.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
PHẦN I: MÙA THƯỜNG NIÊN ● NƯỚC TRỜI

Bài suy niệm 1

LỄ CHÚA KITÔ VUA - NƯỚC TRỜI 

Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Chúa Giêsu và nói với Người: ‘Ông có phải là vua dân Do-thái không?’ Chúa Giêsu đáp: ‘Ngài tự  ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?’  

Ông Phi-la-tô trả lời: ‘Tôi là người Do-thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?’ Chúa Giêsu trả lời: ‘Nước tôi không thuộc về thế gian nầy. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian nầy, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn nầy.’  

Ông Phi-la-tô liền hỏi: ‘Vậy ông là vua sao?’ Chúa Giêsu đáp: ‘Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích nầy: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.’” (Ga 18, 33-37)

 

***

 

Có lẽ bạn chưa bao giờ ở trong xà lim tử tù. Bạn đã xem cuốn phim “Death Man Walking” (“Người chết bước đi chập choạng”) chưa? Phim đó cho chúng ta một cảm giác về nơi kinh hoàng của xà lim tử tù như thế nào.

 

Xà lim tử tù 

Khi ở West Indies, tôi là tuyên úy Lao Xá Hoàng Gia Trinidad. Không có gì là “hoàng gia” nơi đó hết. Xà lim tử tù thuộc phạm vi trách nhiệm của tôi. Vào thời kỳ đó, có độ một trăm tử tội phải đối diện với giây thừng của lý hình treo cổ. Tôi chán ghét nơi đó. Tôi không ghét những tù nhân nhưng ghét chính nơi đó: một nơi đen tối và không có khí trời. Sự ẩm ướt không thể chịu đựng được.  

Trinidad ở gần xích đạo. Khó chịu nhất là mùi xú uế. Tôi không bao giờ quên được. Mùi đó xông lên nồng nặc khiến buồn nôn. Chúng ta đã từng ngửi những mùi xú uế ở bệnh viện, nơi bếp núc, chốn học đường hay ở các nhà thờ. Chúng ta đã ngửi đủ thứ mùi. Nhưng không có mùi nồng nặc ghê tởm nào cho bằng nơi giam giữ các tử tội. 

Ở Trinidad, tôi không được phép vào trong các xà lim. Khi còn là tuyên úy Lao Xá Mountjoy ở Dublin, tôi được lui tới các xà lim, bất luận ngày đêm. Ở Lao Xá Hoàng Gia dành cho các tử tội nầy, mỗi xà lim có một lỗ nhỏ nơi cửa ra vào ngay dưới tầm vai. Do đó tôi phải khom người xuống để trò chuyện với các tử tội. Trong thời gian đó, khi đi hết một vòng, tôi cảm thấy mình như thằng gù lưng của nhà thờ Đức Bà Paris vậy.
 

Có tên trong danh sách bị hành quyết

 

Những chi tiết trên đây được nhắc tới là vì trong Phúc Âm Lễ Chúa Kitô Vua có đề cập đến một người ba mươi ba tuổi sẽ nhận lãnh bản án tử hình trong Lao Xá Hoàng Gia của vua Hê-rô-đê. Người đó có tên trong danh sách sẽ bị hành quyết ngày hôm sau. Thật là thê thảm và kinh hoàng khi nghĩ tới Chúa Giêsu hiện thân của chính sự thiện mỹ – đã đến trần gian để xóa bỏ trật tự cũ. Ngài phải trải qua những giờ phút cuối cùng trên trần thế như là một nạn nhân của trật tự cũ đó ở một nơi thê thảm như thế. 

Chúa Giêsu đã phải trả giá bằng chính mạng sống mình vì trật tự mới. Chúng ta chỉ cần xem tin tức trên vô tuyến truyền hình hay đọc báo chí để chính mắt xem thấy trật tự mới còn xa vời cả nhiều năm ánh sáng.

 

Trật tự cũ

 

Chúng ta hiểu trật tự cũ như thế nào? Vắn tắt, ở trong trật tự cũ (đó là nơi mà hầu hết chúng ta đang sống), bất cứ điều gì xảy ra cũng có thể biện minh được. Trật tự cũ là tất cả những gì liên hệ đến  “tôi”, chỉ tôi thôi và luôn luôn là tôi, ngoài ra không ai hết. Điều tiên quyết là “tiền, tiền và tiền”.  

Ngoài ra không có gì quan trọng hết. Điều đáng kể là chúng ta như thế nào và ai là những người chúng ta quen biết. Kỳ dư chúng ta không cần biết chúng ta là ai và như câu nói đáng ghi nhớ của Henry David Thoreau: “Chúng ta đang sống một cuộc sống âm thầm vô vọng”.

 

Trật tự mới

 

Còn trật tự mới như thế nào? Ngôn từ của Thánh Kinh để chỉ trật tự mới đó là “vương quốc” như “Vương Quốc Thiên Chúa” hay “Nước Trời”. Đằng sau từ ngữ đó là một nếp sống tuyệt vời. Ý niệm “Nước Trời” là trung tâm điểm tuyệt đối của Chúa Giêsu. Có thể nói một cách không quá đáng là nếu chúng ta không thấu hiểu ý nghĩa của hai chữ “Nước Trời” thì chúng ta chưa hiểu rõ thật sự những điều giảng dạy của Chúa Giêsu. 

Để cắt nghĩa trật tự mới đó, thiết tưởng rất hữu ích nên đề cập tới những gì không phải trật tự mới. Đôi khi chúng ta cần phải đạp đổ trước khi có thể xây dựng lại. 

Nước Trời thì không giống như “Thiên Đàng”. Lỗi lầm mà chúng ta thường gặp phải là đồng nhất hóa Thiên Đàng với Nước Trời. Bối cảnh Thiên Đàng được hiểu như thế nầy: khi chết, người ta đứng trước Thánh Phê-rô. Ngài nắm giữ chìa khóa Thiên Đàng. Ngài mở cửa cho người ta vào và người ta bước vào bên trong. Vậy là người ta được vào Thiên Đàng.  

Chúa Giêsu đã bác khước ý niệm đó về Nước Trời trong kinh nguyện mà Ngài dạy chúng ta đọc: “Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Chúa Giêsu tẩy xóa sự phân cách lớn lao giữa trời và đất. Ngài nối kết hai thế giới đó lại với nhau. Và khi làm như thế, Ngài thiết lập một “trật tự mới” của sự giao hòa giữa trời với đất, dựa trên chân lý, sự công chính, tình yêu và an bình.  

Những giá trị đó là những ưu tiên trong trật tự mới. Cái thang giá trị ở trên trời trở thành cái thang giá trị ở dưới đất. Hệ thống giá  trị “ở dưới nầy” cũng hoàn toàn giống như “ở trên kia” vì hai hệ thống chỉ là một. Hai thế giới là một, không tách biệt nhau. Họ nói cùng một thứ tiếng. Thật là cách mạng. Sự liên kết thật vĩ đại!

 

Những giá trị mới

 

Các giá trị trên trời không tách rời thế giới chính trị”. Điều đó luôn luôn chính xác, cho dù người ta có đặt chân đến thánh đường hay không. Nhưng nếu người ta đi nhà thờ, người ta không thể phò sự sống khi ở bên trong bốn bức tường của nhà thờ và phò sự chọn lựa (tức ủng hộ phá thai) khi ở ngoài nhà thờ. 

Những giá trị của Nước Trời không thể tách rời “thế giới kinh doanh và thương mại” được. Không có chỗ cho một tiêu chuẩn nước đôi. Người ta không thể la lớn ở trong nhà thờ: “Lạy Chúa, xin thương xót chúng con!” đồng thời sống lang chạ, lừa đảo khi hoat động ngoài đời.  

Những giá trị của Nước Trời không thể tách rời “thế giới thể thao”. Không có chỗ cho sự bạo hành, kỳ thị màu da, lăng mạ sỉ nhục nhau ở phòng thay quần áo hay trên sân thể thao.  

Những giá trị về chân lý, công bằng, tình thương và an hòa được áp dụng đồng đều ở phòng họp của ban giám đốc, ở công tư sở cũng như tại phòng khách, phòng ngủ, quán rượu, ở hành lang học đường, khi du hành vì nghiệp vụ kinh doanh, hay đi nghỉ hè hoặc hò hẹn.  

Với linh đạo Nước Trời, trật tự mới của mọi vấn đề được diễn tả rõ ràng như sau: dù có được đón mời hay không, Thiên Chúa vẫn hiện diện ở đó.

 

Thái độ quân bình

 

Thế giới của Nước Trời có nghĩa là chúng ta “đặt chân ở hai nơi”. Chúng ta đội hai cái nón cùng một lúc. Đối với chúng ta là phàm nhân, thật không dễ dàng gì để được quân bình một cách đứng đắn. Thế hệ chúng ta đang ra sức vật lộn để được sự quân bình đứng đắn.  

Thường khi xảy ra những sự xô xát về quyền lợi. Những giá trị tương phản luôn đụng độ nhau. Chúng ta phải đối diện với một sự đối đầu thật buồn thảm. Đau đớn biết bao! Không ngạc nhiên chút nào, khi Chúa Giêsu khuyến cáo chúng ta nên sẵn sàng để bị bắt bớ. 

Điều mà Chúa Giêsu đã có – và cũng là điều cần thiết cho chúng ta – là một chỗ đứng, một “điểm tựa”. Đất đứng của Ngài chính là kinh nghiệm về Thiên Chúa. Thật đúng như câu nói: “Hãy cho tôi một chỗ đứng (tức điểm tựa) và tôi sẽ chuyển động thế giới.” Cuối cùng, chúng ta phải đứng vững cho một cái gì, bởi vì một người không đứng vững cho điều gì hết, như Phi-la-tô, là một người thường bị quật ngã vì bất cứ điều gì.  

Trong quyển sách của tôi nhan đề “Dancing With Life” (“Đong Đưa Với Cuộc Sống”), tôi đã kể chuyện một thiếu niên tên là Robbie. Cậu đã bị bạn bè làm áp lực để dự cuộc vui suốt đêm. Đến một lúc nào đó, cậu đã thốt lên: “Các bạn ơi, tôi đã có một quyết định của riêng tôi. Tôi biết tôi muốn gì. Hãy buông tha tôi đi!” Cậu đã rời cuộc vui và trở về nhà cho kịp giờ giới nghiêm do cha mẹ cậu đặt ra.  

Trên phương diện tình cảm mà nói, cậu không cảm thấy thích thú về điều đó, nhưng ở một giai tầng sâu kín hơn, cậu biết rằng sự liêm chính của mình được nguyên vẹn. Cậu thanh niên đó không sụt sùi. Cậu có bản lĩnh. Cậu đã chạm trán rồi cứ đi. Cậu đứng trên một mảnh đất cứng. 

Tôi mượn câu chuyện sau đây để kết thúc. Đó là câu chuyện về em bé gái trên bãi biến. Em thấy một bà xinh đẹp nằm dài phơi nắng. Em tiến lại gần và nói: “Cháu xin hỏi bà một câu được không?

Bà giật mình trả lời: “Được chứ! Tại sao không?

 - Bà có yêu mến Thiên Chúa không?

Rất đỗi ngạc nhiên, bà nói: “Vâng, bà yêu mến Thiên Chúa.”

Em bé gái liền cởi đồng hồ đeo tay trao cho bà đó và nói: “Xin bà giữ hộ cho cháu. Cháu sợ bị mất. Cháu sẽ xuống biển bơi lội đây.” 

Em bé gái tin tưởng đồng hồ đeo tay của mình được an toàn khi ở trong đôi bàn tay của một người yêu mến Thiên Chúa. Có thể em bé đã tin tưởng vào trật tự mới mà Chúa Giêsu đã thiết lập, cho dù em không nhận ra điều đó. 

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!