|
|
Bài Viết Của Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
|
XÂY VÀ PHÁ
Mùa hè sắp đến, nhiều giáo phận ở Việt Nam có lễ truyền chức linh mục. Ngày 19-3-2023 giáo phận Ban Mê Thuột có thư rao truyền chức linh mục cho 17 phó tế. Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt nam đã từng nhắn nhủ các tân linh mục cũng như nhiều linh mục được sai đi làm mục vụ rằng quý cha được bề trên sai đi không phải là để xây nhà thờ mà là để dệt xây các đền thờ tâm hồn, dệt xây cộng đoàn đức tin. |
|
XIN CHO CON ĐỪNG THẤY!
“Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù” (Ga 9,39). Lời khẳng định của Chúa Giêsu xem ra khó nghe thậm chí thật khó hiểu nếu không ở trong ngữ cảnh lúc bấy giờ. Cùng với anh mù từ thưở mới sinh, chúng ta chân thành tin nhận “Người là ánh sáng thế gian” (Ga 9,5). Dưới cái nhìn đức tin này chúng ta có thể hiểu phần nào lời tuyên bố của Đấng Cứu Độ. |
|
LÀ HỆ QUẢ HƠN LÀ ĐIỀU KIỆN
Chúng ta dễ nghĩ ngay đến việc tha thứ cho nhau như là một trong những điều kiện để được Thiên Chúa tha thứ cho mình. Nói là điều kiện thì không sai nhưng xem ra không thật chính xác. Tình yêu tha thứ của Thiên Chúa dành cho chúng ta là vô điều kiện và luôn đi bước trước. Thánh tông đồ dân ngoại đã cảm nhận chân lý này khi khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết vì chúng ta, cho chúng ta được giao hòa với Cha trên trời ngay khi chúng ta còn là kẻ có tội. (x.Rm 5,5-8). Theo nội dung dụ ngôn Chúa Giêsu kể thì chính Đức Vua đã xót thương tha bổng cho anh mắc nợ vua mười ngàn yến vàng trước. |
|
THIÊN CHÚA LUÔN TỰ DO
Tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa luôn vượt quá tầm trí hiểu cũng như tầm kiểm soát của loài người. Thiên Chúa luôn tự do nên không một ai, không một thế lực nào có thể kìm giữ ơn lành cho riêng mình. Người đồng hương Nagiaret những tưởng rằng mình có thể độc quyền ân phúc từ người con của quên hương mình, Giêsu. Họ đã lầm. Từ chỗ thất vọng trong nỗ lực độc quyền, độc chiếm ơn lành thì họ đã nhẫn tâm chọn thái độ đáng trách đó là “ăn không được thì đạp đổ”. Họ đã kéo Chúa Giêsu lên tận đỉnh núi để xô Người xuống vực, nhưng Người đã băng qua giữa họ mà đi (x. Lc 4,29-30). Tình yêu và ân phúc của Thiên Chúa là dành cho mọi người. Không một ai, một cơ chế, một tập thể nào có thể độc quyền nắm giữ cho riêng mình. |
|
CÁI KHÁT CỦA CON NGƯỜI
Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III mùa Chay, đặc biệt bài đọc thứ nhất (Xh 17,3-7) và bài Tin Mừng (Ga 4,5-42) hướng chúng ta đến chủ đề “nước”. Đi trong sa mạc, dân Chúa xưa đã nổi loạn với Môsê vì thiếu nước và Thiên Chúa đã ban cho họ nước chảy ra từ tảng đá tại Horeb. Trên đường truyền giáo, Chúa Giêsu đã dừng chân bên giếng nước Giacob, Người đã xin một phụ nữ Samaria chút nước và Người hứa ban cho chị ta nước trường sinh. |
|
HƯỚNG THƯỢNG
Chủ đề chính của bài Tin Mừng Chúa Nhật I mùa Chay cả ba
năm A - B - C đều tập trung vào chủ đề “các chước cám dỗ”. Và bài Tin mừng Chúa
Nhật II mùa Chay của cả ba năm A - B - C cũng tập trung vào một chủ đề “lên núi
cao, Chúa biến hình”. Dưới cái nhìn tổng quát thì hình như Hội Thánh muốn chúng
ta khởi đầu mùa chay thánh bằng sự gột bỏ những gì là “tiêu cực” do thần dữ cám
dỗ để rồi cùng với Chúa Giêsu lên núi cao mà phát triển điều “tích cực” là cái
nhìn và con tim của chúng ta. |
|
CỎ SẼ MỌC LẠI THÔI
Bài đọc thứ nhất: Lời Chúa trong sách Lêvi khuyên dạy dân Chúa rất nhiều “cái đừng”: “Đừng trộm cắp, đừng nói dối, đừng thề gian; đừng nhục mạ, hà hiếp kẻ khác, đừng làm điều bất công, đừng mưu sát; đừng thù ghét, báo oán....” Và kết ở câu “Hãy yêu bạn hữu như chính mình” (x.Lv 19,1-2;11-18).
|
|
QUỶ KẾ TINH RANH
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Một lời cầu mà Chúa Giêsu truyền dạy chúng ta trong kinh Lạy Cha khiến chúng ta không thể xao lãng và xem thường chước cám dỗ, nhất là khi chước cám dỗ ấy lại do chính thần dữ chủ mưu gây ra. Bước vào Chúa Nhật thứ nhất của mùa Chay thánh, qua ba bài đọc Lời Chúa, giáo hội cho chúng ta trực diện với chước cám dỗ để nhận rõ sự thâm độc của thần dữ để rồi bền bỉ chiến đấu đến cùng. |
|
VẠN NẺO YÊU THƯƠNG ĐỂ NÊN HOÀN THIỆN
“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Vì được nhận làm con cái nên Chúa Kitô truyền dạy chúng ta phải nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Một nét hoàn thiện của Cha trên trời mà Chúa Kitô mạc khải đó là giàu lòng từ bi, chậm bất bình và hết sức khoan dung, là luôn cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn kẻ bất lương. Quả thật nếu chúng ta chỉ biết yêu thương những người dễ thương và thi ân cho những người thân thích thì có khác gì đâu nhiều anh em chưa biết Thiên Chúa và có khi còn chưa hơn gì những người được xem là tội lỗi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vượt qua mức công bình giao hoán kiểu “mắt đền mắt, răng đền răng…”, để sống yêu thương một cách quảng đại, vô điều kiện và đến cùng như Chúa Kitô mời gọi với kiểu nói “ngoa ngữ” là nếu bị vả má bên phải thì đưa cả má bên trái hoặc giả có ai muốn lấy áo trong của mình thì đưa luôn cho họ cả áo ngoài? |
|
KIỆN TOÀN LỀ LUẬT
Dù không ít lần cố tình vi phạm luật ngày lễ nghỉ và luật sạch - nhơ cũng như công khai bênh vực các môn đồ về việc không ăn chay, nhưng Chúa Giêsu đã từng nhiều lần trưng dẫn Lời Thánh Kinh Cựu Ước, đặc biệt khẳng định tính ưu việt của thập giới. Chính Người đã minh định rõ ràng: “Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay lời các tiên tri, Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn” (Mt 5,17). Xin cùng xem xét đôi nét về việc kiện toàn lề luật của Đấng Cứu Độ. |
|
SỐNG VỚI VÀ SỐNG CHO
Dù chứng cứ là các vật hóa thạch không là bao nhưng học thuyết tiến hóa dường như thu hút nhiều người khi giải thích mối liên hệ giữa các loài. Tuy nhiên gần đây một số nhà khoa học chợt thấy một vài khập khiễng trong hệ thống học thuyết vốn được xem là thời thượng này. Học thuyết tiến hóa đề cao sự chọn lọc tự nhiên, thích nghi môi trường và sự đấu tranh sinh tồn. Như thế loài càng phát triển cao thì hẳn nhiên khả năng đấu tranh sinh tồn và thích nghi môi trường sẽ mạnh. Thế nhưng, khi phân tích dáng đứng thẳng của loài người thì người ta thấy kiểu dáng đứng thẳng của con người lại gây trở ngại cho việc sinh sản hơn so với kiểu dáng đi bốn chân của loài vật. Bên cạnh đó trẻ sơ sinh hoàn toàn như không thể tự đấu tranh sinh tồn so với nhiều loài vật bậc thấp khi chúng ra khỏi dạ mẹ là có thể tự tìm đến vú mẹ. |
|
VẠCH MẶT, CHỈ TÊN RỒI XOÁ BỎ
“Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian”(Ga 1,29). Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu với đám đông dân chúng thời bấy giờ là những người ít nhiều quen thuộc hình ảnh con chiên. Nói đến chiên thì người ta dễ liên tưởng đến việc gánh tội. Hình ảnh con dê tế thần hay con chiên gánh tội vốn dĩ khá quen thuộc với nhiều người thuộc nhiều môi trường xã hội, nhất là với người Do Thái. |
|
LỄ TẠ ƠN NGÂN KHÁNH LINH MỤC - CHA GIUSE TRẦN THẾ THÀNH (07-01-2023)
Chính vào ngày này, cách đây một phần tư thế kỷ, cha Giuse Trần Thế Thành chúng ta cùng với 6 phó tế giáo phận Ban Mê Thuột đã được lãnh nhận thánh chức linh mục của Thiên Chúa qua Đức cố giám mục Giuse Trịnh Chính Trực. Trong số các vị có cha Giuse Lưu Thanh Kỳ đã qua đời, chúng ta cầu nguyện cho ngài. 25 năm, một chặng đường đã đi qua trong đời linh mục thừa tác, giờ đây cha Giuse mời gọi cộng đoàn hiệp ý với ngài dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Giáo hội mẹ và đồng thời tỏ lòng biết ơn với rất nhiều người đã cùng đồng hành với ngài trên quãng đường đã qua. |
|
SỨ ĐIỆP GIÁNG SINH: CHÚA LÀM NGƯỜI
Trong đêm cực thánh này, đêm Noel, đêm mà hầu như toàn thể nhân loại đều hướng đến ngày sinh nhật của Đấng Cứu Thế, cách riêng theo cái nhìn đức tin của người Kitô hữu. Thánh tông đồ dân ngoại khẳng định niềm tin của mình: “Thánh Tử là hình ảnh của Đấng vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình và vô hình” (Cl 1,15-16). Để sống mầu nhiệm Giáng Sinh cho hữu hiệu, thiển nghĩ rằng cần thấu hiểu mục đích của việc Con Thiên Chúa giáng trần. Xin cũng ngẫm suy đôi điều về một trong những mục đích của sứ điệp Giáng Sinh đó là “Con Thiên Chúa giáng trần để làm người”. Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, chính Chúa Giêsu thường tự xưng mình với danh hiệu “Con Người” (x.Mc 10,45; Lc 19,10). |
|
THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA
Emmanuel: Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Đây thật là niềm mơ ước bất tận của con người nếu có niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng là căn nguyên và là cùng đích của mọi vật, mọi loài. Trong cuộc sống, nhất là trong cử hành Phụng Vụ Thánh Thể, không biết bao lần chúng ta chúc nhau đuợc Thiên Chúa ở cùng: “Chúa ở cùng anh chị em – Và ở cùng cha”. Xin được chia sẻ đôi nét về sự biểu hiện của tình trạng được có Thiên Chúa ở cùng. |
|
SỰ CÔNG CHÍNH VÀ NỀN HÒA BÌNH VIÊN MÃN SẼ TRIỂN NỞ…
Hằng năm cứ mỗi dịp mùa Vọng về, đoàn tín hữu chúng ta lại được nghe điệp khúc: “Sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại Người” (Tv 71,7). Đã là người, từ cổ chí kim, ai cũng hằng mong được sống trong an bình. Hòa bình mãi là niềm ước mong của mọi dân tộc, mọi quốc gia, dĩ nhiên là ngoại trừ những kẻ lắm tham vọng muốn bá quyền, muốn độc tôn, thống trị kẻ khác… Và dường như sự an bình, yên ổn vẫn đang còn là ước mơ, cho dẫu một đôi lúc, ở một vài nơi đã được nếm hưởng nhưng chưa chắc đã là được bình an thực sự. |
|
KHÔNG PHẢI CÒ
Dữ liệu Tin mừng cho chúng ta một cái nhìn về chân dung thánh Tông đồ Anrê, em của ngài Simon Phêrô. Ngoài cái nghề kiếm kế sinh nhai là đánh cá thì anh ngư phủ này xem ra rất lành nghề làm người trung gian. |
|
NHÀ MỘT CỬA
“Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.” (Lc 10,21) |
|
DÂN VI QUÝ
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo Hội hiệp với toàn thể vũ hoàn suy tôn Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Đức Kitô và cho Đức Kitô, Người Con chí ái của Thiên Chúa (x.Cl 1,16). Khi suy tôn Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ, Giáo Hội muốn khẳng định chân lý mà thánh tông đồ dân ngoại đã nói với tín hữu Côlôxê, đó là mọi sự trên trời cùng dưới đất đều được Thiên Chúa tạo thành nhờ Đức Kitô và cho Đức Kitô. Chúa Kitô không chỉ là nguyên lý và là cứu cánh của mọi hiện hữu mà Người còn là khuôn mẫu của mọi vật mọi loài, vì người là Trưởng tử của mọi loài thọ sinh. |
|
THIÊN CHÚA CỦA KẺ SỐNG
“Cuộc đời con người không phải là một hành trình đi từ chiếc nôi đến ngôi mộ mà là một quá trình đi từ hữu hạn đến vĩnh hằng”. Trên đây là câu nói của một bạn trẻ Công giáo trong một dịp hội thảo về ý nghĩa của cuộc đời. Chắc hẳn để có được câu nói này thì các bạn trẻ, cách riêng các bạn trẻ Việt Nam, những người dù đang gặp nhiều khó khăn khi hướng về tương lai, nhưng một cách nào đó vẫn có một khát khao cháy bỏng vươn lên và tồn tại. |
|
[1]
1
2
3
4
5 6
7
8
9 [6/9] |
|