.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

Bài suy niệm 20

CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA 

Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.” (Lc 3, 21-22)

 *** 

Vào một dịp Lễ Giáng Sinh, tôi xem cuốn video “Fiddler on the Roof”. Đó là câu chuyện nói về một gia đình người Do-Thái, gồm có hai cha mẹ và năm con gái sinh sống ở nước Nga vào thập niên 1890. Cha là một người cao lớn, đẹp trai và tính tình dễ thương, nhưng cũng là một con người bảo thủ đến cùng. Triết lý sống của ông thật đơn giản và không cầu kỳ: ‘Những gì đã xảy ra trước kia, cũng đang xảy ra bây giờ và sẽ mãi mãi như vậy.’ Đó là một trong những bản nhạc phổ thông nhất được gọi là “Truyền thống”. 

Cơn khủng hoảng lớn lao xảy đến khi cô gái út quyết định kết hôn với một người không phải Do-thái. Cho dù ở vào thời đại có nhiều đổi thay, người cha nhận thấy thật đau đớn khi phải đương đầu với tình thế thay đổi, nhưng chính ý nghĩ về việc con gái của mình sẽ lấy một người ngoại giáo là một giọt nước đổ thêm vào cái ly đã đầy nên ông sẽ không thể chấp nhận được.  

Khi cô gái út nhất quyết tiến hành việc hôn nhân, người cha đã từ cô. Nhưng cuối cùng, ông miễn cưỡng phải chấp nhận cô trở lại như là con gái của mình.

 

Truyền thống 

Trong Phúc Âm Thánh Luca, chương 3, khi bắt đầu sứ vụ công khai của mình, Chúa Giêsu đã chịu phép rửa ở sông Gio-đan bởi người em họ của mình là Thánh Gioan tẩy giả. Đó là một sứ vụ gây nên nhiều thách đố đối với niềm tin và sự thực hành thuộc truyền thống Do-thái giáo. Đó là một sứ vụ làm đảo lộn tôn giáo từ xưa để lại.  

Điều đó làm rung chuyển con tàu và đưa Ngài đến việc đụng độ đắng cay với các thủ lãnh tôn giáo đương thời, đồng thời cũng xảy đến đúng lúc, gây thương tổn đến sinh mạng của Ngài. Tuy điều đó làm cho cuộc sống của Ngài bị kết thúc nhưng mang lại sự sống cho chúng ta, đồng thời cũng đưa những người đón nhận sứ điệp của Ngài đi vào tương giao với Thiên Chúa mà không ai trong họ cho dù có ước mơ cuồng nhiệt đến đâu có thể tin tưởng được. 

Chúng ta mừng biến cố đó mỗi năm vào Chúa nhật thứ hai trong tháng giêng.

 

Thánh tẩy 

Chúa Giêsu đến để ban cho chúng ta phẩm giá được làm con Chúa. Ít người hiểu được tặng phẩm lớn lao đó của Chúa. Không có gì ở trong cuộc sống nầy, cho dù giàu sang hay danh tiếng đến đâu, có thể so sánh với tác động đó của Chúa được.  

Chính nhờ đức tin Công giáo của chúng ta mà phẩm giá đó được trao ban cho chúng ta, khi nhận lãnh bí tích thánh tẩy. Cũng chính nhờ đức tin chúng ta nên khi được cân nhắc lên phẩm giá được làm con cái Chúa thì không có cách sống nào khác có thể xứng hợp với địa vị được làm con cái Chúa.

 

Hai sự sống 

Lần đầu tiên khi Chúa Giêsu nói về phép thánh tẩy, không ai hiểu được và hầu như khó tin nữa. Ngài đã nói chuyện với một người đã cống hiến cuộc đời để nghiên cứu và học hỏi Thánh kinh. Đó là ông Ni-cô-đê-mô, một giáo sĩ Do-thái. Ông đến gặp Chúa Giêsu ban đêm bởi vì sợ các người đồng sự thấy được. Thà đến ban đêm còn hơn chẳng bao giờ đến! 

Chúa Giêsu nói với ông: “…không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.” (Ga 3, 3).  

Ni-cô-đê-mô rất đỗi bối rối. Ông biết không người trưởng thành nào có thể sinh ra làm em bé trở lại và ông cũng không hiểu “tái sinh” là gì. Vì vậy ông đã hỏi Chúa Giêsu: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao?” (Ga 3, 4).  

Chúa Giêsu đã cắt nghĩa cho ông Ni-cô-đê-mô: “…không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Linh.” (Ga 3, 5). 

Sự sống chúng ta có được vào ngày sinh ra là sự sống tự nhiên làm cho chúng ta trở thành những phần tử trong gia đình trần thế của chúng ta. Sự sống chúng ta có được vào ngày nhận lãnh bí tích thánh tẩy thì siêu nhiên và làm cho chúng ta trở nên những thành phần thuộc đại gia đình của Chúa.  

Chúng ta được sinh ra theo những liên hệ tức thời. Khi được sinh ra về thể xác, chúng ta trở thành con trai, con gái, anh em, chị em, anh chị em chú bác cô cậu, cháu chắt…Khi nhận lãnh bí tích thánh tẩy, chúng ta trở thành con cái của Chúa. Và Thiên Chúa là Cha chúng ta và chúng ta là anh em, chị em trong đại gia đình của Chúa và được thừa tự Nước Trời. Đó là một huyền nhiệm lớn lao. 

Có nhiều huyền nhiệm đau thương, nhưng đây là một huyền nhiệm vinh quang, dễ dàng để sống hơn là cắt nghĩa. Và vì đời sống thiêng liêng là một hình thức sự sống cao hơn sự sống con người trần thế. Và lạ lùng thay, điều đó cho thấy chúng ta liên hệ với Chúa gần gũi hơn là với những người thân thuộc và thân thích nhất. Henry Miller đã nhắc nhở chúng ta một cách chí lý rằng: “Một tôn giáo không có huyền nhiệm không còn là một tôn giáo nữa.”

 

Hạng nhất 

Khi tôi sinh hoạt với các trẻ bụi đời ở thành phố Nữu Ước, nhiều người cho rằng tôi là một nhân viên xã hội. Điều đó ngụ ý là tôi nên thi hành mục vụ đích thực của linh mục, tức dâng Thánh Lễ và ban các bí tích.  

Tuy nhiên, điều cốt yếu của Phúc Âm là loan báo Tin Mừng. Và Tin Mừng là mỗi người mang phẩm giá của con cái Chúa. Mỗi một lần chúng ta xác quyết phẩm giá của một người bị khước từ hay bị sút giảm, thì chúng ta đang sống và rao giảng Phúc Âm. Khi chúng ta trao trả lại cho họ phẩm giá thuộc về họ, do quyền được làm con cái Chúa, chúng ta đang loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.  

Lời khen ngợi lớn lao nhất mà tôi được trao tặng bởi vị hiệu trưởng của một trường tiểu học ở North Coast of Trinidad, khi tôi từ giã giáo xứ mà dọn đi nơi khác. Bà nói: “Cha làm cho chúng con nhận thức rằng chúng con không phải là những công dân hạng nhì.”

 

Đêm và ngày 

Một nhà thông thái hỏi các sinh viên câu nầy: “Ai có thể nói cho biết khi nào đêm chấm dứt và ngày bắt đầu?” Một sinh viên trả lời: “Khi từ xa xa, người ta có thể phân biệt được một con cừu và một con chó.” Sinh viên thứ hai nói: “Khi đứng từ xa, người ta có thể nói cho biết sự khác biệt giữa một cây sồi và một cây dẻ.” Nhà thông thái trả lời: “Không phải đâu, bóng tối chấm dứt và ngày bắt đầu, khi người ta có thể nhìn vào mặt mọi người và có đủ ánh sáng để nhận ra họ là anh em, chị em.” 

Thị kiến đó có năng lực ảnh hưởng trên mọi tương giao của chúng ta. Trong thị kiến đó, không có chỗ cho kỳ thị chủng tộc, hận thù, báo oán, khai thác, tham lam, hay bạo động dưới bất cứ hình thức nào. Nếu đó là thị kiến của chúng ta và nếu chúng ta cam kết tôn trọng nhân phẩm người khác, đương nhiên Nước Thiên Chúa đang ngự trị nơi phần đất chúng ta đang sống trên quả địa cầu nầy. Chúng ta đang công bố là ánh sáng, chứ không phải bóng tối, sẽ thắng thế.  

Bóng tối có giờ giấc của nó. Những người kỳ thị màu da, chủng tộc, những người nam người nữ bạo động thưòng lộng hành một thời gian, nhưng sẽ không bao giờ yêu sách được sự chiến thắng sau cùng. Ánh sáng, chứ không phải bóng tối, sẽ có tiếng nói sau cùng. 

Chiến thắng thuộc về ánh sáng và thuộc về con cái sự sáng. Đó là Tin Mừng mà chúng ta được kêu gọi để loan báo và đó cũng là Tin Mừng mà thế giới trong đó chúng ta đang sống rất cần được nghe rao giảng.  

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!