Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT

CHUYỆN THƯỞNG PHẠT (Chúa Nhật IV mùa Chay B)
Chúa hạ con xuống rồi Người lại nâng con lên. Chúa dìm con xuống hố sâu và Người lại nhấc con lên…Bàng bạc đâu đó cái ý tưởng này trong các lời ca, trong nhiều cái nhìn tu đức và cả trong một vài kiểu cách diễn tả của Thánh Kinh, đặc biệt là Cưụ Ước. Khi dân được tuyển chọn bất trung, phản bội, Thiên Chúa trừng phạt dân, thông thường bằng cách đày ải dân vào kiếp nô lệ ngoại bang để bày tỏ cơn thịnh nộ. Nhưng rồi sau đó Người lại giải thoát dân để bày tỏ lòng thương xót.

THANH TẨY “NHÀ THỜ” (Chúa Nhật III Mùa Chay B)
Các môn đệ Chúa Giêsu khi chứng kiến việc Thầy mình thịnh nộ trước sự kiện người ta biến đền thờ thành nơi buôn bán, đã nhớ lại lời Kinh Thánh: “Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. Một cơn thinh nộ đúng nghĩa bằng việc lấy dây làm roi đánh đuổi người buôn bán chiên bò, lật nhào bàn ghế và hất tung tiền của những người đổi bạc. Quả là to gan, nếu không là tên phạm thượng thì cũng là phường phá hoại. Cần phải nghiêm trị nếu không sẽ mất hết luật lệ, mất hết truyền thống, tôn ti…

CHUYỆN TÌNH THẬP GIÁ
Dư âm những ngày xuân chưa hết thì mùa Chay thánh lại về. Đoàn dân Chúa bước vào mùa thanh luyện, mùa chiến đấu “thiêng liêng”. Không ai phủ nhận sự thật này: Mùa chay thánh góp phần hình thành tâm tình đạo đức sâu lắng nơi người tín hữu Kitô cách đặc biệt hơn so với các mùa khác trong năm. Phải chăng nhờ cái bầu khí bên ngoài của các cuộc cử hành Phụng vụ? Xức tro? Phẩm phục màu tím? Các buổi ngắm nguyện hay cung điệu thánh ca trầm buồn? Có thể lắm. Tuy nhiên xét cho cùng thì điều làm cho tín hữu lắng đọng tâm tư cũng như tăng lòng sốt mến đó là sứ điệp tình yêu Thiên Chúa được nhấn mạnh trên cái phông nền là tội lỗi của con người. Và tình yêu ấy hiễn lộ cách rõ nét và hoàn hảo qua mầu nhiệm thập giá của Đức Kitô. Chuyện tình thập giá luôn còn đó tính thời sự cho con người, mọi thời. “Vì chúng ta, Đức Kitô đã tự hạ, sống vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá” (x.Pl 2,8).

CHƯỚC CÁM DỖ
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (Mt 6,13). Đây là một trong những lời cầu của Kinh Lạy Cha mà chúng ta vốn thuộc nằm lòng và cũng thường xuyên đọc hằng ngày. Thiên Chúa không muốn và cũng không nỡ để bất cứ ai phải sa chước cám dỗ. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên, kết hiệp với Thiên Chúa để yêu mến Người, nhận biết thánh ý Người mà thực thi. Có đó không ít người hễ cầu nguyện là chỉ biết cầu xin và thậm chí còn như muốn bắt Chúa làm theo ý của mình. Thiên Chúa đã biết rõ những gì chúng ta cần ngay trước khi chúng ta cầu xin. Đấng Cứu Thế dạy chúng ta cầu nguyện: “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” là để chúng ta biết rằng Thánh ý Cha trên trời muốn chúng ta phải cẩn trọng với các chước mưu cám dỗ của ma quỷ cũng như của những người xấu và những thế lực đen tối.

CHỮ TÌNH (Chúa Nhật II Mùa Chay B )
Tình yêu, hai tiếng thân quen mà rất khó diễn đạt. Chuyện cũng thường tình vì nhiều thi nhân đã từng hỏi: đố ai biết chữ tình là chữ chi chi? Mùa chay là mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu hoán cải ăn năn. Ăn năn hoán cải, không nguyên chỉ vì thấy sự xấu xa của kiếp tội đòi nhưng trên hết là vì cảm nhận mối tình bao la mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thấy sự xấu xa và bi đát của thân phận tội lỗi, để rồi quay bước trở về là điều chính đáng và hợp lý, nhưng chưa hẳn là sâu xa và lâu bền. Một sự hoán cải, trở về dựa trên niềm xác tín vào tình yêu của Thiên Chúa mới thực sự là bền vững và sâu xa hơn nhiều. Giáo lý Công giáo đề cập đến hiện thực này khi phân biệt hai hình thức ăn năn tội đó là ăn năn tội vì Chúa và ăn năn tội vì mình. Để góp phần giúp chúng ta trở về cách trọn hảo hơn, xin được chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa qua các bài đọc của Chúa Nhật II Mùa Chay năm B này.

TIN MỪNG GIÚP HOÁN CẢI (Chúa Nhật I Mùa Chay B)
“Thời kỳ đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”(Mc 1,1..). Nội dung lời rao giảng của Đấng Cứu Thế, Giêsu Kitô thật ngắn gọn mà rõ ràng và đủ đầy ý nghĩa. Đang bước vào Mùa Chay thánh, xin được sẻ chia đôi tâm tình liên hệ đến vế sau lời rao giảng của Chúa Kitô: “Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng. Thử hỏi rằng phải chăng nhờ ăn năn sám hối nên chúng ta tin vào Tin Mừng hay nhờ tin vào Tin Mừng nên chúng ta sám hối ăn năn?

LỄ MỒNG HAI TẾT
Có thể nói một trong những nét phân biệt giữa loài người với các loài vật đó là lòng thảo hiếu. Đây là đặc điểm trỗi vượt của loài người so với các loài hữu hình được Chúa dựng nên. Trong khi các loài vật càng lớn lên thì chúng như càng quên và càng không biết đến cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng chúng, thì trái lại, con người càng thêm tuổi thì càng gắn bó thiết thân với dòng tộc, tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Chính Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành đã khắc ghi vào bản thể nhân loại lẽ đạo hiếu. Và có thể nói rằng bất cứ dân tộc nào, ngôn ngữ nào, dù ở thời đại và hoàn cảnh nào thì cũng chân nhận sự bất hiếu là điều vô đạo và ai bất hiếu là kẻ không xứng đáng làm người. Để làm nổi rõ lẽ sống hay quy luật tồn tại và phát triển này, chính Thiên Chúa đã lề luật hóa đạo thảo hiếu như một đòi hỏi mang tính tất yếu. Ai thảo hiếu các đấng bậc sinh thành thì được chúc phúc và người vô thảo, bất hiếu thì sẽ bị trừng phạt. Thậm chí Chúa Giêsu khẳng định rằng các lễ vật dâng cho Thiên Chúa theo luật Corban của người Do Thái cũng không thể thay thế cho đạo hiếu thảo.

LỄ MINH NIÊN (Giáp Thìn)
Buổi sáng Minh Niên, một thời điểm thánh thiêng của dòng thời gian. Năm Quý Mão đã qua, năm mới Giáp Thìn vừa tới. Một thời gian mới với nhiều mộng ước. Tốt đẹp, cao cả có, quảng đại xả kỷ có thể nhiều và ích kỷ vụ lợi cũng không thiếu. Nhưng dù gì đi nữa thì một vài ngày đầu xuân rất cần phải là những ngày của sự may lành, ít là trong nguyện ước, dành cho nhau và cho chính bản thân mình. Hết đi tết tạ các ân nhân, các đấng bậc sinh thành hay đấng vị vọng trong đạo lẫn ngoài đời, thì lại đi chúc tuổi, mừng xuân nhau. Nhà thơ Tú Xương, một thi nhân nhiều tài và cũng không thiếu tật đã cất lời: 

TRÁNH NHƯNG KHÔNG TRỐN SỰ KHỔ ĐAU
Ông Gióp than thở: “Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao?…Gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề.” (G 7,1-3). Vấn nạn đau khổ là vấn nạn muôn thuở của kiếp người. Không riêng gì các trang của sách Gióp, kho tàng văn chương của nhân loại từ cổ chí kim vẫn đầy dẫy các hình thái khổ đau của con người được trình bày, mô tả và mạn bàn. Nói đến chuyện đau khổ, bàn đến chuyện đau khổ qua các trang sách, các thước phim hay dòng nhạc trử tình ai oán thì như rất dễ thu hút lòng người. Có nhiều nguyên cớ tuy nhiên cần chân nhận lý do chung này: người ta thấy có chút đồng cảm nào đó, vì chính họ cũng khổ đau. Đồng bệnh thì tương liên, chuyện đời là vậy.

LỜI NGÔN SỨ
“Chúng tôi không dám nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết” (Đnl 18,16). Thấy dân chúng kêu ca có lý, Thiên Chúa hứa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ và Người sẽ đặt lời của Người vào miệng ngôn sứ. Như thế, sứ ngôn là người nói thay cho Thiên Chúa, nói nhân danh Thiên Chúa, nói đúng Thánh ý Thiên Chúa. Sự tồn vong của ngôn sứ hệ tại ở sứ mệnh cao cả và lắm cũng gian truân này. Theo nhãn quan Cựu Ước thì ngôn sứ nào to gan nhân danh Thiên Chúa mà nói lời Người đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết (x.Đnl 18, 20).

NGÃ ĐAU MÀ LẠI SÁNG CHO NGƯỜI TÔNG ĐỒ
Chẳng biết đang phi nước kiệu hay phi nước đại, nhưng đã ngã ngựa thì không tróc vảy cũng trầy da. Chàng thanh niên Phaolô trên đường Đamát dường như khó quên cú ngã năm nào. Chính vì thế mà Ngài, thánh Phaolô sau này thường xuyên nhắc lại biến cố ngã ngựa này. Cũng có thể có đau phần nào nhưng điều chính yếu là sau cú ngã ấy Ngài đã sáng ra, đã ngộ ra nhiều chân lý khiến cho cuộc đời, lối đi của Ngài đổi thay hoàn toàn. Phaolô đã ngộ ra những gì sau cú ngã ấy? Thật nhiều sự, nhưng xin liệt kê đôi điều:

SỐNG TỰ DO ĐỂ BIẾT LẮNG NGHE MÀ SÁM HỐI
“Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: Thời kỳ đã mãn, và Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,1-2). Đề tài sám hối mãi là đề tài không bao giờ lỗi thời, bởi cuộc đời con người là một chuỗi thăng trầm không ngơi. Hết lầm rồi lại lỗi, hết sai rồi lại phạm, từ nhỏ đến lớn, từ nhẹ đến nặng nề. Hình như không một ai ngoài mẹ Maria, có thể thoát được vòng xoáy của tội luỵ. Chính vì thế, sứ điệp sám hối ăn năn dường như rất dễ đi vào lòng người, mặc dù đã từng có nhiều người cố tình lên án Hội Thánh là làm vẩn đục bức tranh nhân gian khi đề cập đến chủ đề tội lỗi quá nhiều.

VAI TRÒ TRUNG GIAN
Nghe hai từ trung gian, không ít người trong chúng ta cảm thấy khó chịu. Quả thật trong các hoạt động kinh doanh buôn bán cũng như trong các dịch vụ, hễ có trung gian là hầu như có “phết phẩy”, có những chi phí không như ý. Thế nhưng cần phải xác nhận rằng tác nhân trung gian vẫn còn đó vị trí và vai trò cần thiết không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội lẫn tâm linh.

TÍNH PHỔ QUÁT CỦA ƠN CỨU ĐỘ (Lễ Hiển Linh)
Kế hoạch của Thiên Chúa là muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý để được cứu độ (x.1Tm 2,3-4). Họp mừng lễ Hiển linh hay là lễ Chúa tỏ mình cho muôn dân, Hội Thánh muốn khẳng định với chúng ta rằng ơn cứu độ dành cho tất cả mọi người, mọi thời, mọi hoàn cảnh, đồng thời cảnh báo chúng tránh xa thái độ cao ngạo độc quyền chân lý, và mặt khác dạy chúng ta tích cực sẻ chia cho tha nhân kho tàng ân sủng mình đã lãnh nhận theo khả năng và hoàn cảnh của mình.

TẶNG PHẨM DÂNG CHÚA HÀI NHI (Lễ Giáng Sinh)
Hôm nay cùng với Mẹ Hội Thánh toàn cầu nói riêng, cùng với toàn thể nhân loại và cả vũ hoàn nói chung, chúng ta mừng Lễ Sinh Nhật của Đấng Cứu Thế. Có một bức thư của Chúa Giêsu nhân dịp Sinh Nhật của Người mà tác giả là một ai đó muốn hiệp tình với Đấng Cứu Thế với nội dung mang tính rất hiện thực. Một trong những nội dung của bức thư đó là hằng năm cứ ngày Lễ Sinh Nhật của Người lại về thì thiên hạ tổ chức lễ lạc thật “hoành tráng”. Không chỉ lễ lạc linh đình với trang trí đèn sắc muôn màu, người ta còn tiệc tùng, ăn uống và tặng quà cho nhau. Thế mà Người, Giêsu Kitô, người được mừng sinh nhật thì ít ai đoái hoài. May ra còn có các bé thiếu nhi gửi thư cho Người theo gợi ý của người lớn mà nội dung thường là xin Người ban món quà này hay ơn lành kia. Cũng có rất nhiều người trưởng thành đến bên các hang đá chiêm ngắm, nhưng rồi cũng thường để thầm xin điều này điều kia cho chính họ. Cũng có không ít người sử dụng cảnh hang đá như chỉ để chụp hình, để làm nổi rõ bản thân, làm đẹp cho mình. Hai bàn tay của Hài nhi Giêsu qua cái tượng nhỏ bé trong máng cỏ vẫn mãi mở ra mà hầu như ít thấy người đời dâng tặng quà gì.

TÌNH CHÚA MUÔN NGÀN ĐỜI
“Con sẽ ca ngợi tình thương của Chúa đến muôn đời. Qua bao nhiêu thời tình Chúa chẳng vơi”. Bước vào tuần cuối của mùa Vọng, Hội thánh dẫn đoàn tín hữu dần đến đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa, mầu nhiệm vốn được giữ kín từ ngàn xưa, thì nay được biểu lộ (x.Rm 16,25-26): Ta sẽ yêu thương con người đến muôn đời và lòng thành tín của Ta được thiết lập trên cõi trời cao.

LÀM CHỨNG VỀ ÁNH SÁNG
Ánh sáng là gì? Một câu hỏi không dễ dàng trả lời. Ánh sáng ở đâu? Dường như người ta hơi khó khăn khi muốn trực tiếp chỉ cho kẻ khác thấy ánh sáng, mặc dù ai cũng công nhận là có ánh sáng. Vì trong thực tế người ta chỉ thấy vật này, người kia, cảnh nọ nhờ có ánh sáng. Trái lại, khi hỏi bóng tối ở đâu thì người ta dễ hình dung ngay là khi ta mở mắt mà không thấy gì cả, chỉ thấy một màu đen bao trùm không gian trước mặt.

CON ĐƯỜNG ĐÓN NHẬN TÌNH YÊU
“Có tiếng hô trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa…”(Is 40,3). Lời của ngôn sứ Isaia được thánh sử Maccô lấy lại để mở đầu cho sách Tin mừng của Ngài: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mc 1,3). Đấng mà chỉ bằng một lời đã dựng nên trời đất muôn vật, Đấng mà không có sự gì là không thể, lại có vẻ như gặp phải khó khăn khi muốn đi vào lòng con người đến nỗi cần phải có một con đường được chuẩn bị. Một hệ luỵ tất yếu vì Người đã dựng nên con người và đã ban cho nó có ý chí tự do. “Thiên Chúa có thể dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi” (Thánh Âugustinô). Tình yêu giả thiết có sự tự do đáp trả. “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3,20).

TẢN MẠN VỀ ƠN VÔ NHIỄM
Ngày 04-12-2008, tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Bênêđictô XVI đã đề cập đến đề tài tội nguyên tổ. Tội nguyên tổ là một đề tài có vẻ khá gay cấn và mang tính thời sự, nhất là với não trạng con người ngày nay. Cái nhìn trước đây, đúng hơn là cách trình bày về tội nguyên tổ, xem ra không mấy thuyết phục và thiếu cơ sở khi mà khoa Kinh Thánh khẳng định thể văn của 11 chương đầu Sách Sáng Thế ký là thể văn huyền thoại. Nhiều người đương thời, cách riêng anh em ngoài Kitô giáo đã từng thắc mắc rằng làm sao một con người của thời tiền sử với sự hiểu biết còn hạn chế, chịu bao tác động của ngoại cảnh, nghĩa là bị hạn chế về trí khôn và ý chí tự do, thế mà đã phạm cái tội gì tày trời đến nỗi di hại cho con cháu ngàn đời, gọi là “tội tổ tông”.

TỈNH THỨC
Khởi đầu niên lịch Phụng vụ mới với lời Chúa Kitô trong bài Tin mừng: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến…” (Mc 13,33 tt). Phải tỉnh thức, phải canh thức để đón chờ sự gì? Câu trả lời thật hiển nhiên là để đón chờ Chúa lại đến trong vinh quang. Chúa Giêsu đã nói trước đó: “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Lúc đó, sẽ sai các Thiên sứ đi, và Người sẽ tập họp những kẻ được chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời” (Mc 13, 26-27).

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 [3/9]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!