|
|
Bài Viết Của Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
|
NẠN ĐỘC QUYỀN
Độc quyền kinh doanh sản xuất, độc quyền phân phối, buôn bán, độc quyền lãnh đạo đất nước, độc quyền làm việc thiện, độc quyền phụ trách công tác giáo dục…thực sự là những chước cám dỗ khó vượt qua. Khi đã nắm độc quyền thì vị thế của chúng ta là như bất khả xâm phạm và dĩ nhiên lợi ích của chúng ta luôn được bảo đảm. Đằng sau những thứ độc quyền ấy, có một thứ độc quyền chủ yếu chi phối tất cả, đó là độc quyền chân lý, nghĩa là chỉ riêng mình ta mới đúng và như thế những ai khác ta hay ngược với ta đều là sai lạc. |
|
TIÊU CHÍ THỰC THI QUYỀN LỰC
“Bạn đừng vất vả mất công đòi hỏi người nắm quyền thay đổi cơ chế hay luật lệ. Hãy cố sức chiếm lấy quyền lực thì bạn muốn đổi thay gì thì cứ đổi”. Câu nói này vốn được gán cho ông Karl Marx, người đề xướng chủ nghĩa cộng sản. Karl Marx cũng như Frederick Engel đã có nhận xét về thế lực nắm quyền như sau: “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với giai cấp khác, điều đó trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ vậy” (x.C. Mác – Ph. Ăng-ghen: Tuyển tập, tập I, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1970, trang 584). Từ nhận định trên hai ông đã cổ suý việc đấu tranh giai cấp, sử dụng bạo lực cách mạng để cướp lấy “quyền lực”. |
|
ĐƯỜNG YÊU THƯƠNG
Vì chúng ta, Chúa Kitô đã chịu khổ hình thập giá. Chúa đón nhận thập giá là để nhân loại chúng ta được thứ tha tội lỗi, được giải hòa với Chúa Cha. Nếu Chúa Kitô vác thập giá là để nhân loại chúng ta được hạnh phúc, vậy thì cớ sao Người lại khẳng định rằng ai muốn theo Người thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo? (x.Mc 8,34). Vác thập giá là chấp nhận hy sinh, bỏ mình, chấp nhận cả những bất công, nhục hình. Nhiều người Macxit cũng như một vài triết gia thế kỷ ánh sáng đã vin vào điều này để kết án Kitô giáo là một loại thuốc phiện ru ngủ đám đông dân cùng khổ cam chịu cảnh bất công đàn áp với niềm hy vọng sẽ được hưởng phần phúc sau này và thế là đã tạo cớ cho bất công ngự trị, tạo dịp cho kẻ thống trị bốc lột, đàn áp dân nghèo. |
|
HÃY MỞ RA! (Chúa Nhật XXIII TN B)
Với căn tính xã hội, con người là hữu thể trong tương quan liên vị. Tôi chỉ thực sự là tôi trong tương quan với một ai đó. Chính vì thế sự tương quan liên vị là một nhu cầu sinh tồn của con người. Sự tương quan này được thể hiện rõ nét qua sự tiếp xúc. Một trong những cách thế để tiếp xúc hữu hiệu với tha nhân là đối thoại tức là nghe và nói. Thật bất hạnh cho những ai thiếu hay mất khả năng nói và nghe. Thoạt sinh ra mà bị câm điếc thì đúng là kém may mắn. Dân gian truyền miệng rằng hễ một người câm, không nói được thì trời cho điếc luôn để khỏi uất ức, tức tối khi nghe những lời không hay về mình mà không phản bác lại được. Thế nhưng y học thì cho thấy ngược lại: chính vì bị điếc nên người ta mới bị câm. Vì không nghe được nên con người không thể tập nói. Trẻ nói được là nhờ bắt chước, lặp lại những gì đã nghe.
|
|
ĐỪNG THÊM THẮT VÀ CŨNG ĐỪNG NHẬP NHẰNG
Anh em đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt gì, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Đức Chúa Chúa” (Đnl 4,2). Trong Cựu Ước, người ta đếm được có những 248 điều truyền và 365 điều cấm, một pho luật xem ra khá đồ sộ nhưng đâu thấm gì so với các luật lệ của con nguời trong các xã hội dân sự hiện nay trên thế giới và với cả luật Giáo Hội Công Giáo (Bộ Giáo Luật chung năm 1983 của Giáo Hội Công Giáo gồm 1752 điều khoản). Thế mà đã có ngài tiến sĩ luật cảm thấy oải trước khối lề luật ấy, nên đã hỏi Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy trong sách luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?”. Và Chúa Giêsu đã trả lời cách long trọng rằng: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy là: ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình ngươi. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai giới răn ấy” (Mt 22,36-40). |
|
CHỌN LỰA: MỘT HÀNH VI KHÔNG DỄ (Chúa nhật XXI TN B)
Cả anh em nữa, anh em có muốn bỏ Thầy mà đi không? Chúa Giêsu không hỏi: anh em có tiếp tục theo Thầy không mà lại hỏi thẳng thừng: anh em có muốn bỏ Thầy mà đi không. Một câu hỏi không thuộc dạng mời gọi như trước đây mà là đặt vấn đề chọn lựa rõ ràng, dứt khoát. |
|
MẦU NHIỆM ĐỨC TIN (Chúa Nhật XX TN B)
Một giáo lý viên muốn chơi khăm ông cha phó: “Thưa cha, Hội Thánh dạy rằng phải kiêng thịt mỗi ngày thứ sáu. Vì thế, hôm nay ngày thứ sáu, con không dám rước Chúa vì rước Chúa là ăn thịt, uống máu Chúa Giêsu. Mà ăn thịt là lỗi luật Hội Thánh dạy”. Chắc hẳn ông cha phó dù mới ra lò cũng có đủ cách, đủ kiểu để thoát cạm bẩy của giáo lý viên tinh nghịch ấy. Qua câu chuyện vui này, chúng ta có lẽ dễ thông cảm với người Do Thái xưa thấy khó chịu khi nghe Chúa Giêsu nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51). Tin mừng tường thuật rằng họ đã tranh luận sôi nổi với nhau rằng: “làm sao ông nầy có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” (Ga 6,52). |
|
NGUỒN TRỢ LỰC ĐỜI TA
Một hiện thực của cuộc đời tại thế là không ai được ở mãi trên các tầng mây, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Sau phút giây vinh quang, thành công, sốt sắng là một chuỗi ngày vất vả, truân chuyên lẫn nhàm chán của đời thường, và chưa kể đến biết bao trở ngại phải đương đầu và cả những thất bại khó tránh. Thời kỳ sốt mến sau ngày chịu chức linh mục, giai đoạn thánh thiện sau ngày tuyên khấn trong Hội dòng, tháng ngày mặn nồng sau lễ hôn ước, khoảng thời gian sau khi nhận một sứ vụ…sao mà chẳng thể được lâu. Thế rồi chúng ta phải hạ cánh với các cảnh ngộ cuộc đời dù chẳng mong và thường không như ý. |
|
VÌ CỦA ĂN TỒN TẠI ĐẾN MUÔN ĐỜI
Theo từng góc nhìn và theo từng đặc điểm muốn nhấn mạnh, các triết gia xưa nay đã từng cho chúng ta các khái niệm về con người để phân biệt với các loài vật. Con người là hữu thể biết suy tư, phản tỉnh, con người là con vật biết lao động, con người là sinh vật có lý trí, ý chí tự do, con người là sinh vật có tính xã hội, con người là sinh vật có tôn giáo…Xin được góp thêm một cái nhìn được gợi ý qua các bài đọc Chúa Nhật XVIII TN B: con người là hữu thể của muôn đời. |
|
MỘT CHỦ ĐỀ LUÔN CÓ TÍNH THỜI SỰ: MỤC TỬ (CN XVI TNB)
Khởi đầu phần Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XVI TN B, Giáo hội cho chúng ta nghe những lời đanh thép thật đáng sợ: “Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác, sấm ngôn của Đức Chúa” (Gr 23,1)… “Này Ta để ý đến các hành vi gian ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi…”(c.3). Các hành vi gian ác của các mục tử đã rõ ràng với lời nguyền rủa của Thiên Chúa qua miệng ngôn sứ Giêrêmia. Đó là những mục tử làm cho đàn chiên tan tác vì chẳng lưu tâm gì đến đàn chiên. Đó là những mục tử chỉ biết lo cho bản thân, mãi mê kiếm tìm quyền lực, thu tích của cải. Các hậu quả mà chính vị mục tử gánh lấy có thể không xảy ra ở đời này nhưng chắc chắn không thể tránh được ở đời sau. Tuy nhiên, với chính đàn chiên thì hậu quả như nhãn tiền ở đời này. Đàn chiên tan tác, con thì gầy yếu, con thì bệnh tật, con thì bỏ mạng dưới móng vuốt của thú dữ rừng hoang… Chính vì lợi ích của đàn chiên do đó Thiên Chúa không thể không ra tay đúng lúc, đúng thời. Người sẽ loại bỏ các mục tử vô tâm và bất nhân ấy để rồi “sẽ cho xuất hiện các mục tử tốt lành”(c.4). |
|
ĐỂ NUỚC TRỜI TĂNG TRƯỞNG
Dụ ngôn là một loại hình văn phong khá quen thuộc với người Do Thái, đặc biệt thời Chúa Giêsu. Dụ ngôn là một câu chuyện kể vốn được lấy trong đời thường. Ý của tác giả kể chuyện dụ ngôn thường nằm ở câu kết và có khi lại được gợi mở qua một hai chi tiết nào đó có vẻ nghịch thường, không hợp lý của câu chuyện. |
|
HÃY YÊU ĐI RỒI SẼ BIẾT SỰ THẬT ( LỄ CHÚA BA NGÔI )
Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn (x.Ga 16,13). Nhờ lời mạc khải của Chúa Kitô, chúng ta biết rằng Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi riêng biệt là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chỉ một Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi. Tuy Ba Ngôi riêng biệt nhưng chỉ là một Thiên Chúa. Một mầu nhiệm vượt quá trí suy của nhân loại.
|
|
SỐNG MẦU NHIỆM CHÚA LÊN TRỜI (Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên)
Mùa Phục Sinh theo niên lịch Phụng vụ sắp kết thúc. Hội Thánh dẫn đoàn con đến với mầu nhiệm Chúa Thăng Thiên. Dĩ nhiên là Kitô hữu trưởng thành, hẳn chúng ta không còn ngây ngô nhìn lên khoảng không gian trên trời để tìm xem nơi Chúa đã về. Chúa về trời nghĩa là Chúa lấy lại vinh quang của một Thiên Chúa có từ đời đời với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Điều này được Thánh Kinh trình bày khi nói Chúa Kitô về trời ngự bên hữu Chúa Cha (x.Eph.1,20-21). Và chúng ta có thể nói rằng mầu nhiệm Chúa về trời như là một trong những điểm tới của nhiệm cục cứu độ. |
|
YÊU THƯƠNG LÀ GÌ? (Chúa Nhật VI PS B)
Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chương, nghệ thuật, phim ảnh…và luôn mang tính thời sự. Tình của mỗi thời dường như mỗi vẻ và cách kiểu yêu của mỗi giới, mỗi người, thì mang mỗi sắc mầu, nhưng bản chất tình yêu thì trước sau như một. Biết rằng chúng ta phải yêu thương nhau nếu muốn sống như con người, thế nhưng thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3). |
|
ĐỂ SINH HOA KẾT TRÁI XUM XUÊ (Chúa nhật V PS B)
Đức cố giáo hoàng Phaolô VI đã từng nhấn mạnh rằng phát triển là hình thức truyền giáo của thời đại hôm nay. Phát triển bản thân, xã hội cũng như Giáo Hội là một đòi hỏi có tính tất yếu để sống còn. Kitô hữu chúng ta vốn quen thuộc với dụ ngôn “những nén vàng hay nén bạc” mà Chúa Giêsu kể trong Tin mừng (x.Mt 25,14-30; Lc 19,12-27). Không làm sinh lợi những gì chúng ta đã lãnh nhận là một thái độ không chỉ đáng trách mà còn đáng trừng phạt. Ngay đêm Tiệc ly, trước khi chịu tử nạn, Chúa Kitô đã khẳng định: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16). Người còn nói rõ: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy”(Ga 15,8). Qua hình ảnh cây nho, Chúa Kitô cho ta thấy hai điều kiện không thể thiếu nếu muốn đơm hoa kết trái. Đó là gắn bó và cắt tỉa. |
|
NHẬN DIỆN MỤC TỬ VÀ NGƯỜI CHĂN THUÊ
Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Chiên Lành (Chúa Nhật IV Phục Sinh), cả Giáo Hội hướng đến việc cổ võ ơn thiên triệu trong bậc tu trì nói chung và cách riêng ơn gọi làm linh mục. Có thể luận suy rằng khi người ta yêu sách phẩm hạnh cần có của một bậc sống thì mặc nhiên người ta khẳng định sự cao quý và cần thiết của bậc sống ấy. |
|
LÀM CHỨNG NHÂN (Chúa Nhật III Phục Sinh B)
“Chính anh em là chứng nhân về những điều này”(Lc 24,48). Những điều này là những điều gì đây? Chúa Giêsu đã minh nhiên khẳng định: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24,47). |
|
NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN (Chúa Nhật II Phục Sinh)
Hằng năm, vào Chúa nhật II mùa Phục Sinh, chủ đề đức tin lại được nhấn mạnh, đặc biệt qua bài Tin Mừng thánh Gioan tường thuật về dữ kiện thường được gọi là “sự cứng lòng tin” của tông đồ Tôma. Một trong những điều kiện cần thiết để đạt đến sự sống đời đời đó là đức tin. Nghi thức tiếp nhận anh chị em dự tòng cách nào đó khẳng định chân lý này. Là tín hữu Kitô, chúng ta dễ dàng chân nhận rằng đức tin tiên vàn là hồng ân do Chúa ban tặng. Tuy nhiên phía con người cần thiết phải có sự đáp trả. Để đáp trả hay nói cách khác là để tiếp nhận hồng ân Chúa ban tặng dĩ nhiên cần có một vài cơ sở hay nền tảng nào đó. Xin được chia sẻ một vài nền tảng mà con người thường dựa vào đó để đón nhận hồng ân đức tin.
|
|
MẦU NHIỆM TỘI LỖI DƯỚI ÁNH SÁNG CUỘC KHỔ NẠN VÀ PHỤC SINH CỦA CHÚA KITÔ.
Vào tuần Thánh, Mẹ Hội Thánh dẫn đoàn tín hữu đi sâu dần vào trong mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa được tỏ bày qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô. Thập giá Chúa Kitô vừa mạc khải tình yêu cao cả của Thiên Chúa vừa vạch rõ bản chất cũng như mức độ xấu xa của tội lỗi nhân loại. Sau Công Đồng Vaticanô II các nhà luân lý không còn nhìn tội dưới lăng kính luật lệ để phân định tội nặng nhẹ, hầu phục vụ các linh mục giải tội khi làm thẩm phán mà trái lại đào sâu mầu nhiệm tội lỗi dưới ánh sáng của ơn cứu độ. Quả thật người ta chỉ có thể hiểu được tội là gì cách đúng nghĩa nhất trong tương quan với Thiên Chúa, đặc biệt qua mầu nhiệm cứu chuộc. Mặc dù cuốn sách giáo lý Hà Lan có đôi điều phóng thoáng, tuy nhiên chương nói về tội khi khẳng định tội chỉ được cứu xét và trình bày như một điểm đối trọng với ơn cứu độ thì rất thâm thuý. Chính Đức đương kim Giáo Hoàng lúc bấy giờ, Đức Phaolô VI đã từng nhận định:“Theo tôi, chương nói về tội phải được xếp vào các chương hay nhất; ảnh hưởng của chương này rất lớn. Không có gì trong nội dung nghiêm túc của đề tài này đã bị bỏ sót. Người ta đã hoàn toàn vượt qua được thứ luân lý phá hoại của khoa giải đố lương tâm, và đã đề nghị một thông điệp dứt khoát hoàn toàn mới” (Bernar Hearing- La théologie morale – Idées maitresses –Ch. V)
|
|
HỌC YÊU
“Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng, Lề luật của Ta” (Gr 31,33). Chắc hẳn Lề luật mà Thiên Chúa muốn khắc ghi vào tâm khảm dân của Người chính là Luật của tình yêu. Sau này chính Con Một Người nhập thể đã khẳng định rằng mọi lề luật và lời ngôn sứ gồm tóm trong điều này là anh em hãy làm cho tha nhân những gì anh em muốn tha nhân làm cho mình (x.Mt 7,12). |
|
[1]
1 2
3
4
5
6
7
8
9 [2/9] |
|