|
|
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
|
EMMAUS, CON ĐƯỜNG HY VỌNG
Nói đến lễ Phục Sinh Chúa sống lại là phải nghĩ đến con đường Emmaus. Chúng ta thường nghe nói con đường Emmaus, nhưng ít khi suy nghĩ tường tận xem con đường đó ở đâu và có nghĩa lý gì..Dựa vào tông thư Trong Hy Vọng, Chúng Ta Được Cứu Rỗi / Spe Salvi facti summus của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện hai môn đệ của Chúa Kitô trên đường Emmaus. (Luca 24: 13-35). |
|
SỨC MẠNH CỦA THÁNH GIÁ
Mỗi năm vào Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta lại có dịp đọc và suy niệm về cuộc khổ nạn của chúa Giêsu. Qua câu chuyện kể này của thánh Gioan, chúng ta thấy có một điểm nổi bật là quyền tối thượng của Đức Giêsu, là vua và là thiên chúa, ngay cả trong cái chết của Người. Khi chiêm ngưỡng màu nhiệm Chúa Giêsu bị đóng đanh trên thập giá, chúng ta học được bài học về sự đau khổ và sự chết của Chúa, quả là bao la và cao cả vô cùng. Chúa mời gọi chúng ta thực hiện thảm kịch đau khổ và sự chết của chúa trong hoàn cảnh của mình trước tòa án lương tâm của chính chúng ta.Thập giá của chúa Giêsu là tiếng nói, là thông điệp và là dấu chỉ của chiến thắng. Khi chúng ta ngước nhìn Thánh Giá là hình ảnh của sự chết, nhưng với niềm tin chúng ta lại thấy ánh sáng sự sống toả ra từ đó. Phải chăng chúng ta có bổn phận đáp trả công ơn sự sống đó vì nó có khả năng hàn gắn những đau thương, an ủi những buồn phiền và hòa giải, tha thứ những bất đồng. Khi Thánh Giá được giơ lên cao thì chúng ta cũng được kéo lên cùng với Chúa. Chúng ta có sức mạnh, có hy vọng và được cứu rỗi. |
|
BỮA TIỆC LY VÀ HÀNH ĐÔNG RỬA CHÂN
Theo truyền thống Kitô giáo và Do Thái giáo, tiệc tùng ăn uống không đơn giản chỉ để bồi dưỡng thể xác, hưởng thụ những món ăn cao luơng mỹ vị hoặc mừng một thành công hay kỷ niệm nào đó mà còn là trường hợp gặp gỡ nhau vì những biến cố đặc biệt khác thường, ngay cả trường hợp có liên hệ với Thiên Chúa. Chúa Giêsu, trên bước đường mục vụ ở dương thế đã thường giảng dạy trong những bữa ăn nơi bàn tiệc. |
|
SUY NIỆM MÀU NHIỆM PHỤC SINH VỚI GIỚI TRẺ - NGÀY LỄ LÁ GIỚI TRẺ THẾ GIỚI
“Anh Em hãy luôn luôn vui mừng trong niềm vui của Chúa.” (Phil 4:4) Đây là lời kêu gọi của thánh Phaolo gửi cho các tín hữu Philiphê đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chọn làm chủ đề cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay 2012 được mừng tại Roma vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá. |
|
KHỔ NẠN CỦA CHÚA LÀ HY VỌNG CỦA CHÚNG TA
Lúc kết thúc đoạn đường Thánh Giá tại đấu trường Colosseum ở Rome vào đêm thứ Sáu Tuần Thánh năm Thánh 2000, Đức Chân Phước Gioan Phaolo II đã nói những lời rất cảm động nhưng đầy mãnh lực: “Ai đây, nếu không phải là đấng cứu thế đã bị kết án, có thể hiểu một cách đấy đủ và trọn vẹn nỗi đau khổ của những người bị kết tội một cách bất công? “Ai đây, nếu không phải là Vua Trời Đất bị khinh miệt và nhục mạ, có thể đáp ứng được những chờ mong của biết bao nhiêu người cả nam lẫn nữ đang sống trong vô vọng và mất nhân phẩm? “Ai đây, nếu không phải là Con Thiên Chúa, có thể biết được nỗi buồn rầu và cô đơn của biết bao nhiêu người không có tương lai đang sống rải rắc trên khắp mặt địa cầu ?” |
|
ĐI TÌM DIỆN MẠO CHÚA GIÊSU KITÔ
Bài Tin Mùng Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta cùng nhau đi tìm diện mạo Chúa Giêsu, một khuôn mẩu linh mục tư tế đau khổ, đầy lòng trắc ẩn, đồng cảm và kết hợp nhân loại. |
|
ÔNG NICODEMO [1] VÀ CỐT LÕI CỦA THẦN HỌC
Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay cho chúng ta thấy hình ảnh một cuộc đàm thoại trong đêm tối giữa hai nhân vật quan trọng của hai tôn giáo được mệnh danh là Thầy Dạy. Một bên là “thầy dạy của dân Israel”, tên là Nicodemo và một bên là Đức Giêsu mà Nicodemo gọi là “Thầy Dạy đến từ Thiên Chúa”. |
|
THÁNH GIUSE, MẪU MỰC CỦA LÒNG TRUNG THÀNH
Thực ra, những gì chúng ta biết về thánh Giuse chỉ là những điều được nói lướt qua trong Kinh Thánh. Ngài là một người thợ mộc, một người chồng và một người cha nuội chúa Giêsu. Tuy nhiên nhiệm vụ quan trong của ngài thì không thể làm ngơ mà không biết tới được. Nếu thánh Giuse không nói “Xin Vâng” với Chúa để chấp nhận Maria về làm vợ mình, thì mẹ Maria chắc chắn đã bị ném đá cho chết vì tôi ngoại tình. Mẹ sẽ chết khi đang mang Chúa trong bụng như Lời Chúa phán (Mt.1:20-23). |
|
TÌNH YÊU NỒNG CHÁY VÌ NHÀ CHA
Câu chuyện thánh Gioan kể lại việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ rất khác với những câu chuyện khác trong Tin Mừng nói về cùng một thảm cảnh đó. Trong các Tin Mừng Nhất Lãm (gồm chuyện kể của thánh Mathiêu, Mac Cô và Lu Ca), quang cảnh này xẩy ra trong thị trấn thánh vào lúc cuối Ngày Chúa Nhật Lễ Lá. Dân chúng hò la tung hô Chúa Giêsu khi Ngài đi vào đền thánh, không phải để cung kính nhưng để thách thức đền thánh và những vị lãnh đạo của nó. Ngài lật ngược những bàn đổi tiền và làm rối loạn những sạp bán chim muông và súc vật để tế lễ. Câu chuyện đó đúng là môt bài học. Chúa Giêsu đã nói lời Kinh Thánh : « Nhà Ta là nhà để cho muôn dân cầu nguyện….mà các ngươi đã biến nó thành sào huyệt của bọn trộm cướp ! » (Mc.11 :17, Is 56 :6-7, Gr 7 :11). |
|
NHỮNG NGỌN ĐỒI TRONG KINH THÁNH
Moriah, Sinai, Nebo, Carmel, Horeb, Gilboa, Gerizim, Núi Hạnh Phúc, Tabor, Hermon, Zion, Núi Cây Dầu, đồi Golgotha là những địa danh rất quen thuộc thấy nói trong Kinh Thánh, là những nơi mà Thiên Chúa gặp gỡ dân Người ở những giai đoạn khác nhau. Có thể chúng ta chưa bao giờ đến những nơi đó, nhưng chúng ta cũng biết được những địa danh ấy qua những biến cố vĩ đại trong lịch sử ơn cứu độ[... ]Chúng ta thử để ý đến câu chuyện Abraham đã dám hy sinh giết con trai độc nhất của mình là Isaac để tế lễ Thiên Chúa (Genesis 22:1-19). Câu chuyện này người Do Thái gọi là Akedah, tiếng Aramaic có nghĩa là “Tuân Thủ”. Đối với chúng ta là người bình thường ở thời đại hiện nay, thì câu chuyện có vẻ quá đáng: Ai đời Thiên Chúa lại ra lệnh cho cha giết con? . |
|
NHẬN ĐỊNH VỀ BẢN THÔNG CÁO CHUNG CỦA VATICAN VÀ VIỆT NAM
Nhìn chung kết quả cuộc họp quả là khiêm nhường, không tương xứng với thời gian hai ngày họp, bởi vì bản thông cáo chỉ đưa ra những điều chung chung mà ai cũng có thể thấy đó là kết quả của bất cứ một cuộc họp nào dù ở tầm cỡ quốc gia hay địa phương. Người đơn sơ thì cho là cuộc gặp gỡ chẳng có gì là quan trọng. Nhưng nhìn kỹ thì nó không đơn giản như vậy, bởi vì thứ nhất phải đợi gần 2 năm trời để có một cuộc họp mà kết quả lại quá thường, thứ đến chủ đích cuộc họp này là bàn về vấn đề liên lạc ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam, một vấn đề mà Tòa Thánh vẫn coi là rất cần thiết thì hiển nhiên cuộc gặp gỡ 2 ngày không thể không quan trọng được. Như vậy phải chăng là có những điều mà hai bên không muốn lộ ra cho dư luận. Hoặc thỏa thuận hay bất đồng quan điểm giữa hai bên? |
|
NHỮNG CHUYỆN XẨY RA TRONG SA MẠC
Có mấy ai đã thực sự mong muốn Mùa Chay Thánh? Mùa Chay Thánh có gì đặc biệt mà lại thôi thúc chúng ta như vậy? Những khía cạnh nào của cuộc hành trình Mùa Chay Thánh có sức thử thách chúng ta? Giáo Hội đã lựa chọn rất cẩn thận những bài đọc Lời Chúa trong Mùa Chay này để nhắc lại cho chúng ta nhớ đến lịch sử ơn Cứu Độ đang ở ngay trước mắt chúng ta. |
|
Ý NGHĨA MÙA CHAY THÁNH
Mùa Chay Thánh bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro cho đến lễ Phục Sinh. Giáo Hội cùng với chúa Giêsu làm cuộc hành trình tiến về Jerusalem. Lễ Tro nhắc nhở chúng ta là tro bụi sẽ trở về với tro bụi. Thế gian giả dối phù du. Lễ Phục Sinh là lễ mừng Chúa sống lại hiển vinh sau ba ngày chết cho tội lỗi loài người, đã toàn thắng sự chết, đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Cả hàng thế kỷ nay, Mùa Chay vẫn là một cuộc di hành và cảm nghiệm tâm linh rất mãnh liệt đối với những ai muốn làm môn đệ bước theo chân chúa Giêsu Kitô. Tại sao Mùa Chay lại có 40 ngày? |
|
LÀM SAO ĐỂ GẶP CHÚA GIÊSU?
Phép lạ là gì? Phép lạ là một việc làm phi thường mà một người bình thuờng không thể làm được, nghĩa là kết quả của việc làm ấy không thể chứng minh được bằng lý trí hay khoa học. Vậy thì những phép lạ Chúa Giêsu đã làm được nói tới trong Tin Mừng thuộc loại nào và như thế nào ? |
|
ĐỪNG SỢ NHỮNG NẤM MỒ Ở TRẦN GIAN
Bài đọc Chúa Nhật hôm nay cho chúng ta thấy những luật lệ rất nghiêm ngặt đối với những người mắc bệnh ngoài da mà mỗi khi nghe tới tên bệnh là người ta đã cảm thấy gớm ghiếc, ghê sợ cần phải xa lánh vì lây truyền nguy hiểm. Đó là bệnh hủi, còn gọi là cùi hủi hay phong cùi. Đây là một loại bệnh ngoài da, hay lây và khó chữa, mặc dù khoa học hiện đại ngày nay đã khống chế được nó rất nhiều, không như ở nhửng thế kỷ trước là một bệnh bất trị. |
|
CHỮA KHỎI CƠN SỐT CUỘC ĐỜI
Cái di tích bằng đá ở ngay trung tâm làng Capernaum nằm ở bờ biển Galilee về hướng Tây Bắc, bây giờ là nhà thờ Panis Vitae (Bánh Sự Sống) tám góc, màu đen, được xây ngay trên cái nền mà người ta tin rằng là nhà của thánh Phêro hồi xưa, chính là bối cảnh của câu chuyện Tin Mừng thánh Marco Chúa Nhật hôm nay (Mc 1: 29-39). Cha Carroll Stuhlmueller, dòng thánh Phaolo thương khó đã có lần nói rằng trung tâm điểm của làng Capernaum, đáng lẽ phải có một pho tượng kỷ niệm vĩ đại để ghi nhớ những bà mẹ vợ trên khắp thế giới mới đúng! |
|
THUỐC NGỪA THAI CẤP KỲ hay THUỐC PHÁ THAI
Nhân Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ngày 19-1-2012 lên tiếng cảnh giác chính quyền coi rẻ lương tâm, coi mạng sống con người chỉ là phương tiện và HĐGM-HK lên tiếng phản đối TT Obama vì ký nghị định buộc các bảo hiểm sức khỏe phải cung cấp miễn phí mọi dịch vụ ngừa thai và phá thai cho người thụ hưởng, đồng thời kêu gọi mọi người, nhất là công giáo đoàn kết lại để tranh đấu yêu cầu TT Obama hủy bỏ nghị định phá thai đó, chúng tôi xin trình bày những loại thuốc ngừa thai hiện đang thịnh hành trên thế giới để những ai cần biết có thể tham khảo, cũng như giúp cho những ai có trách nhiệm hướng dẫn giáo dân về vấn đế ngừa thai và phá thai hiện nay có được kiến thức tối thiểu để mà hướng dẫn... |
|
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA
Khi chúng ta đến quì gối trước mặt Chúa để lắng nghe tiếng Chúa nói thì lời cầu khẩn thắm thiết của chúng ta từ đáy lòng sẽ phải là: “Lạy Chúa, xin Chúa hãy nói, tôi tớ Chúa đang lắng nghe đây.” Nhưng phải chăng tiếng kêu van đó lại thường đổi thành: “Lạy Chúa, xin Chúa hãy lắng nghe, tôi tớ Chúa đang nói đây!” |
|
VACLAV HAVEL, NIỀM HY VỌNG TRONG MỘT QUỐC GIA QUÁ NGAO NGÁN VÀ MỆT MỎI
“Tôi không dám chắc tôi biết thế nào là phép lạ. Tuy nhiên, tôi dám nói là, lúc này đây, tôi đang tham dự vào một phép lạ: Người mà 6 tháng trước đã bị bắt bỏ tù như là một kẻ thù của quốc gia, giờ này đang đứng ở đây ngày hôm nay là tổng thống của quốc gia ấy, và đang nghênh tiếp Đức Thánh Cha, nhân vât số một của Giáo Hội Công Giáo đang đứng ở quốc gia ấy… |
|
SUY NIỆM VỀ LỄ BA VUA
Câu chuyện Tin Mừng thánh Mathew kể về Ba Vua được ngôi sao dẫn đường đến thờ lạy Chúa Hài Đồng (2:1-12) cho chúng ta thấy đã lấp ló một cuộc phấn đấu tất nhiên là căm go khi mà Thiên Chúa tỏ mình cho muôn dân qua Chúa Kitô. Nếu đọc câu chuyện thật cẩn thận và để ý một chút, chúng ta sẽ thấy đây không phải đơn thuần là câu chuyện kể về một hài nhi, mà là một câu chuyện khá bi thảm về một người lớn. Làn ranh chiến trận đã được vạch ra và quân đội đã sẵn sàng. Một hài nhi bé nhỏ khi vừa chào đời thì đồng thời cũng là lúc phải đối đầu với chết chóc do quyền lực thế gian. Chúa Giêsu đã là mối đe dọa đối với Herod và mọi thế quyền: một đàng là ngai vàng của ông vua, một đàng là cả một đế quốc tôn giáo của nhiều người khác …. |
|
[1]
32
33
34
35 36
37
38
39
40
41 [36/41] |
|