.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● HỎA NGỤC VÀ TÌNH YÊU CỦA CHÚA

Bài suy niệm 42

HOẢ NGỤC VÀ TÌNH YÊU CỦA CHÚA 

Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Chúa Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. Có kẻ hỏi Người: ‘Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?’ Người bảo họ: ‘Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không được’. 

Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: ‘Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!’, thì ông sẽ bảo anh em: ‘Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!’ Bấy giờ anh em mới nói: ‘Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài và ngài đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi’. Nhưng ông sẽ đáp lại: ‘Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!’ 

Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót” (Lc 13, 22-30).

 *** 

Đoạn Phúc Âm trên đây nhắc tôi nhớ lại một bức tranh hí hoạ cho thấy một người đàn ông vùi đầu trong tờ báo, say mê đọc tin tức thể thao. Đứa con trai tới bên cạnh hỏi: “Ba ơi, bao nhiêu người sẽ được cứu rỗi?” Người cha không ngẩng đầu lên, trả lời: “Con ơi, ba không biết, hỏi má con đi!”  

Đó là một câu hỏi quan trọng, bởi vì khi tính sổ cuối cùng, chúng ta muốn được ở trong số đó – trong số những vị thánh đang hàng hàng lớp lớp đi vào Nước Chúa. Chúa Giêsu cũng không trả lời câu hỏi đó, bởi vì Ngài không tính theo đầu người. Ngài chỉ nói: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào…” (Lc 13, 24) 

Cửa mở, không đóng. Ngược lại cửa đưa tới hỏa ngục thì rộng rãi thênh thang. Khi viết về điều đó, Dante đã đưa ra giòng chữ tiên đoán sau đây: “Thôi tất cả quý bạn nên đánh mất niềm hy vọng được vào nơi đó”.

 

Hai hình ảnh 

Hoả ngục là một suy tư gây nhiều thất vọng và xa vời nhất trong các suy tư của chúng ta vào lúc nầy. Tuy nhiên, một chân lý cao cả và an ủi nhất trong các chân lý của đức tin chúng ta, đó là “Chúa Giêsu đã xuống thăm viếng hoả ngục”. (Trong “Kinh Tin Kính”, chúng ta đã đọc: “Người…chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại”).   

Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Cho dù chúng ta rất ngần ngại khi bàn đến hoả ngục, nhưng điều đó xem ra quyến rũ chúng ta phải tìm hiểu! Cho phép tôi cắt nghĩa “hỏa ngục” bằng cách dùng hai hình ảnh tương phản. 

Vào buổi chiều Chúa nhật Phục Sinh lần thứ nhất, các môn đệ của Chúa Giêsu tụm lại với nhau, sau những cửa kín then gài ở trong căn phòng lầu trên tại Giê-ru-sa-lem, thình lình Chúa Giêsu hiện đến. Ngài không bị những cửa đóng ngăn chặn lại. Ngài đến thẳng với họ.  

Thánh Gioan ghi lại biến cố đó như sau: “Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái, Chúa Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: ‘Bình an cho anh em!” (Ga, 20, 19).

 

Hãy mở cửa ra 

Ở trong Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Phao-lô ở Luân-đôn, có treo một bức tranh danh tiếng “The Light of the World” (“Ánh Sáng Thế Gian”) của Holman Hunt. Bức tranh đó vẽ Chúa Kitô, một tay cầm đèn lồng, còn tay kia đang gõ cửa. Hoạ sĩ muốn diễn tả câu nói trong sách Khải Huyền: “Nầy đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.” (Kh 20, 30). 

Hoạ sĩ vẽ Chúa Kitô đứng bên ngoài. Ngài muốn vào nên đã gõ cửa. Nhưng tay cầm không ở ngoài cửa mà ở bên trong. Cửa chỉ được mở ra từ bên trong. Người đàn ông đứng co rúm bên trong cửa thì suy nhuợc tinh thần và mắc chứng hoang tưởng. Anh ta đang đối diện với một sự chọn lựa: Mở cửa để Chúa Kitô vào hoặc để Chúa Kitô đứng đợi bên ngoài 

Người đàn ông đóng cửa lại ở bên trong đó, chính là chúng ta. Điều ngụ ý rõ rệt ở đây là chỉ chúng ta mới có thể mở cửa ra, nếu Chúa Kitô đến trong đời sống chúng ta. Và điều đó xem ra hợp lý. Theo một ý nghĩa khác, nếu sự diễn tả đó đúng, vậy thì chúng ta cắt nghĩa cảnh tượng Phục Sinh như thế nào đây?  

Trong trường hợp nầy, Chúa Kitô không đứng bên ngoài và gõ cửa, kêu lên một cách kiên nhẫn: “Chỉ có con mới có thể mở cửa được. Con hãy mở cửa để Cha vào!” Thật ra, Ngài đã đi qua những cửa đóng then gài, đứng giữa cái vòng rối rắm gây nên bởi những hoang tưởng và hoảng sợ của chúng ta để nói lên: “Con ơi đừng sợ. Bình an cho con! 

Trong quyển sách của tôi “Nhảy Múa Với Cuộc Sống” (“Dancing With Life”), tôi đã thuật lại câu chuyện của chị Paula. Chị bị chứng trầm cảm rất nặng. Gia đình chị đã làm tất cả cho chị nhưng không chữa trị được. Cuối cùng chị đã tự vẫn.  

Hết mọi tình yêu ở trên đời nầy và những thuốc men trị liệu tốt nhất cũng như khoa tâm thần tối tân nhất cũng không thể cứu vớt chị thoát khỏi hoả ngục riêng tư của chị. Gia đình chị cũng không thể “xuống dưới hỏa ngục” để mở cửa sự sống cho chị. 

Tuy nhiên, Chúa Kitô làm việc đó được. Đó là ý nghĩa của cụm từ “xuống dưới hoả ngục”. Không có hoả ngục nào mà Ngài không thể đi vào được, không có cửa đóng then gài nào mà Ngài không thể đi qua được.  

Khi chị Paula thức dậy ở bên kia cuộc sống nầy, tôi tin chắc chị đã gặp gỡ Chúa Kitô đang đứng đó và nói: “Hỡi Paula, không cần thiết phải hoảng sợ nữa. Bình an cho con…Con không cần phải mở cửa ra!

 

Tự do chọn lựa 

Vâng, Chúa tôn trọng sự tự do của chúng ta và ngay cả khi sự tự do của con người đánh mất một cách trầm trọng bản chất và quyền năng của tình yêu Thiên Chúa và trong thực tế, Ngài ao ước mọi người được cứu rỗi. Chúng ta có bao giờ nắm bắt một cách nghiêm chỉnh tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa không?  

Chúng ta có tin tưởng Chúa đã yêu thương chúng ta một thời gian rất lâu trước khi chúng ta phạm bất cứ tội gì và Ngài cũng yêu thương chúng ta một thời gian rất lâu sau khi chúng ta đã phạm một tội trọng nào không? Chúng ta có tin tưởng Chúa  vẫn còn yêu thương vô điều kiện Satan và hết mọi người ở trong hoả ngục và ngay bây giờ đây, Chúa vẫn còn muốn mở cửa thiên đàng cho họ không? 

Julian Norwich – nhà thần bí học ở thế kỷ thứ mười ba – đã tả cảnh Thiên Chúa đang ngự giữa thiên đàng, mỉm cười, nét mặt hoàn toàn thư giản, trông giống như ở một buổi đại nhạc hội tuyệt diệu vậy! Nếu hỏa ngục đông đúc hơn thiên đàng, điều đó trở thành trò đùa đối với bản chất, tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Tình yêu của Chúa luôn luôn phải có tiếng nói sau cùng! 

Tôi đã trình bày hình ảnh về ân sủng của Chúa có tính cách một chiều. Tôi đã minh họa Thiên Chúa như một người cha ân tình. Diễn tả ân sủng của Chúa với những ngôn từ tế nhị như thế sẽ khiến nhiều người dễ bị thần kinh căng thẳng và tôi thừa nhận là tôi đang đề cập đến một vấn đề thần học khá gay go.  

Sở dĩ tôi trình bày như thế, bởi vì tôi tin tưởng đó là sứ điệp của Chúa Giêsu. Câu nói của Thánh Augustinô là một lời dẫn giải tuyệt vời về đoạn Phúc Âm hôm nay: “Thiên Chúa yêu thương mỗi người trong chúng ta như thể chỉ có một người duy nhất để Ngài yêu thương mà thôi.

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!