.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● TÁC NHÂN CỦA SỰ THAY ĐỔI

Bài suy niệm 5

TÁC NHÂN CỦA SỰ THAY ĐỔI 

Chúng ta là những môn đệ Chúa Giêsu. Chúng ta chia sẻ sứ vụ của Ngài để làm cho nhiều người được biết Thiên Chúa hơn, được yêu mến và phụng sự Ngài hơn. Tuổi tác không phải là một yếu tố quan trọng. Không có thời gian nào là “khoảng thời gian không quan trọng” để trở nên tốt! “Khoảng thời gian không quan trọng” là một xa xỉ phẩm mà không môn đệ nào muốn hoang phí.  

Lời phát biểu của tôi về sứ vụ tông đồ không có chỗ dành cho trí tưởng tượng. Sứ vụ đó trải dài tới tận biên vực khả năng chúng ta. “Bao lâu nước mắt còn long lanh trong đôi mắt một người nào trên trần thế, chúng ta không được phép nghỉ ngơi an bình.” Chúng ta được kêu gọi để làm bất cứ việc gì, theo cách thức nào có thể được, để lau khô những giọt nước mắt đó và trừ khử bạo lực trên mặt đất. 

Ngay cả điểm khởi đầu nầy xem ra có tính cách đòi hỏi khắt khe. Chúng ta phải sống điều chúng ta muốn người khác sống. Chúng ta không được tín nhiệm tí nào, trừ phi chúng ta cố gắng sống thật nhiều điều đó, càng nhiều càng tốt. Tôi tin chắc những người tác động cuộc sống chúng ta nhiều nhất không phải là những người “chỉ nói và nói” mà là những người “chỉ làm và làm”.

 

Cây bút chì ba phân 

Vào mùa xuân năm 2000, tôi đi Los Angeles tham dự Đại Hội Giáo Dục Tôn Giáo. Người cháu nội của ngài Mahatma Gandhi là một diễn giả. Tôi đã học được từ vị đó một bài học về bất bạo động mà tôi không bao giờ quên được. Diễn giả minh họa bài học đó bằng một cây bút chì ba phân, nhỏ tí xíu. Diễn giả đã trình bày đại khái như sau: 

“Ngày kia tôi đi học về và tôi cầm cây bút chì trong tay. Tôi quyết đoán cây bút chì đó quá cùn nhụt, không còn dùng được. Vì vậy tôi ném đi. Rồi tôi xin ông nội tôi một cây bút chì khác. Tôi chắc chắn là ông sẽ cho tôi một cây bút chì khác còn mới tinh khôi. Nhưng thay vì cho tôi một cây bút chì khác, ông đã hỏi tôi một số câu hỏi. Ông muốn biết cây bút chì đã bị cùn nhụt như thế nào; tại sao tôi ném đi; tôi đã ném ở đâu?  

Tôi không thể hiểu tại sao ông nội tôi đã hỏi tôi một số câu hỏi rối rít như thế về cây bút chì đã cùn nhụt. Rồi ông bảo tôi đi ra ngoài kiếm cho bằng được. Tôi thưa: ‘Nội ơi, xin Nội đừng bắt con kiếm tìm như thế trong đêm tối.’ Ông bảo: ‘Con sẽ kiếm được. Và đây là cây đèn pin.’ Tôi đã phải mất nhiều giờ để tìm kiếm và cuối cùng, sau khi kiếm được, tôi đã đưa cho ông nội tôi. Ông bảo tôi ngồi xuống và nói: ‘Giờ đây, Nội sẽ dạy con hai bài học quan trọng.

 

 - Bài học thứ nhất là ngay cả khi làm một việc đơn giản như cây bút chì, người ta đã sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên trên thế giới. Khi chúng ta ném những đồ dùng đó đi là chúng ta đang liệng đi những tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đó là một sự bạo hành đối với thiên nhiên. 

 - Bài học thứ hai là trong xã hội sung túc hiện nay, chúng ta tiêu thụ quá ư thừa thãi những tài nguyên trên thế giới và chúng ta tước đoạt những tài nguyên thiên nhiên của những người khác ở đâu đó. Họ phải sống trong sự nghèo đói. Đó là sự bạo hành đối với nhân loại’.” 

Có bảy ngàn người nhóm họp ở Trung Tâm Hội Nghị Anaheim và họ đã chào đón những lời phát biểu đó bằng những tràng pháo tay nổ dòn.

 

Tác động của việc phóng xạ nguyên tử 

Bài diễn văn đó đã đánh động tôi – như thể lần đầu tiên – là mỗi một việc làm của chúng ta đều có ảnh hưởng trên đời sống những người khác, trên bình diện cá nhân hay tập thể. Tôi bắt đầu nhận thấy một cách rõ ràng hơn là nếu chúng ta muốn mang lại hòa bình trên mặt đất và sự hòa điệu trong cộng đồng, chúng ta phải trở nên những tác nhân thay đổi mà chúng ta mong muốn.  

Điều đó phải bắt đầu với mỗi một người trong chúng ta. Sự thay đổi không thể tự nhiên xảy đến được. Trừ phi chúng ta thay đổi trên bình diện cá nhân và những người khác trông thấy chúng ta thay đổi, nếu không, sẽ không có điều gì xảy ra hết. Khi chúng ta thay đổi, chúng ta trở thành những tiếng nói của hy vọng. Chúng ta gây niềm cảm hứng cho người khác, như ngài Gandhi đã làm, ngõ hầu trở thành những tác nhân của sự thay đổi. 

Thật dễ dàng để bị vùi dập và kinh hãi bởi sự thống khổ cùng cực trên thế giới. Chúng ta phải chấp nhận điều nầy là chúng ta không thể giúp đỡ mọi người, nhưng chúng ta có thể giúp đỡ một số người nào đó 

Chúng ta chỉ sống trên đời nầy một lần mà thôi. Vì vậy, bất cứ điều tốt nào chúng ta có thể làm hay bất cứ sự ân cần nào chúng ta có thể tỏ bày cho bất cứ ai, thì hãy làm ngay bây giờ đây. Chúng ta đừng trì hoãn hay sao nhãng, bởi vì chúng ta sẽ không trải qua một lần như thế nữa.

 

Có gì khác biệt 

Một cụ già đi dạo trên bãi biển và trông thấy một thanh niên nhặt lên một cái gì đó rồi ném xuống biển trở lại. Vì tò mò, cụ tiến lại gần chàng thanh niên và hỏi cho biết anh ta đang làm gì. Người thanh niên trả lời: “Ban đêm thủy triều dâng lên và mang vào bờ những con sao biển. Sáng mai, khi thủy triều rút xuống, để lại những con sao biển trên bờ. Tôi ném chúng xuống biển trở lại trước khi mặt trời lên cao, nếu không chúng sẽ chết hết.” 

Cụ già nhìn bãi biển chạy dài bất tận, phủ đầy bởi từng ngàn và từng ngàn con sao biển, rồi hỏi: “Điều anh làm có sự khác biệt gì không?” Chàng thanh niên cầm một con sao biển trên tay mà anh sắp ném xuống biển, rồi nói: “Vâng có một sự khác biệt rất lớn đối với con sao biển bé tí nầy. 

Bài học luân lý của câu chuyện nầy là chúng ta có thể bị vùi dập khi thấy mọi vấn đề nan giải trên thế giới và cảm thấy hoàn toàn bất lực. Chúng ta có thể quyết định như cụ già kia là chúng ta không làm gì hết, bởi vì chúng ta không thể thay đổi bộ mặt thế giới. Tuy nhiên, chúng ta có thể học hỏi từ chàng thanh niên đang rảo bước trên bãi biển, trông thấy những con sao biển bị mắc cạn và nhặt lên rồi ném chúng xuống biển trở lại càng nhiều càng tốt.

 

Phép Lạ Ở Ballymore 

Có lần tôi tham dự một vở kịch nổi tiếng trên thế giới là “Phép Lạ Ở Ballymore tại Hí Viện Hoàng Gia ở Waterford City. Đó là một bi kịch hay nhất của Ái-nhĩ-lan. Vở kịch kết thúc bằng lời ta thán của một linh mục thất vọng não nề: “Chả có gì hết, bởi vì tôi không thấy gì hết.” Trái lại, một vị thừa sai trẻ tuổi xác nhận: “Có điều gì ở đó, bởi vì tôi có thể trông thấy rõ ràng. 

Những người nam người nữ có một cái nhìn sâu sắc sẽ luôn luôn nhìn ra một điều gì đó trong sứ vụ Thiên Chúa trao ban. Sứ vụ của Chúa là công việc của chúng ta, cũng giống như trẻ nhỏ Giêsu trong đền thờ thành Giê-ru-sa-lem, khi Ngài nhấn mạnh: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2, 49).

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!