.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● PS4: MỤC TỬ NHÂN HẬU

Bài suy niệm 30

MỤC TỬ NHÂN HẬU 

Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Chúa Giêsu để nghe người giảng. Người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: ‘Ông nầy đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.’ Chúa Giêsu mới kể cho họ dụ ngôn nầy: 

Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: ‘Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.’  

Vậy tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mầng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.” (Lc 15, 1-7) 

*** 

Trong Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu phán: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10, 27). Đó là một câu nói rất đầy ý nghĩa. Nhưng câu nói đó không có vẻ tâng bốc chút nào.  

Chiên không phải là loài súc vật thông minh nhất. Chúng ta không nghĩ chính chúng ta là những con chiên. Có người nói rằng việc so sánh con người với con chiên khiến ông ta cảm thấy phẩm giá bị hạ thấp. Ông thắc mắc đúng. Con chiên không thể suy nghĩ về chính mình. Theo bản tính và bản năng, loài chiên chỉ biết đi theo mà thôi. 

Lần kia một nữ giáo viên yêu cầu đám học sinh trẻ tuổi giải đáp bài tính về mười một con chiên ở trong đồng cỏ. Sáu con nhảy băng rào qua đồng cỏ khác. Bao nhiêu con còn lại?  

Hết thảy học sinh – chỉ trừ một em – đã trả lời: “Còn lại năm con”. Em bé khác thường kia đáp: “Không còn con nào hết”. Cô giáo viên nói: “Em không nhận ra mười một con, trừ đi sáu con, còn lại năm con sao?” Em bé đáp lại: “Thưa cô, có thể cô rất rành về toán học nhưng cô không biết rõ giống chiên!!!”  

Em bé khác thường đó nhận xét đúng. Loài chiên không phải là những súc vật xuất chúng nhất. Khi một con nhảy, cả đám nhảy theo. Đó là bản năng sống thành bầy. Chúng không thể làm khác đi được. Đó là bản chất của thú vật. 

Cứ theo sách vở mà nói, Chúa Giêsu không đáng được ca tụng khi so sánh chúng ta với đoàn chiên. Vậy tại sao lại có sự so sánh như thế? Có hai lý do. Một là Chúa nói theo ngôn ngữ thời bấy giờ và hai là Ngài có tâm hồn thi sĩ.  

Từ ngữ “chiên” và “người chăn chiên”, “chủ chăn” hay “mục tử” trong ngữ cảnh Thánh kinh là những thành ngữ có tính cách thi phú. Những thành ngữ đó không thể hiểu theo nghĩa đen được. Thánh kinh đầy dẫy những thành ngữ có tính cách thi phú như thế. Cụm từ “Chiên Thiên Chúa” có tính cách thi ca.  

Chiên dễ bị tổn thương và cừu thì không có tính cách đe dọa. Chúa Giêsu khi ám chỉ mình là “chiên và cừu” là muốn cho chúng ta thấy Thiên Chúa giống như thế nào. Thiên Chúa thì dịu dàng, ai cũng có thể đến được và ai cũng có thể lại gần được. Đó là những thuộc tính của Thiên Chúa mà chúng ta chú trọng ở trong Phúc Âm. Chúng ta không chú trọng đến quyền năng, quyền uy và vinh danh của Ngài.

 

Thánh vịnh và người chăn chiên  

Một vị diễn giả rất hùng biện, ưa trích dẫn Thánh vịnh 22 (câu 1): “Chúa là mục tử chăn dắt tôi”. Lần kia sau khi đọc câu Thánh vịnh đó ở trong một đại sảnh, toàn thể cử tọa đứng lên vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt.  

Một cụ già bước tới trước mặt diễn giả và nói lớn cho biết là cụ có thể diễn thuyết hay hơn. Vị diễn giả kia đã mời cụ lên bệ giảng và cụ bắt đầu đọc hết bài Thánh vịnh nổi tiếng đó. Một sự im lặng sâu lắng tràn ngập trên cử tọa. Họ lắng tai nghe, thích thú. Niềm tin và sự chân thành của cụ đã khiến nhiều người rơi lệ.  

Khi cụ chấm dứt, vị diễn giả thấy mình đã bị lép vế. Ông hỏi cụ làm thế nào mà cụ có thể để hết tâm hồn vào đó khi ngâm nga bài Thánh vịnh. Cụ già trả lời: “Thưa ngài, sự khác biệt giữa ngài và tôi là ngài biết bài Thánh vịnh đó; còn tôi, tôi biết người chăn chiên.”  

Chính xác biết bao! Tất cả hoàn toàn tùy thuộc về Thiên Chúa mà chúng ta biết và đặt trọn vẹn niềm tin. 

Biết mấy người trong chúng ta nhớ lại bức tranh cảm động về Thiên Chúa là người mục tử vác con chiên trên vai? Ngài đang vác con chiên nào? Đó là con chiên bị lạc mất, con chiên què quặt, con chiên bị đau yếu, con chiên bị lạc lối. Đó là con chiên cần được mang vác lên vai nhiều nhất.  

Ngạc nhiên thay, đối với Tin Mừng, tất cả chúng ta đều là những con chiên đi lạc. Nếu chúng ta đánh mất điều đó, chúng ta đánh mất tâm điểm của dụ ngôn nầy. Có phải chính Thiên Chúa là Đấng mà chúng ta đặt trọn vẹn niềm tin hay không?

 

Hình ảnh mẹ con  

Nếu Chúa Kitô còn sống bằng xương bằng thịt ở trên đời ngày hôm nay, chúng ta tự hỏi không biết Chúa còn dùng hình ảnh con chiên và người mục tử không? Có lẽ Chúa sẽ dùng hình ảnh “mẹ và con” hơn.  

Thật tình tứ biết bao hình ảnh mẹ và con sánh bước bên nhau, tay trong tay. Rồi thì em bé chợt buông tay mẹ ra và bị bỏ rơi đằng sau, đang lơ đểnh nhìn cái nầy cái khác. Người mẹ dừng lại và chờ đợi. Mẹ ra hiệu cho con chạy tới trước. Em bé chạy tới và mẹ con lại sánh bước bên nhau nhưng chẳng bao lâu, em bé lại buông tay ra và lần nầy chạy tuôn về phía trước.  

Mẹ gọi em đợi, coi chừng nguy hiểm. Đến ngã tư đường, đèn xanh đèn đỏ, xe cộ như mắc cửi. Em bé nghe tiếng mẹ gọi, đứng dừng lại đợi. Mẹ nắm tay em, ngó trước ngó sau rồi băng qua đường an toàn và tiếp tục cuộc hành trình. Chẳng bao lâu em bé trở nên nhọc mệt, rã rời và gục xuống. Người mẹ đỡ em lên và ẵm em trong tay trên đoạn đường còn lại để đi về nhà.  

Đó đúng là một sự mô tả đầy thi vị cuộc hành trình của Kitô hữu. Giống như một người mẹ âu yếm con, Chúa Giêsungười Mục Tử Nhân Hậu – luôn để mắt đến chúng ta. Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta. Ngài không bao giờ rời mắt khỏi chúng ta. Niềm tin thâm sâu của chúng ta là, nhờ vào sự hiện diện âu yếm của Ngài, chúng ta sẽ đạt tới đích của cuộc hành trình chúng ta bình an vô sự.

 

Đúng là đúng và sai là sai 

Qua dụ ngôn nầy, phải chăng chúng ta có cảm tưởng Thiên Chúa dịu hiền như con chiên nên Ngài không quan tâm gì đến những gì ta làm, những tội ta phạm. Chúa Giêsu hoàn toàn nhu nhược, dễ bị mê hoặc. Nếu thế, chúng ta đã tỏ ra vô cùng bất công đối với Lời Hằng Sống của Chúa.  

Chúa Giêsu đã tỏ ra minh bạch và dứt khoát khi đòi hỏi chúng ta hãy nghe tiếng Ngài và đừng nghe những tiếng xa lạ, không quen biết. Đối với Chúa Giêsu – người Mục Tử Nhân Hậu – sai là sai ngay cả khi mọi người đều làm như thế, và đúng là đúng, ngay cả khi không ai làm điều đó hết. Albert Einstein – một đại toán học gia – đã làm nổi bật điều đó khi nói: “Thiên Chúa thì tinh tế nhưng không si mê”. 

Lần kia một chàng trai trẻ rảo bước trong công viên vào một ngày nắng hạ đẹp trời và tình cờ thấy một thiếu nữ xinh đẹp, tức thì bước theo sau nàng. Người đàn bà nhận biết có người đang đi theo mình, quay lại và đối diện với anh ta mà nói: “Tại sao anh đi theo tôi?” Chàng thanh niên trả lời: “Bởi vì cô rất xinh đẹp và tôi đã si tình với cô.”  

Chị ta trả lời: “Nếu anh quay nhìn đằng sau, anh sẽ thấy em gái tôi còn xinh đẹp hơn tôi nhiều.” Chàng thanh niên quay nhìn lại phía sau nhưng không thấy ai hết. Rồi quay mặt lại đằng trước, anh ta nói: “Cô đã chế giễu tôi.” Thiếu nữ đáp: “Nếu anh đã yêu tôi tha thiết, tại sao anh còn quay lui, nhìn ở đằng sau?” Chị ta đã bỏ đi và để lại đằng sau chàng thanh niên đứng lặng người nhìn theo.  

Chúa Giêsu phán: “Chiên Ta nghe tiếng Ta và chúng theo Ta.” Oscar Wilde cũng có tư tưởng rất giống như thế, khi nói: “Chúng ta đều ở dưới cống rãnh, nhưng vài người trong chúng ta đã nhìn thấy những tinh tú trên trời.”  

Chúa Giêsu – vị Mục Tử Nhân Lành – là ngôi sao sáng chói của chúng ta, là Minh Tinh của chúng ta, là Thần Tượng của chúng ta. Ngài là Đấng duy nhất để mắt nhìn xem chúng ta và nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta nhất quyết sẽ không bao giờ rời mắt khỏi Ngài.

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!