.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● TIỆC CƯỚI TẠI CA-NA

Bài suy niệm 10

TIỆC CƯỚI TẠI CA-NA 

Ngày thứ ba có tiệc cưới tại Ca-na, miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Chúa Giêsu. Chúa Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Chúa Giêsu nói với Người: ‘Họ hết rượu rồi.’ Chúa Giêsu đáp: ‘Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.’ Thân mẫu Người nói với gia nhân: ‘Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.’ 

Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Chúa Giêsu bảo họ: ‘Các anh đổ đầy nước vào chum đi!’ Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ: ‘Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.’ Họ liền đem cho ông. 

Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại và nói: ‘Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.’  

Chúa Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên nầy tại Ca-na, miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người. Sau đó, Người cùng với thân mẫu, anh em và các môn đệ xuống Ca-phác-na-um và ở lại đó ít ngày.” (Ga 2, 1-12) 

*** 

Cứ như thường lệ, tôi không có ý giảng lễ Chúa nhật về rượu trà, đàn bà và ca hát. Nhưng chính đó là điều Thánh Gioan đã đề cập tới, khi thuật lại đám cưới ở Ca-na tại Ga-li-lê như trên. Đoạn Phúc Âm đó nói về tiệc cưới, nhưng giữa chừng thiếu rượu. 

Tất cả chúng ta đã tham dự tiệc cưới – có thể rất nhiều tiệc cưới – đôi khi đơn giản, nhưng đôi khi cũng rất thịnh soạn. Nhưng tôi cá với bạn là không ai trong chúng ta đã tham dự một đám cưới mà gần phút chót gia chủ mới đưa ra một trăm hai mươi ga-lông rượu ngon nhất. Chính đó là việc đã xảy ra tại tiệc cưới của đôi vợ chồng trẻ ở ngôi làng nhỏ bé Ca-na. 

Chúa Giêsu ở đó với Mẹ Ngài và mười hai tông đồ. Cũng như mọi ngưòi khác, họ đã trải qua những giây phút thật vui vẻ. Có thể quá vui nên rượu hết sạch. Xét về mặt xã hội, đó là một tai họa đối với đôi vợ chồng trẻ trong ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời họ. Đó là một tình trạng bối rối mà họ sẽ không bao giờ quên được.  

May thay! Có một phụ nữ đang có mặt tại đó và bà đang quan sát hiện tình. Đó là Mẹ Maria ở Na-gia-rét. Mẹ không xin Chúa điều gì. Mẹ chỉ cho Chúa biết đôi tân hôn đang có vấn đề. Và Chúa biết cần phải có một phép lạ thì vấn đề mới được giải quyết.  

Có thể đó là phép lạ đầu tiên của Ngài đã được ghi chép. Đó không phải là kế hoạch của Ngài phải làm phép lạ vào thời điểm đó và tại nơi đó. Dù cảm tưởng của Ngài ra sao đi nữa, Ngài biết rằng một người con ngoan không bao giờ khước từ lời mẹ hiền.

 

Rượu nho 

Những người hầu bàn đã được chỉ thị. Họ đã đổ nước đầy sáu chum đá – mỗi chum hai mươi ga-lông. Chúa Giêsu đã sản xuất một trăm hai mươi ga-lông rượu. Đó không phải loại rượu rẻ tiền, thứ rượu bạn mưa ở siêu thị với giá $5.99 một chai. Nhưng đó là loại rượu nho đắt tiền.  

Thi sĩ Richard Crawshaw đã mô tả một cách kỳ diệu phép lạ đó, khi ông viết: “Nước đã thức tỉnh, nhận ra Chúa mình và rồi trở nên ửng hồng.” Tôi mong muốn bạn ghi nhận việc rất quan trọng nầy: Bất cứ điều gì Chúa nhúng tay vào, bất cứ điều gì Ngài khởi công, thì đó là điều tuyệt hảo. Chúa không làm ra loại rượu rẻ tiền, cũng như hạng người kém cỏi. 

Sau phép lạ của Chúa, họ đã múa hát và uống rượu một lần nữa. Đức Mẹ Maria là người đã gây hứng khởi cho Chúa làm phép lạ, chắc chắn cũng tham gia với họ. Mẹ không sống cuộc đời bằng cách bó gối. Mẹ là Thánh Maria, nhưng Mẹ cũng biết múa hát và trong chừng mục nào đó, Mẹ cũng nhấp tí rượu trong số một trăm hai mươi ga-lông rượu ngon nhất khó có thể mua được. 

Thường khi chúng ta hay đánh mất chân lý nầy: cuộc sống là một quà tặng. Về mặt cơ bản mà xét, cuộc sống vốn tốt đẹp. Cuộc sống đáng được ôm ấp, trìu mến, đáng được bảo vệ, thưởng thức và tán tụng. Niềm xác tín đó trải dài qua quá trình đạo giáo chúng ta. Đó là lý do tại sao những người Công giáo có phần lạc quan yêu đời hơn những tín hữu khác 

Cũng vì lý do đó, chúng ta không bao giờ kết án khiêu vũ hay uống rượu. Tất cả những điều đó có thể bị lạm dụng nhưng không điều nào trong số những điều đó vốn là xấu hết, bởi vì chúng là những tặng phẩm của Chúa. Hillaire Belloc đã nhấn mạnh điều đó như sau:

Bất kỳ lúc nào mặt trời tỏa rạng trên người Công giáo,

 Đều có tiếng cười và rượu ngon.

 Ít nhất tôi đã từng chứng kiến điều đó,

 Tạ ơn Chúa!”

 

Tầm nhìn thế giới 

Chúng ta thường có một nửa chai rượu. Nhưng đó là “một nửa chai đầy hay một nửa chai vơi? Một vấn nạn xa xưa phản ảnh một vấn đề nhân sinh thâm thúy: đó là quan điểm con người trên cuộc sống. Tất cả chúng ta đều có một “tầm nhìn thế giới” và điều đó đã ảnh hưởng trên những gì chúng ta quan sát, tô màu tất cả những gì chúng ta nhìn xem.  

Nói thẳng ra, mỗi người chúng ta có một tầm nhìn cho phép chúng ta cắt nghĩa cuộc sống và thế giới chung quanh chúng ta. Nói rõ ra, đó là tất cả chúng ta đều “có một thái độ”, tùy thuộc rất nhiều vào quan điểm chúng ta. 

Tôi nhận thấy thật thích thú: phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu được ghi lại là Ngài đã biến nước thành rượu, nhưng không phải chỉ một hớp, một ly hay một chai, mà là một trăm hai mươi ga-lông rượu ngon. Tại sao Ngài không bắt đầu làm phép lạ bằng chữa lành người phong hủi, cho người đói được ăn no nê hoặc tha thứ tội lỗi?  

Chắc chắn những phép lạ như thế sẽ tỏ lộ rõ ràng sự khôn ngoan, lòng lân mẫn và tình yêu của Thiên Chúa. Tuy nhiên Chúa Giêsu đã bắt đầu làm phép lạ cho nước biến thành rượu trong những chum đá. Bạn giải thích sự kiện tầm thường đó như thế nào? Tôi thiết tưởng chỉ có thể giải thích như sau: đó là “Chúa muốn chúng ta nhận biết Ngài mong ước chúng ta hiểu rằng Nưóc Trời là một thế giới vui tươi. 

Có nhiều người nghĩ rằng làm Kitô hữu là một đìều nghiêm trọng, trang nghiêm, và mang bộ mặt rầu rĩ là dấu chỉ về một con người nhơn đức thánh thiện. Điều đó khiến tôi nhớ lại giai thoại về một bé gái vuốt ve con lừa và nói: “Lừa ơi, chắc mầy là một con lừa Kitô hữu nên mầy trông rầu rĩ làm sao!”  

Tôi không biết từ đâu xuất phát ý tưởng lạ lùng nầy là trở nên thánh thiện có nghĩa là phải có bộ mặt thảm não. Điều đó chắc chắn hoàn toàn sai lạc. Chúa Kitô hứa ban cho chúng ta một cuộc sống, xét về mọi phương diện, phải tốt đẹp hơn, chứ không phải tồi tệ hơn cuộc sống mà chúng ta đã có. Trừ phi điều đó là chân thật, nếu không, Kitô giáo không có gì để cống hiến cho đời.  

Đã lâu lắm rồi, có lần tôi ngồi cạnh một người khiêng quan tài từ một đám tang trở về. Ông ta nói với tôi: “Thường người ta hay ngộ nhận tôi với một linh mục, bởi vì tôi luôn mặc bộ đồ đen. Công việc của tôi luôn nghiêm chỉnh và tôi phải luôn cố gắng để giúp ích người khác.” Tôi đáp lại: “Tôi hy vọng Chúa không bao giờ làm cho người khác ngộ nhận tôi là một người khiêng quan tài.”

 

Một kinh nghiệm chan chứa hạnh phúc 

Luôn luôn trong những dụ ngôn, Chúa Giêsu thích so sánh Nước Trời với một tiệc cưới. Hôn nhân không làm cho bạn quan tâm bởi vì hôn nhân có thể trở thành buồn tẻ, đơn điệu và đau lòng nữa. Nhưng tiệc cưới là một cơ hội thích thú. Mọi người đều mặc những áo đẹp nhất. Ai nấy có tâm trạng nhẹ nhàng và rất nhiều người cảm thấy sung sướng hạnh phúc, cho dẫu phải nhỏ đôi giọt nước mắt. Họ cảm thấy thật chính đáng và thích hợp để vui cười, múa hát và say sưa. 

Tôi thiết tưởng một số người trong chúng ta trì trệ trong việc nắm bắt chân lý nầy là “Chúa Kitô trình bày Nước Thiên Chúa như là một kinh nghiệm chan chứa hạnh phúc”. Và nếu chúng ta không hạnh phúc, không cười tươi, vui vẻ thì có điều gì đó rất sai trái trong linh đạo chúng ta.

 

Tin Mừng 

Chúng ta biết cuộc sống đôi khi có thể đớn đau và buồn khổ không thể tả được. Khi chúng ta đối diện với một thảm cảnh, một mình hay với người khác, chúng ta cảm thấy thất vọng và bối rối. Chúng ta đặt câu hỏi: Thiên Chúa ở đâu trong Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh? Trở thành Kitô hữu không có nghĩa là chúng ta được miễn trừ khỏi phải đau khổ. Chính Chúa Kitô cũng không thoát khỏi đau khổ. Và chúng ta cũng thế. “Đồi Can-vê là một khía cạnh khác của tiệc cưới Ca-na 

Không môn triết học nào về cuộc sống, không môn nhân loại học nào, không môn tâm lý học nào hay linh đạo nào có thể tự cho là chín chắn mà không vật lộn với những câu hỏi thường trở đi trở lại, không bao giờ chấm dứt, về sự đau khổ và chết chóc. Những thực tại đó soi mòn tâm can con người.  

Nhưng chúng ta không nên bám víu vào những câu hỏi đó hôm nay – Chúa nhật nhắc đến tiệc cưới Ca-na. Chúng ta để dành cho thời điểm khác. Chúng ta không nên nghĩ tới, khi rất nhiều rượu ngon được thiết đãi. Rõ ràng “Phục Sinh là một khía cạnh khác của đồi Can-vê. Đó là Tin Mừng. Và cuối cùng Tin Mừng luôn mang lại hạnh phúc cho chúng ta. 

Thiên Chúa bảo vệ chúng ta khỏi một thứ Kitô giáo buồn tẻ, vô vọng. Chúa làm cho nhân loại được sưởi ấm lên. Chúa Kitô tỏ ra có nhân loại tính và nồng nàn cùng đầy huyết nhục ở Ca-na. Ngài mời gọi chúng ta trở nên giống Ngài trong linh đạo chúng ta. 

Chúng ta luôn ghi nhớ là Chúa Giêsu nghĩ tới Nước Thiên Chúa như một bàn tiệc. Một Kitô hữu buồn rầu ảm đạm thê lương là một sự tương phản. Locke là một triết gia vĩ đại, đã định nghĩa tiếng cười là một “vinh quang bộc phát”.

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!