.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● BỨC TRANH TẬN THẾ

Bài suy niệm 9

BỨC TRANH  TẬN THẾ 

Nhưng trong những ngày đó, sau cơn gian nan ấy, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. Bấy giờ thiện hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Lúc đó, Người sẽ sai các thiên sứ đi và Người sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời. 

Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học hỏi. Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nẩy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần. Cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, anh em hãy biết là Con Người đã gần đến, ở ngay ngoài cửa rồi. Thầy bảo thật anh em: thế hệ nầy sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu. 

Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi.” (Mac 13, 24-33) 

*** 

Bức tranh trên đây mà Chúa Giêsu vẽ ra về ngày tận thế không đẹp mắt chút nào. Thật là hỗn loạn, rối ren, chẳng khác nào một số bức tranh hiện đang diễn ra trên thế giới ngày nay. Khuôn mặt oai hùng của Con Người (tức Chúa Giêsu) đang ngự đến trên một áng mây, chẳng khác nào Rambo – một anh hùng trong phim ảnh. 

Người ta sẽ phản ứng ra sao khi đối diện với sự đe dọa đó? Thiết tưởng mỗi người sẽ phản ứng theo phương cách của họ.  

Có lần khi tôi thuyết giảng về đoạn Phúc Âm đề cập tới ngày “tận thế” thì đèn đuốc trong nhà thờ vụt tắt. Tôi tự nhủ: “Có thể điều đó sẽ gây ra nơi họ một ấn tượng sợ hãi đối với Thiên Chúa.” Nhưng, hỡi ôi! sau Thánh lễ, một chị phụ nữ đến nói với tôi: “Khi đèn phụt tắt, con liền nghĩ thầm là còn rất nhiều đồ ăn trong tủ lạnh ở nhà.”

 

Năm 2095

 

Chúa Giêsu không có dụng ý làm cho chúng ta nhát sợ. Đó không phải là phong cách của Ngài. Tuy nhiên, nếu xác quyết như Ngài đã nói, thì việc thế giới đi đến ngày tận diệt cũng không phải là một ý nghĩ không lành mạnh. Điều đó cũng rất thực tế.  

Vào năm 2095, không ai trong chúng ta còn đi lại trên mặt đất nầy nữa. Tất cả chúng ta sẽ bị nướng ra tro hết. Tôi đang trình bày một cách ẩn dụ. Nói cách khác, vào năm 2095, chúng ta sẽ đi vào lịch sử rồi. Đó là một suy tư bình thường. Tất cả chúng ta đều phải chết. Tất cả chúng ta đang ở trên một băng tầng như nhau.  

Ngày tận thế sẽ đến trong cuộc đời bạn cũng như trong cuộc đời tôi và chúng ta không thể làm gì để xa lánh được. Đó là một thời điểm nhất định phải xảy tới. 

Sự chết không có ý nghĩa đối với tuổi trẻ. Người ta thường coi sự chết đến với một người trẻ là điều xảy ra không đúng lúc. Nhưng càng về già, cái chết xảy ra là điều thông thường. Chân lý đó bắt đầu lộ diện. Sự chết là một khía cạnh khác của cuộc sống.  

Khi vào lứa tuổi ngũ tuần hay lục tuần, điều hiển nhiên chúng ta không thể phủ nhận là sự chết không đối nghịch với sự sống. Cái chết là một thành phần của một sự đại huyền bí – và chúng ta đang làm thành sự đại huyền bí đó. Cái chết mời gọi chúng ta tiến lên những giai tầng cao hơn. Bởi vì, như Robert Browning đã diễn tả: “Điều tốt đẹp xem ra chưa xảy đến.”

 

Tình yêu chứ không phải công lý 

Có một lúc đầy thú vị trong vở kịch “The Great God Brown” của Eugene O’Neill. Vào đoạn cuối vở kịch, một chàng thanh niên đang hấp hối trên giường bệnh và tỏ ra rất sợ hãi. Một người đàn bà đang đứng bên cạnh – hình như đó là mẹ anh – trong những ngày cuối cùng anh còn sống. Bà nói chuyện với anh trong tâm tình mẹ con.

 

Bà nói: “Billy ơi, hãy ngủ đi con.”

Anh đáp lại: “Dạ, thưa mẹ.”

Rồi anh bắt đầu cắt nghĩa những gì anh đã kinh nghiệm qua cuộc sống: “Thật là tăm tối và con không thể thấy được nơi mình đang đi và người ta đang làm rầy rà con… ”

Bà mẹ đáp: “Billy ơi, mẹ biết rồi. Nhưng con đang mệt nhiều. Hãy ngủ đi.

Anh đáp lại: “Khi con thức dậy thì ra sao đây?

Người mẹ trả lời: “Mặt trời sẽ mọc lên.”

Billy ngắt lời và nói một cách hết sức nghiêm trọng: “Để phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Và rồi, trong một sự sợ hãi tột độ, anh nói thêm: “Con không muốn công lý. Con chỉ muốn tình thương.”

Bà mẹ lặp lại: “Billy ơi, không có gì phải sợ hãi. Ở trên Thiên Đàng chỉ có tình yêu.

Và khi sắp chết, Billy bắt đầu đọc lời kinh duy nhất mà anh thuộc lòng: “Lạy Cha chúng con ở trên trời… ” 

Còn bạn? Điều gì đang quay cuồng bạn? Điều gì khiến bạn lo âu? Sự công chính của Chúa hay tình yêu của Chúa? Hình ảnh của Chúa đối với bạn như thế nào? Điều đó phần lớn tùy thuộc vào Thiên Chúa mà bạn tin tưởng.  

Thiên Chúa của bạn là một người bạn thật sự? Một người mà bạn yêu mến thật sự? Hoặc giả đó là Thiên Chúa của lòng sợ hãi đối với Billy và cũng làm cho bạn kinh hãi nữa? 

Thật không hoài nghi chút nào, chúng ta được nghe nhiều ngôn từ có tính cách trừng phạt ở trong Thánh Kinh. Khi hiểu theo nghĩa đen như thế là chúng ta đã hiểu sai văn bản. Khi hiểu một cách cực đoan có thể biến Thiên Chúa thành một ác thần.   

Có những người quá chính thống cũng như một số người có thiện tâm “chỉ chú ý đến khía cạnh trừng phạt nơi Thiên Chúa”. Và khi trích dẫn Thánh Kinh, họ thích dẫn chứng những câu tiêu cực, như thể đó là những ngôn từ duy nhất của Thiên Chúa trong Thánh Kinh. 

Thật đáng buồn, Thiên Chúa của họ quá nhỏ bé, hạn hẹp. Cũng đáng buồn nữa, họ đã đánh mất một Thiên Chúa vĩ đại. Bao lâu họ còn chấp nê trong trí óc hạn hẹp như vậy, người ta không thể làm gì hơn cho họ được.

 

Bức tranh vĩ đại 

Ngược lại, nếu chúng ta nhìn thấy một bức hình vĩ đại hơn, chúng ta sẽ nhận ra Thiên Chúa lớn lao hơn những điều chúng ta nghĩ tưởng và cũng lớn lao hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Nhưng nếu chúng ta cứ cố lôi kéo Thiên Chúa xuống tầm mức chúng ta, chúng ta sẽ có nguy cơ đi tới sự kết thúc hãi hùng như Billy đang chờ chết trên giường bệnh vậy. 

Thiên Chúa thuộc về một bức tranh vĩ đại hơn. Thế giới của Thiên Chúa là một thế giới bao la. Đó là một thế giới của lòng nhân hậu vô biên, một thế giới của Ân Sủng gây nhiều kinh ngạc. 

Cho phép tôi được trình bày với bạn một định nghĩa về Ân Sủng bằng một ngôn từ đơn giản – đơn giản cho đến nỗi một em bé cũng có thể hiểu được. Không có gì bạn có thể làm thêm nữa để Thiên Chúa yêu thương bạn hơn. Tuyệt đối không có gì. Bạn có thể cố gắng hết sức nhưng không thể được.  

Có thể bạn sẽ phản bác và nói: “Nếu tôi tham dự ba Thánh Lễ Chúa nhật cũng không được gì sao?” Nếu bạn tham dự ba Thánh Lễ Chúa nhật, điều đó rất tốt, nhưng xin lỗi bạn nhé, tôi sẽ làm cho bạn thất vọng, cho dù bạn có ý tốt, nhưng điều đó không khiến Thiên Chúa yêu thương bạn hơn nữa.  

Có thể bạn sẽ nói: “Được rồi, nếu tôi yêu thương vợ tôi hay chồng tôi hơn nữa, Thiên Chúa cũng không yêu thương tôi hơn hay sao?” Nếu xảy ra như thế thật là một phép lạ, nhưng tôi cũng xin lỗi bạn vì làm cho bạn thất vọng một lần nữa. Điều đó không làm cho Chúa yêu bạn hơn như Ngài đang yêu thương bạn đây. Tôi nói thật đó! Bạn không tin tôi sao? Để tôi đặt vấn đề một cách khác đi. 

Không có gì bạn có thể làm để khiến Thiên Chúa bớt yêu thương bạn.” Chẳng hạn bạn nói: “Ồ! Còn sát nhân và ngoại tình thì sao?” Tôi thành thật hy vọng bạn không sát nhân cũng như không ngoại tình, nhưng nếu bạn phạm những điều đó, bạn cũng không thay đổi lòng trí Thiên Chúa. Ngài không ngừng yêu thương bạn.  

Tình Yêu của Thiên Chúa có tính cách đơn phương. Đó là tình yêu một chiều. Chúa đã thẳng thắn minh định: “Ta sẽ trung tín với con, cho dù thế nào đi nữa, ngay cả khi con bất trung với Ta.”

 

Thiên Chúa ở trong hỏa ngục 

Có lần người ta đặt câu hỏi nầy với Thánh Tôma Aquinô: “Nếu Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, Ngài có ở trong hỏa ngục không?” Đó là một câu hỏi để gài bẫy. Thánh Tôma trả lời: “Vâng, Chúa cũng ở trong hỏa ngục.”  

Người đặt vấn đề hỏi thêm: “Vậy Chúa làm gì ở trong hỏa ngục?” Thánh Tôma đáp: “Chúa ở trong hỏa ngục để yêu thương kẻ bị đọa đày. Kẻ đọa đày bị đọa, không phải vì Chúa hết yêu thương họ, nhưng vì họ ngưng yêu mến Ngài.”  

Chúng ta có thể suy diễn xa hơn: Thiên Chúa có yêu thương ma quỷ không? Dĩ nhiên có. Thiên Chúa là Thiên Chúa. Và Thiên Chúa là tình yêu.  

Do đó, một khi chúng ta lãnh hội toàn bộ vấn đề, chúng ta có thể nói như người đàn bà trong vở kịch: “Không có gì phải sợ, Billy ơi. Chỉ có tình yêu thôi, Billy ạ. Chỉ tình yêu mà thôi!”

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!