Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Đồng Hành Với Chúa
● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

Bài suy niệm 55

LỄ CHÚA GIÊSU KI-TÔ LÀ VUA 

Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: ‘Hắn đã cứu người khác thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!’ Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: ‘Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!’ Phía trên đầu Người, có bản án viết: ‘Đây là vua người Do-thái. 

Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: ‘Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi và cứu cả chúng tôi với!’ Nhưng tên kia mắng nó: ‘Mầy đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mầy cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế nầy là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông nầy đâu có làm điều gì trái!’ Rồi anh ta thưa với Chúa Giêsu: ‘Ông Giêsu ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi!’ Và Người nói với anh ta: ‘Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng’.” (Lc 23, 35-43) 

*** 

Một trong những giáo sư Anh văn của tôi luôn nhấn mạnh rằng khi viết một bài tiểu luận, chúng ta phải bắt đầu viết câu cuối cùng trước. Tôi đã tuân theo lời chỉ bảo đó khi soạn thảo các bài giảng. Tôi nhận thấy lời khuyên bảo đó thật hữu ích vì đã giúp tôi tập trung vào một tiêu điểm.  

Cuối cùng tôi nhận thấy bài chia sẻ nầy rất đơn giản: đừng sống với đôi mắt khép kín. Giờ đây điều đó xem ra rõ ràng quá. Không có gì độc đáo trong điều diễn tả đó hết. Thật thú vị, Chesterton đã định nghĩa:  “Thiên tài là khả năng quan sát điều gì minh bạch, hiển nhiên. 

Một vị thanh tra học đường một hôm đi quan sát một lớp học trong quận hạt mình. Ông ta là một người giống như “cầu chì dễ cháy”. Khi ông đang quan sát lớp học dành cho con trai, nhưng không thể tập trung được, vì tiếng động vang lên từ lớp học bên cạnh. Càng lúc càng ồn ào, ông mất tự chủ, đã giận dữ chạy xông vào lớp học ồn ào đó, nắm cổ một trong những đứa con trai lớn đầu nhất là đứa đang nói ồn ào nhất. Ông kéo hắn ta ra ngoài hành lang, đẩy hắn đứng sát vách tường và gào lên: “Bây giờ mầy hãy câm mồm lại và đứng yên. Mầy đứng đó cho tới khi tao trở lại.”  

Một lúc sau, một em bé nhỏ tuổi hơn hết, đi vào lớp học có vị thanh tra và nói: “Ông ơi, xin trả lại thầy giáo của chúng con!” Đó là một trường hợp nhận diện sai! 

Bài Phúc Âm hôm nay cũng nêu lên một trường hợp nhận diện sai. Một người vô tội đứng dựa lưng vào tường. Đó là Chúa Giêsu, người con độc nhất của Thiên Chúa. Vua Hê-rốt ở đó, nhưng đã không nhận ra Ngài. Quan Phi-lát ở đó, cũng không nhận ra. Quân lính cũng không nhận ra nữa. Những vị lãnh đạo tôn giáo cũng ở đó và đáng lẽ ra họ nên biết rõ hơn. Tất cả họ đều có tội “nhận diện sai” bởi vì, xét về mặt tâm linh, đôi mắt của họ bị khép kín. Kết quả là họ đã xét xử một cách sai lầm thảm thương. Một người vô tội đã bị kết án tử hình.

 

Thiên Đàng 

Thật hết sức dị thường, một người duy nhất nhận ra Chúa Ki-Tô trong bài Phúc Âm hôm nay lại là một tội nhân. Một người đồng cảnh ngộ phạm tội ác với anh cũng nằm trong số những người không nhận ra Chúa Giêsu. Kẻ trộm lành, như nhiều người biết đến, là kẻ duy nhất đã nhận ra Chúa Giêsu. Và đó là chìa khóa cho lời thỉnh cầu táo bạo. Anh đã xin được ân xá: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (Lc 23, 42). Chúa Giêsu đã ban cho anh một lời đoan hứa bất tử: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23, 43). Thiên Đàng! Thiên Đàng nào? 

Thiên Đàng” là một từ ngữ Ba-tư. Bên dưới từ ngữ đó hàm chứa một ý tưởng dễ thương. Từ ngữ đó có nghĩa là “ngôi vườn ở giữa những bức tường”. Người Ba-tư – ngày nay được gọi là người dân I-ran – được nổi tiếng về những ngôi vườn xinh đẹp của họ. Tôi đã xem thấy. Tôi đã sống ở I-ran hai năm. Khi nào một vua xứ Ba-tư chọn riêng một thần dân để vinh danh đặc biệt thì nhà vua mời người đó sánh bước với mình trong ngôi vườn được những bức tường bao bọc…ở trong vườn địa đàng của ngài.  

Thật là một lời hứa tuyệt vời mà Chúa Giêsu đã ban cho người ăn trộm ở trên cây thánh giá: Hôm nay tôi sẽ vinh danh anh. Anh sẽ sánh bước với tôi trong ngôi vườn của tôi. Người ta cũng có thể nói Chúa Giêsu đã trao cho anh ta chìa khóa của ngôi vườn nữa!!!

 

Phải là người ăn trộm mới bắt được trộm 

Cuối cùng, người ta có thể nói rằng người trộm lành là một kẻ ăn trộm. Anh đã ăn trộm giữa ban ngày. Anh đã ăn trộm một cách tài tình và thành công khi rơi xuống hố thất bại. Ông đã giật lấy Nước Trời từ tay Chúa Giêsu khi đang thở hấp hối. Bí quyết của anh ta là gì? Một cách hiển nhiên, bí quyết của anh ta là trong hoàn cảnh thật sự quan trọng, anh đã sống với đôi mắt rộng mở. Anh đã nhận biết Chúa Giêsu là Chúa Ki-tô Vua. Đó là chìa khóa cho cuộc sống bây giờ và đời sau. 

Thấy” là điều nghịch lý lớn lao trong Thánh Kinh. Điều nghịch lý đó là có những người với đôi mắt sáng nhưng lại mù, và những người mù lại thấy được. Những thần bí gia nói về đệ tam nhãn (con mắt thứ ba), con mắt của linh hồn. Chúa Giêsu là thần bí gia lớn lao hơn hết trong tất cả những thần bí gia. Từ ngữ “thần bí gia” (mystic) xuất phát từ cụm từ “điều huyền bí” (mystery). Thần bí gia là một người có thể thấy rõ tâm điểm của vấn đề. Chúng ta đã đọc câu tuyệt diệu nầy trong cuốn tiểu thuyết “The Little Prince” (“Vị Tiểu Hoàng Tử”): “Điều chủ yếu thì mắt phàm không thể thấy được 

Người trộm lành, vào cuối cuộc đời, đã thấy điều chủ yếu và đã ôm lấy, không chút hổ thẹn. Anh đã ôm lấy chân lý và chân lý đã giải thoát anh, khiến anh tự do sánh bước với Thiên Chúa trong mảnh vườn được các bức tường bao quanh là “Thiên Đàng”. Chúng ta nên học hỏi nơi anh. Cuối cùng, phải là người ăn trộm mới bắt được trộm!!!



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!