.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● LÒNG TRẮC ẨN

Bài suy niệm 45

LÒNG TRẮC ẨN

Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: ‘Em cậu đã về và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khỏe.’ Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. 

Cậu trả lời cha: ‘Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về thì cha lại giết bê béo ăn mừng!’ 

Nhưng người cha nói với anh ta: ‘Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.” (Lc 15, 25-32) 

*** 

Chúa Giêsu thuật lại câu chuyện một người cha đã tự hạ mình một cách công khai, bằng cách chạy ra đường ôm lấy đứa con đã hoang phí một nửa gia tài của gia đình. Ở Trung Đông, một người đàn ông có thế giá thường đi đứng bệ vệ oai phong, không bao giờ chạy hết. Trong câu chuyện của Chúa Giêsu, người cha đã chạy ra và khán giả lúc bấy giờ nghe Ngài nói, chắc chắn kinh ngạc về điều đó.  

Ngài không giải thích một cách trịnh trọng: “Cha hy vọng con đã hiểu được bài học!” Thay vào đó, Chúa Giêsu nói tới nỗi vui mừng khôn tả của người cha: “Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15, 32). 

Dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” đã xuất hiện trong ba dụ ngôn liên tiếp của Chúa Giêsu nói về “con chiên thất lạc, đồng tiền bị đánh mất và người con đi hoang”. Cả ba dụ ngôn đều có một điểm chung. Mỗi dụ ngôn đều làm nổi bật cảm thức bị mất mát của người bị mất, đề cập đến sự xúc động khi tìm lại được và kết thúc bằng một cảnh tượng vui mừng khôn tả.

Thật ra, Chúa Giêsu muốn nói: Bạn có muốn biết Thiên Chúa đã có cảm tưởng như thế nào không? Khi ngu dại, bướng bỉnh, nếu loài người nghĩ tới Thiên Chúa thì đối với Ngài như đã kiếm lại được một kho báu bị đánh mất.

 

Eloise 

Có một cuốn tiểu thuyết nhan đề là “Five For Sorrow, Ten For Joy”. Đó là một câu chuyện nói về một người đàn bà người Anh tên là Eloise, sinh sống ở Paris sau Đệ Nhị Thế Chiến. Chị đã rơi vào những  thời buổi khó khăn nhưng đã sống còn. Chị đã bị hất ra đường và làm gái giang hồ. Nhưng chị tinh khôn đối với đồng tiền kiếm được và nhờ óc thông minh bén nhọn bẩm sinh, chị trở nên một tú bà trong một hộp đêm đắt tiền do một người đàn ông làm chủ tên là Patrice. 

Eloise trở thành tình nhân của hắn ta, nhưng sau một thời gian ngắn, Patrice chán chê chị, nên đã xua đuổi chị như một đống rác. Chị cảm thấy bị hạ nhục một cách đau đớn. Patrice để ý tới một cô gái giang hồ khác còn trẻ trung hơn. Chẳng bao lâu, Eloise thấy hắn ta cũng đối xử với cô gái đó giống như mình trước kia, lợi dụng em rồi xua đuổi em như đồ phế thải. 

Để giúp đỡ cô gái giang hồ còn trẻ trung đó thoát khỏi số phận như mình, Eloise đã bắn chết Patrice. Chị bị ở tù và tại đây chị đã gặp một nữ tu Đa-minh trẻ tuổi thường xuyên thăm viếng nhà tù và họ trở thành đôi bạn tốt. Chị nữ tu đó thuộc một công đoàn tu trì chăm lo những trẻ gái bụi đời.  

Eloise sau khi mãn hạn tù và được thả ra thì các nữ tu đã đưa chị về sống và xem như một thành viên của cộng đoàn vậy. Chị đã dấn thân vào một cuộc sống mà chị không bao giờ nghĩ tới, đó mới đích thực là cuộc sống đối với chị và chị đã tìm được một niềm hạnh phúc mà chị không bao giờ biết đến trước kia. 

Chị xin làm thành viên của cộng đoàn và được chấp nhận. Khi khấn trọn đời, chị xin được thi hành mục vụ nơi nhà tù. Điều thỉnh cầu của chị được chấp thuận và chị bắt đầu thăm viếng nhà tù là nơi mà chị đã có lần ngồi tù. Đó là niềm vui lớn lao cho tu viện và cũng cho nhà tù nữa. Eloise đã bị đánh mất và đã tìm lại được. Chị đã chết và nay lại sống.

 

Người cha ân tình 

Những dụ ngôn của Chúa Giêsu và câu chuyện của Eloise là những hình ảnh cho thấy Đấng Tạo Hoá của càn khôn vũ trụ đã cảm ứng như thế nào khi có một thành viên trong gia đình trở về. Như lời Chúa Giêsu: “Tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mầng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.” (Lc 15, 7) 

Ân sủng là điều hoàn toàn có tính cá nhân. Henri Nouwen đã cho thấy rõ: “Thiên Chúa mầng vui, không phải vì những vấn nạn của thế giới đã được giải quyết, không phải vì mọi đau khổ của nhân sinh đã được chấm dứt, cũng không phải vì hằng ngàn người được hoán cải và đang ca tụng lòng nhân từ của Chúa. Không, Thiên Chúa mầng vui bởi vì một trong những con cái của Ngài đã mất mà tìm lại được. 

Trong bản nhạc “Requiem” của Mozart có chứa đựng một câu tuyệt vời, trở nên một trong những câu kinh được ưa thích nhất: “Lạy Chúa chí nhân, xin nhớ lại con là nguyên nhân cho cuộc hành trình của Chúa nơi dương thế.

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!