.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● THỨC GIẤC

Bài suy niệm 43

THỨC GIÁC 

Một ngày sa-bát kia, Chúa Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố xét Người. Và kìa, trước mặt Chúa Giêsu, có một người mắc bệnh phù thủng. Người lên tiếng nói với các nhà thông luật và những người Pha-ri-sêu: ‘Có được phép chữa bệnh ngày sa-bát hay không? Nhưng họ làm thinh.  

Người đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi và cho về. Rồi Người nói với họ: ‘Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò sa xuống giếng, lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sa-bát? Và họ không thể đáp lại những lời đó.” (Lc 14, 1-6) 

*** 

Một nhà thủ lãnh Pha-ri-sêu đã mời Chúa Giêsu dùng bữa tại nhà ông vào ngày sa-bát. Thông thường mời một người tham dự một bữa ăn là một cử chỉ nói lên tình bạn. Tuy nhiên, không có tình bạn trong trường hợp mời dùng bữa nầy. 

Theo những điều Thánh Lu-ca đã ghi chép, ngay trong câu mở đầu, rõ ràng đã báo trước một điều không được đẹp lắm, đó là Chúa Giêsu đang bị dò xét một cách cặn kẽ: “…họ cố dò xét Người.” (Lc 14, 1). Họ đang dò xét Ngài với đầu óc tiêu cực.  

Đoạn Phúc Âm trên đây cho thấy người thủ lãnh Pha-ri-sêu cũng mời một người “mắc bệnh phù thủng” dùng bữa nữa. Ông ta mời ngưòi nầy, không phải vì quan tâm đến người đau yếu, nhưng như là một cây khô gỗ mục, như một cái bẫy đã giăng sẵn, bởi vì họ biết rõ Chúa Giêsu sẽ chữa lành người đó. Và đó là điều mà họ đang chờ đợi. 

Chữa bệnh trong ngày sa-bát được kể như một công việc thật sự và vì vậy bị luật lệ cấm đoán. Có bảy trường hợp Chúa Giêsu đã chữa bệnh trong ngày sa-bát được kể lại trong Phúc Âm. Với một kỷ lục làm việc thiện như thế, chắc hẳn quí bạn sẽ nghĩ rằng Chúa Giêsu được mộ mến và quý trọng biết mấy! Nhưng không đâu! Tại sao các người Pha-ri-sêu không thấy chút gì tốt đẹp nơi Chúa Giêsu trong tất cả các công trình đó?

 

Định luật cuộc sống 

Có một định luật về cuộc sống, bất di dịch ở đây mà chúng ta nên lưu ý thật nhiều. Định luật đó như sau: “Chúng ta nhìn xem người đời cũng như sự vật, không phải qua tầm nhìn của họ, nhưng qua tầm nhìn chúng ta.” Do đó tại sao hai người cũng nhìn xem một sự việc đang xảy ra, lại có thể thấy khác nhau.  

Các người Pha-ri-sêu nhìn Chúa Giêsu không đứng trên quan điểm của Ngài, nhưng theo quan điểm của họ. Vì lý do đó, Shakespeare đã đặt vào miệng Julius Caesar những lời nầy: “Brutus yêu dấu ơi, lỗi lầm không phải ở trên trăng sao nhưng ở chính nơi chúng ta.” 

Nếu tôi ghen ghét đố kị, chất chứa ích kỷ, đầy hối hận và mặc cảm tội lỗi, tôi sẽ nhìn xem bạn không phải như chính con người của bạn, nhưng như chính con người của tôi. Thật tội nghiệp cho bạn! 

 “The Valley Of The Squinting Windows” là một cuốn tiểu thuyết nói về đời sống tại một thôn ấp hẻo lánh ở Ái-nhĩ-lan. Ở đó dân làng nhìn nhau qua những bức màn che, bới móc tìm ra những lỗi lầm của nhau. Cuốn tiểu thuyết muốn làm nổi bật đầu óc hạn hẹp của những dân làng đó. Và điều nầy đã đầu độc mối quan hệ thân tình cùng xoi mòn phẩm chất cuộc sống nơi ngôi làng đó. 

Ngôi nhà và lối xóm nơi tôi ở, chỗ tôi làm việc, thánh đường mà tôi thờ phượng, những nơi vui đùa giải trí…có thể trở thành “thung lũng của những người nhìn qua cửa sổ”, nếu tôi chỉ có những cảm quan tiêu cực và thù địch đối với những người ở nơi “ngôi làng nhỏ bé” của tôi hay ngược lại.  

Buồn thay, những người lương hảo thường được nhìn xem qua đôi mắt bị hư hỏng, đã bị tô màu! Cũng giống như Chúa Giêsu trong đoạn Phúc Âm nầy, họ không có một cơ may nào. Họ không có niềm hy vọng sẽ được đánh giá đúng mức. Khi những định luật do trí óc vẽ vời, cũng như sự bất công thực sự đã được áp đặt trên những người vô tội thì không lạ gì những người Pha-ri-sêu không có chút tình cảm nào đối với Chúa Giêsu.

 

Cuộc sống thiếu nhận thức đứng đắn 

Tất cả những thần bí gia vĩ đại – và Chúa Giêsu vĩ đại hơn hết những người đó – đều quả quyết rằng một tôn giáo vô cảm tính, đánh mất nhân loại tính, thiếu lòng trắc ẩn thì cũng giống như bộ xương khô không da không thịt. Họ đã lớn tiếng kêu gọi chúng ta nên nhìn xem người khác như con người thật của họ, chứ không như chúng ta nghĩ tưởng. Họ đã nói thẳng ra rằng một cuộc sống thiếu nhận thức đứng đắn là một cuộc sống không đáng sống. 

Sống giữa những người thiện hảo, đầy chân thiện mỹ mà không thẩm định giá trị của họ, đó là một cuộc sống không đáng sống. Những người Pha-ri-sêu trong đoạn Phúc Âm nầy đều hứa hẹn rất nhiều điều nhưng không thực hiện điều nào hết. 

Lần kia một đệ tử đến bên thầy mình và nói: “Xin Thầy cho con một chữ về minh triết để hướng dẫn con suốt ngày hôm nay.” Nhưng hôm đó là ngày minh sư tịnh khẩu nên ngài nhặt lên một miếng giấy và viết hai chữ: “Thức Giác!” Đệ tử thấy vậy liền nói: “Thầy ơi, thật quá vắn tắt, có thể nào Thầy quảng diễn thêm không? 

Minh Sư lại nhặt mảnh giấy lên và viết: “Thức Giác! Thức Giác! Thức Giác!”  Đệ tử thưa: “Thầy ơi, ý nghĩa những chữ đó như thế nào?” Minh Sư lại nhặt mảnh giấy lên một lần nữa và viết: “Thức Giác, Thức Giác, Thức Giác có nghĩa là Thức Giác!”  

Minh Sư đã nói rõ: “Thức Giác” chính là những chữ nói về minh triết, chính là bí quyết cuộc sống.

 

Hãy tỉnh dậy 

Bao lâu chúng ta còn để những cảm quan tiêu cực, có tính cách huỷ diệt, thống trị chúng ta… bao lâu chúng ta còn bận tâm chỉ ngón tay vào người khác, oán trách cuộc đời, xã hội, người phối ngẫu, cha mẹ, chủ nhân, bạn đồng nghiệp, người lối xóm… bao lâu chúng ta còn giống như những người Pha-ri-sêu ở đây với não trạng hẹp hòi của họ… thì chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi và sẽ không bao giờ tỉnh dậy. 

Cơn ác mộng của cuộc sống sẽ tiếp diễn và điều tai hại lớn lao sẽ xảy tới cho những người thiện hảo. Bao điều thiện mỹ cứ qua đi bên cạnh chúng ta, giống như con tàu lờ lững trôi trong đêm tối. Nhưng ngày nào chúng ta tỉnh dậy và thức giác, chúng ta sẽ khác hẳn, bởi vì khi chúng ta thay đổi, mọi sự trở nên tốt đẹp. Chính lúc bấy giờ chúng ta nhìn xem họ như chính con người của họ, chứ không qua não trạng chúng ta. Và đó là “Thức Giác! Thức Giác! Và Thức Giác!

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!