay ghét đắng những tội ác mà các người thân yêu của họ đã lỗi phạm. Tuy nhiên họ đã tuyên bố thẳng thừng rằng: “Ba má biết điều ghê tởm mà con đã phạm, nhưng ba má vẫn yêu thương con.” “Em biết điều ghê tởm mà anh đã phạm, nhưng em vẫn yêu thương anh.” 

Thiên Chúa ở trong con người của Chúa Giêsu cũng đã tuyên bố như thế: “Cha biết điều ghê tởm nơi con – điều ghê tởm gớm ghiếc đã giết chết Con Cha – nhưng Cha vẫn mãi mãi yêu con.” 

Một câu chuyện ngụ ngôn kể lại một người ly trần và đứng trước cửa Thiên Đàng, Thánh Phê-rô liền nói: “Ở đây, muốn được vào Thiên Đàng, phải qua một hệ thống chấm điểm. Hãy nói cho Ta biết những điều lành mà ngươi đã làm khi còn tại thế và Ta sẽ chấm điểm, tùy theo điều lành mà ngươi đã làm. Khi ngươi được một trăm điểm, ngươi sẽ vào Thiên Đàng.”  

Người đó thưa: “Thưa Thánh Phê-rô, con có vợ và trung thành với vợ con suốt năm mươi năm, không bao giờ ngoại tình đối với vợ con hết.” Thánh Phê-rô đáp: “Tốt! Được ba điểm.” Rất đỗi ngạc nhiên, người đó thưa: “Dạ chỉ ba điểm thôi sao? À! Con không bao giờ bỏ xem lễ Chúa nhật.” Thánh Phê-rô liền nói: “Tốt lắm! Đáng được một điểm nữa.”  

Người đó cảm thấy thất vọng và đã đáp lại: “Chỉ một điểm thôi sao? À! Dạ còn việc nầy, rất nhiều năm con đã giúp dọn món xúp và làm thiện nguyện tại một trung tâm tạm trú cho những người bụi đời.” Thánh Phê-rô nói: “Tuyệt vời! thêm hai điểm nữa.” 

Người đó la lên: “Với số điểm như thế, cách duy nhất để con được vào Thiên Đàng là nhờ Ân Sủng của Chúa mà thôi.” Khi người đó nhắc tới ‘Ân Sủng của Chúa’, Thánh Phêrô la lớn: “Ngươi được một trăm điểm rồi. Con ơi, hãy mau vào Thiên Đàng đi.”

 

Ân Sủng của Chúa  

Điều đó muốn nói lên điều gì? Ân Sủng của Chúa đã đối xử với chúng ta như trẻ con vậy. Thử tưởng tượng một bệnh viện chuyên trị những trẻ em khó dạy. Một phương pháp thường dùng là “thưởng và phạt”. Phương pháp kia là “yêu thương vô điều kiện”. 

Người nữ y tá dùng phương pháp thứ nhất sẽ nói với em bé khó dạy: “Em đã đánh Jimmy. Em sẽ bị phạt lần nữa.” Còn người nữ y tá dùng phương pháp thứ hai sẽ nói: “Chị thấy em đấm đá hôm nay, em thử cầm tay chị đi.” 

Người nữ y tá thứ nhất trở thành kẻ thù đối với em bé khó dạy, vì chị đã phán đoán và xử phạt em. Có thể vì thế mà đứa trẻ ngỗ nghịch sẽ tìm cách phá đổ cái hệ thống đã trói buộc em và chả bao giờ trưởng thành trong đường lối thiện hảo, chả bao giờ yêu thương chị y tá được. 

Người y tá thứ hai là một người đồng hành với em bé khó dạy, đã nói trong âm thầm: chị và em, chúng ta cùng nhau tra tay vào việc chiến đấu với kẻ thù không đội trời chung nầy. Cho dẫu em bé thay đổi rất chậm hay không thay đổi gì hết, người nữ y tá vẫn tiếp tục yêu thương em. Chị đã gắn bó vói em đó cho dù hoàn cảnh trở nên tốt hơn hay xấu hơn. 

Tình yêu là như thế đó. Thiên Chúa cũng như thế đó. Vâng, chúng ta có những ngày vui cũng như những ngày buồn, những ngày tốt cũng như những ngày xấu. Có ngày chúng ta cảm thấy gần gũi với Chúa, có ngày chúng ta cảm thấy xa cách Ngài. Và có những điều chúng ta sẽ không bao giờ làm chủ được – những xung động hoặc những đam mê trở nên trò cười đối với thiện ý của chúng ta.  

Chính lúc đó Thiên Chúa sẽ can thiệp và chỉ nói đơn giản như sau: “Hỡi con, Cha thấy con múa máy tay chân hôm nay. Con hãy cầm tay Cha và cùng nhau chúng ta sẽ đánh bại kẻ địch thù nầy. Con đừng bỏ cuộc, con đừng sợ hãi, bởi vì cuối cùng mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp.”

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!