.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
D- MÙA PHỤC SINH ● CHÚA SỐNG LẠI THẬT

Bài suy niệm 27 

CHÚA SỐNG LẠI THẬT 

Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả.  

Họ càng đang phân vân thì bỗng có hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất thì hai người kia nói: ‘Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại.(Lc 24, 1-7) 

*** 

Một tập tục dễ thương ở trong Giáo Hội Đông phương đã diễn tả một cách đơn sơ và tuyệt đẹp sứ điệp Phục Sinh. Khi hai người gặp nhau vào Chúa Nhật Phục Sinh, một người chào: “Chúa đã sống lại”, và người kia đáp lại: “Chúa sống lại thật.” 

Chúa sống lại thật’ có nghĩa là Chúa Giêsu đang sống, đang khoẻ mạnh và tự do tuần hành trên mặt đất. Ngài đang thong dong trên những xa lộ, núi đồi và sông rạch, trên những công viên và bãi biển, trên những bến xe và phi trường, trong những bệnh xá và nhà tù, trong những tư thất và nơi làm việc của chúng ta.  

Ngài tự do đi đứng trong vũ trụ, không có gì cản trở Ngài được và không có người anh hùng nào như thế cả trong quá khứ lẫn hiện tại và mãi mãi trong tương lai. Chúa Giêsu đang sống giữa thời đại chúng ta. Ngài đang ở trong cuộc sống chúng ta.

 

Bước đi hiên ngang 

Đó là niềm tin của Kitô hữu ngay từ thuở ban sơ của Giáo hội. Ngày nay nếu một đức tin không có gì khác biệt thì không phải là đức tin chút nào. Một người đồng hành với Chúa Phục Sinh trong cuộc sống thì khác với một người mà đối với họ Thiên Chúa chỉ là một danh xưng, một khuôn mặt để thuyết giảng, một bức tượng treo trên tường hay một cây thánh giá đeo nơi cổ ngực.  

Một người Công giáo sống mùa Phục Sinh là một người không bao giờ quên rằng Chúa Phục Sinh là một người bạn luôn đồng hành với họ. Một khi chúng ta bắt đầu cố gắng sống nhãn quan đó thì Phục Sinh phải có một ảnh hưởng cơ bản hơn hết trong cuộc sống chúng ta, nhằm tác động và tô màu cho hết mọi sắc thái đời sống chúng ta. 

Vấn đề không còn là chúng ta phải tránh việc lỗi phạm giới răn thứ sáu hay thứ chín, cho dù điều đó quan trọng đến đâu. Đúng hơn, chúng ta phải cố gắng tối đa, để rồi xắn tay áo lên, chúng ta có thể đồng hành với Chúa Phục Sinh. 

Khi chúng ta sẵn sàng như thế, chúng ta sẽ hiên ngang lên đường để giải quyết hết mọi vấn nạn một cách đúng đắn như thế. Nói tắt một lời, tất cả ý nghĩa Phục Sinh nằm ở trong những tương quan – tương quan giữa mình với Chúa và tương quan giữa mình với tha nhân.

 

Sự Phục Sinh đang xảy ra ngày hôm nay 

T.S. Eliot trong tác phẩm “Dry Salvages” đã mô tả “đặc điểm thế giới tiến bộ ngày nay là một thế giới mà trong đó người ta có kinh nghiệm nhưng thiếu ý thức”. Giòng chữ đó khiến ngưòi đọc phải suy nghĩ. Chúng ta càng suy tư về những chữ đó của Eliot, chúng ta càng ngạc nhiên và thắc mắc không biết có phải ý nghĩa hai chữ “Phục Sinh” đã xảy ra trong chiều hướng ngược lại hay không?  

Chúng ta hiểu rất rõ ý nghĩa Phục Sinh nhưng chúng ta không có chút kinh nghiệm về biến cố Phục Sinh. Suy diễn như thế, chúng ta muốn nói lên điều gì đây? Chúng ta rất quen thuộc với câu chuyện Phục Sinh. Chúng ta đã được dạy dỗ về ý nghĩa Phục Sinh như thế nào. Chúng ta đã thuộc lòng câu chuyện đó. Phục Sinh đã là một phần trong đời sống Kitô hữu chúng ta, bao lâu chúng ta còn tưởng nhớ tới.  

Và bởi vì câu chuyện đã quá quen thuộc, nên việc nghĩ tới biến cố Phục Sinh như là một câu chuyện lịch sử thì quá ư dễ dàng, vì đó là điều đã xảy ra trong quá khứ xa xưa rồi. Thật rất khó cho chúng ta để có một chút kinh nghiệm về biến cố Phục Sinh – kinh nghiệm thực sự, sống động và ngay tại đây, nơi mà chúng ta đang sống bây giờ, trong giây phút hiện tại. 

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: “Chúa Giêsu giờ đây đang ở đâu trong cuộc sống chúng ta? Có phải Ngài là Đấng đã sống trong quá khứ và giờ đây Ngài đang ngự trị ở trên kia, nơi xa thăm thẳm, ẩn kín ở chốn Thiên đàng cao xanh vời vợi? Có phải đó là nơi Chúa Giêsu chúng ta đang ở không?  

Hay chúng ta nên nghĩ rằng “Ngài đang ở rất gần chúng ta”, còn gần hơn chính hơi thở chúng ta nữa? Chúng ta có liên hệ với Ngài như một người bà con xa xa hay như một kẻ rất thân cận với chúng ta, thân cận còn hơn chính nhịp đập của con tim chúng ta? Chúng ta có tìm thấy Chúa Giêsu trong nhân cách mỗi một người mà chúng ta gặp gỡ không?  

Có phải Ngài là Đấng đang cho chúng ta sức mạnh nội tâm để đương đầu với bao khó khăn trong cuộc sống, ngõ hầu trở thành sung mãn hơn thực trạng mà chúng ta đang trải qua bây giờ đây không? Ngài có phải là Đấng mà chúng ta đã tìm gặp trong sự tha thứ được trao đi và nhận lại? Ngài có ở trong niềm vui và tiếng cười của cuộc sống chúng ta không? Ngài có ở trong tiếng rên la và những giòng lệ của chúng ta?  

Ngài có ở trong niềm khát vọng của chúng ta để rồi cuộc sống chúng ta trở nên ân cần hơn, lịch sự hơn và dễ mến hơn đối với người khác? Chúa Giêsu Phục Sinh của chúng ta có được tìm thấy trong cách thức mà chúng ta sinh sống, hoạt động, vui đùa và cầu nguyện không? Phục Sinh có trở nên chìa khóa cho toàn bộ cuộc sống chúng ta bây giờ và về sau không?  

Đó là những vấn nạn thật lớn lao. Không có vấn nạn nào lớn hơn nữa. Chúng ta đã được lớn lên và được giáo dục trong một mùa Phục Sinh thuộc về quá khứ xa xôi. Chúng ta biết được câu chuyện đó đã xảy ra từ thời xa xưa rồi. Nhưng chúng ta không được giáo dục về mùa Phục Sinh hiện đang xảy ra. Chúng ta đã được giáo dục về ý nghĩa Phục Sinh mà không có chút kinh nghiệm về Phục Sinh.

 

Phục Sinh ở khắp nơi 

Người ta kể lại câu chuyện sau đây: 

Ở sau cửa kiếng của một gian hàng bày bán ảnh tượng, một bức tượng rất lớn phác họa lại biến cố tử nạn trên thập giá đập mạnh vào mắt người qua kẻ lại. Một cụ già dừng chân ngắm xem và một em bé đi ngang qua đó cũng dừng lại để xem. Cụ già muốn trắc nghiệm kiến thức tôn giáo của em bé nên hỏi: “Thật là một bức tượng tuyệt đẹp, nhưng cháu có thể nói cho bác biết về những nhân vật ở trong bức tượng đó không? 

Em bé chỉ vào những khuôn mặt khác nhau trong bức tượng và trả lời: “Đây là Chúa Giêsu bị treo trên thánh giá và kìa là Mẹ Ngài đang đứng cạnh thánh giá. Còn người đàn bà khóc lóc kia là bà Maria Ma-đa-lê-na; bà đang quì gối dưới chân thánh giá. Người đàn ông đứng gần đó là Thánh Gioan. Những người khác còn lại là những binh lính La-Mã. Họ là những kẻ đã giết chết Chúa Giêsu.”  

Cụ già rất cảm phục. Cụ gật đầu tán thưởng và bắt đầu dời gót ra đi. Nhưng trước khi tới khúc rẽ, cụ nghe những bước chân chạy đuổi theo. Thì ra đó là em bé đang chạy theo cụ, vừa chạy vừa thở có vẻ khẩn trương lắm. Em nói: “Thưa bác, cháu quên nói với bác một điều quan trọng hơn hết. Đó là Chúa Giêsu đã sống lại vào ngày thứ ba.”  

Em bé nói đúng. Phục Sinh là biến cố lớn lao nhất. Thỉnh thoảng chúng ta thường nghe nói Thánh Lễ ở khắp nơi. Chúng ta đều biết Thánh lễ từ đâu đến và ý nghĩa của Thánh Lễ như thế nào. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng. Chính mầu nhiệm Phục Sinhchứ không phải Thánh Lễmới ở khắp nơi. Thánh Lễ chỉ là một sự biểu lộ lớn lao về đức tin chúng ta ở trong mầu nhiệm Phục Sinh.

 

Quá khó để nắm bắt 

Chúng ta hiểu Phục Sinh như thế nào? Phải chăng phần đông chúng ta đã liên kết Phục Sinh với những thứ bánh kẹo đặc biệt bày bán cho mùa Phục Sinh? Chúng ta không chống đối gì về điều đó cả. Những bánh kẹo đó cũng tốt thôi, bao lâu chúng liên kết chúng ta với niềm vui, sự bình an và đời sống mới phát sinh từ mùa Phục Sinh.  

Chúng ta hoàn toàn tán thành những thứ đó bao lâu chúng không lôi cuốn chúng ta tách khỏi điều cơ bản là “Chúa Giêsu đã sống lại thật” và đó là điều vĩ đại hơn hết. Mùa Phục Sinh đích thực không phải là những thứ bánh kẹo đặc biệt dành cho mùa đó, chắc chắn rồi. Chúng ta có thể thưởng thức những thứ đó, không thành vấn đề. Những thứ đó không phải là mối de dọa cho sự bình an trong tâm hồn chúng ta.  

Nhưng một Chúa Giêsu đang thong dong đi lại trên trần thế nầy – một Chúa Giêsu đang dong ruổi ở trong tư thất chúng ta, ở nơi làm việc của chúng ta, ở nơi hò hẹn và trong những hành lang chốn quyền quí, ở Wall Street tại Nữu Ước, ở trong những buổi họp quan trọng tại các hội đồng quản trị công tư sở, ở trong những bàn ăn tại các gia đình – đó là một  Chúa Giêsu thiết tưởng đã làm cho chúng ta sợ hãi nhất.  

Chúa Giêsu đó đã làm cho chúng ta khó chịu nhất. Chúa Giêsu đó thật quá khó để nắm bắt. Chúa Giêsu đó không làm cho chúng ta thích thú, vì Ngài quá thân cận với đời sống tiện nghi của chúng ta. Chúng ta muốn Ngài đi khỏi những nơi đó, đi thật xa để chúng ta khỏi bị quấy rầy, bởi vì Ngài không phải là một người thân cận với chúng ta trên căn bản tương giao một đối một.  

Mặt khác, nếu Chúa Phục Sinh được thấy ở trong phòng khách hỗn độn của chúng ta như vị khách quí, ở trong những cuộc thảo luận sôi nổi trong các buổi họp của hội đồng quản trị như một vị cố vấn, ở trong tư gia chúng ta như Thiên Chúa của tình yêu để chỉ cho chúng ta đường hướng yêu thương, sự dịu hiền và lòng trắc ẩn, chắc chắn nhãn quan đó đã mang lại sức mạnh và ân sủng khiến cuộc sống chúng ta khoác một bộ mặt khác hẳn và thay đổi toàn bộ lối tiếp cận của chúng ta về cuộc sống và cách sống.

 

Cơn cám dỗ lớn lao 

Vâng, sự hiện diện của Thiên Chúa Phục Sinh phải là ân sủng hết sức ngạc nhiên nhất trong hết mọi ân sủng của Thiên Chúa. Chắc chắn đó là dấu hiệu lớn lao nhất của tình yêu Ngài. Ngay cả Thiên Chúa toàn năng đã không thể ban phát cho chúng ta một tặng phẩm nào lớn lao hơn là chính Con Ngài. Phải chăng chúng ta đã thường không nói: “Điều đáng kể không phải là những gì chúng ta có hay chúng ta đã xuất phát từ đâu ra mà là chúng ta đang tương giao với ai?”  

Chăc chắn sự thân mật trong những tương giao đã mang lại sự nhức nhối. Cũng thế, đó là sự thân mật mà Chúa mong muốn ở nơi chúng ta một cách say đắm.  

Tuy nhiên cơn cám dỗ lớn lao đã trở thành một biệt lệ rất đáng quan ngại trong trường hợp nầy. Đó là cơn cám dỗ cầm giữ Thiên Chúa Phục Sinh ở nơi bước đường cùng, ở một vị trí thật xa xôi, ở một nơi hết sức an toàn. Vì vậy chúng ta cảm thấy thoải mái khi khóa chặt Chúa ở nơi nhà tạm trong thánh đường, khi đi rước Thánh Thể… nhưng không cho Chúa ở ngoài những nơi đó, ở trong thế giới hiện thực của cuộc sống, chẳng khác nào ở bên trong và ở bên ngoài bốn bức tường của giáo đường là hai thế giới riêng biệt.  

Chúng ta thích cầm giữ Thiên Chúa Phục Sinh ở trong nhà thờ. Ở đó chúng ta không gặp rắc rối nào đối với Chúa. Nhưng một khi ở bên ngoài thánh đường, chúng ta rơi vào tình trạng chối Chúa. Cơn cám dỗ lúc bấy giờ là mọi chuyện vẫn được tiếp diễn như thường, hầu như Chúa chưa bao giờ sống lại từ trong kẻ chết.  

Vậy Chúa Giêsu có thể dễ trở thành một tiện ích cho chúng ta. Ngài là Đấng mà chúng ta tìm tới khi bị nguy cấp, khi bị hỏng cuộc một cách toàn diện. Ngài là Đấng mà chúng ta qui trách hết mọi thất vọng chán chường xảy ra trong cuộc sống chúng ta. Ngài là Đấng mà chúng ta lôi ra khi cần làm phép rửa, phép thêm sức, hay trong những dịp quan hôn tang tế hoặc trong những trường hợp tương tự. Kỳ dư, Ngài trở thành vô nghĩa.  

Theo lời của Nietsche trong tác phẩm “Madman”: Chúa Giêsu đã chết mất rồi! Chúa Giêsu đã chết đối với thế giới hiện thực của chúng ta rồi! Vì vậy, Phục Sinh mang ý nghĩa gì đối với chúng ta? Phục Sinh là tất cả hay chỉ có ý nghĩa chút chút hoặc không gì hết? 

Sứ điệp của Phục Sinh là Chúa Giêsu đang sống và thong dong tuần hành trên trần thế, đầy sức sống và đang ban phát sự sống cho những ai dám đồng hành với Ngài. Và đồng hành với Chúa có nghĩa là Ngài sẽ không bao giờ hổ thẹn hay bối rối về bất cứ điều gì chúng ta làm. Ngài không bao giờ buông bỏ chúng ta. Ngài không bao giờ rời xa và bỏ mặc chúng ta, ngay cả khi chúng ta rơi xuống hố sâu tội lỗi.

 

Thách đố lớn lao 

Phục Sinh là một thách đố lớn lao. Đó là Phục Sinh đang xảy ra bây giờ đây. Đó là Chúa Giêsu đang sống trong cuộc sống chúng ta – hiện tại và nơi đây. Đó là linh đạo lớn lao của mầu nhiệm Phục Sinh. Chúng ta rất cần đến linh đạo đó, bởi vì nếu không, chúng ta phải cố vật lộn để làm cho đời sống Kitô hữu mang một ý nghĩa.  

Do đó, sự thách đố lớn lao là “nhật tân, cẩu nhật tân, hựu nhật tân” (“mỗi ngày một trở nên mới hơn”), để chứng nghiệm sự hiện hữu sống động của Chúa Giêsu. Không có sự thách đố nào khác ở trên đời nầy – cho dù có ý nghĩa tới đâu – có thể làm cho sự thách đố lớn lao kia thoát ra ngoài con tim và khối óc chúng ta.  

Cuối cùng, cuộc sống chúng ta sẽ tiếp diễn đều đặn như trước, duy chỉ khác biệt ở điểm nầy là giờ đây chúng ta vẫn sống như thế đó nhưng với một tinh thần mới. Vì chưng cuộc sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa Phục Sinh thêm vào một chiều kích sâu sắc mới cho mỗi một việc chúng ta làm, mỗi một lời chúng ta nói, mỗi một chữ chúng ta viết, mỗi một hơi hít vào hay thở ra của chúng ta…

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!